Thành phố tắc đường nhất thế giới thu phí tắc nghẽn giao thông, cao nhất 550.000 đồng/lượt
16:15 07/01/2025
Thành phố New York đã trở thành địa phương đầu tiên tại Mỹ áp dụng chương trình thu phí tắc nghẽn giao thông, với mục tiêu giảm lượng xe cộ và cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Ngày 5/1, thành phố New York đã chính thức triển khai khu vực thu phí tắc nghẽn giao thông, trở thành thành phố đầu tiên tại Mỹ áp dụng biện pháp này nhằm giảm ùn tắc - ô nhiễm không khí và huy động hàng tỷ USD cho việc cải thiện hạ tầng giao thông đô thị.
Kế hoạch gây tranh cãi này từng bị trì hoãn nhiều năm do vấp phải các thách thức pháp lý và sự phản đối, bao gồm áp lực từ chính quyền nhiệm kỳ trước của ông Donald Trump.
Tắc nghẽn giao thông là một vấn đề nhức nhối đối với nhiều thành phố lớn tại Mỹ
Khu vực giảm tắc nghẽn (CRZ) bao gồm các khu vực Hạ Manhattan và Trung tâm Manhattan, nơi các phương tiện phải trả phí để hạn chế giao thông dày đặc và giảm ô nhiễm không khí. Đây được xem là một bước tiến quan trọng nhằm cải thiện chất lượng không khí và giảm tình trạng tắc nghẽn tại thành phố đông dân nhất nước Mỹ.
Mức phí được áp dụng dao động từ 2,25 - 21,6 USD mỗi lượt, tùy thuộc vào loại xe, thời gian trong ngày, và các điều kiện giảm giá hoặc miễn trừ đặc biệt. Cụ thể, vào giờ cao điểm, xe tải nhỏ phải trả 14,40 USD, trong khi xe lớn hơn bị áp mức phí tối đa 21,60 USD (tương đương gần 550.000 đồng). Đối với ngoài giờ cao điểm, mức phí thấp nhất là 2,25 USD vào ban đêm từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng các ngày trong tuần, và từ 9 giờ tối đến 9 giờ sáng vào cuối tuần.
Theo Cơ quan Quản lý Giao thông Vận tải Đô thị New York (MTA), khu vực giảm tắc nghẽn – kéo dài từ Công viên Trung tâm đến mũi phía Nam Manhattan – đã chính thức đi vào hoạt động hoàn toàn vào sáng 5/1.
Chương trình này dự kiến cắt giảm khoảng 10% lượng xe di chuyển vào khu vực mỗi ngày, đồng thời mang lại khoảng 15 tỷ USD cho các dự án cải thiện giao thông công cộng, góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống vận tải và chất lượng cuộc sống tại New York.
Tại một sự kiện đánh dấu sự ra mắt của chương trình thu phí tắc nghẽn giao thông, Chủ tịch Cơ quan Quản lý Giao thông Vận tải Đô thị (MTA) Janno Lieber phát biểu: "Chúng tôi đã làm việc suốt 5 năm qua, nhưng chỉ cần đứng ở trung tâm thành phố trong năm phút, bạn sẽ hiểu chúng tôi cần giải quyết vấn đề giao thông. Bây giờ, New York đang cho thế giới thấy rằng chúng tôi hành động trước những thách thức của mình".
Chương trình từng bị Thống đốc New York Kathy Hochul tạm hoãn do lo ngại việc tăng phí có thể gây bất lợi cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11, khi người dân đang chật vật đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao.
Trong khi đó, bang New Jersey đã tìm cách ngăn chặn thực thi biện pháp này bằng một vụ kiện tại Tòa án liên bang, yêu cầu bồi thường hàng chục triệu USD vì cho rằng lưu lượng giao thông tăng ở khu vực phía bên kia sông Hudson sẽ gây tác hại đến môi trường. Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại. Dù vậy, thẩm phán yêu cầu Cục Quản lý Đường bộ Liên bang phải đưa ra ý kiến chính thức về kế hoạch.
Kế hoạch thu phí tắc nghẽn vẫn đối mặt với tương lai không chắc chắn. Các thành viên Đảng Cộng hòa đã kêu gọi Tổng thống đắc cử Donald Trump thu hồi sự chấp thuận từ Liên bang, đồng thời thúc đẩy một dự luật mới nhằm chặn chương trình.
Theo nền tảng giám sát giao thông Inrix, New York hiện là thành phố tắc nghẽn nhất thế giới, với mỗi người lái xe mất trung bình 101 giờ mỗi năm trong cảnh kẹt xe, gây thiệt hại lên đến 9,1 tỷ USD cho nền kinh tế địa phương.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã yêu cầu một thẩm phán ở New York hoãn tuyên án ông trong vụ án tiền bịt miệng, dự kiến diễn ra vào ngày 10/1. Tuy nhiên, đề nghị đã bị thẩm phán tòa án New York Juan Merchan bác bỏ.
Bộ Y tế Australia, hôm nay (06/01) cho biết, nước này đang theo dõi sát sao và cảnh báo một dịch viêm đường hô hấp cấp do virus HMPV thuộc nhóm cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với người già, người có bệnh nền và trẻ em dưới 14 tuổi.
(ĐTCK) Hôm thứ Hai (6/1), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda cho biết, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm nữa nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện.
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra có tài sản trị giá khoảng 400 triệu USD, là Thủ tướng Thái Lan giàu nhất lịch sử - Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan cho biết hôm 3/1/2025.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Hai (06/01), khi Phố Wall phục hồi sau một tuần sụt giảm và cổ phiếu các công ty sản xuất con chip tăng vọt.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.