Tháng 3 ghi nhận một kỷ lục chưa từng có, khiến hàng loạt chuyên gia gióng hồi chuông báo động về xu hướng không thể đảo ngược
20:02 09/04/2024
Tuy là kỷ lục nhưng thông tin này không theo chiều hướng tốt.
Ngày 9/4, các nhà khoa học xác nhận rằng tháng 3 là tháng nóng kỷ lục, kéo dài đợt nắng nóng bất thường trên toàn cầu. Tình thế làm dấy lên những lời kêu gọi khẩn cấp cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, nguyên nhân khiến trái đất nóng lên.
Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu (EU) cho biết tháng 3 là tháng thứ 10 liên tiếp có nhiệt độ nóng hơn bao giờ hết so với các tháng 3 trong quá khứ. Tình trạng này đã duy trì từ tháng 6 năm ngoái.
Cơ quan giám sát khí hậu của EU cho biết tháng 3 nóng hơn 1,68 độ C so với tháng 3 trung bình trong khoảng thời gian tiền công nghiệp từ năm 1850 đến năm 1900. Tháng 3 năm nay nóng hơn 0,1 độ C so với mức cao trước đó được ghi nhận vào tháng 3/2016.
Phó giám đốc Samantha Burgess của C3S cho biết: “Tháng 3 năm 2024 tiếp tục xô đổ chuỗi các kỷ lục về cả nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ bề mặt đại dương”.
Bà cho biết thêm rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu đang cao nhất trong lịch sử, với 12 tháng qua cao hơn 1,58°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Xu hướng nóng lên toàn cầu được nhận định là khó có thể đảo ngược. Việc kìm hãm tình trạng nóng lên đòi hỏi phải giảm thật nhanh lượng khí thải nhà kính.
Nhiệt độ cực cao có nhiều khả năng xảy ra do khủng hoảng khí hậu, với nguyên nhân chính là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Nhà nghiên cứu khí hậu Chloe Brimicombe tại Đại học Graz của Áo nói rằng việc nhiệt độ toàn cầu đạt kỷ lục là bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra. Thế giới đang chứng kiến những đợt nắng nóng cực độ, bão, lũ lụt ở nam bán cầu. Giá cacao toàn cầu tăng vọt do hiện tượng thời tiết nắng nóng gay gắt và mưa nhiều ảnh hưởng đến mùa màng. Tuyết rơi dưới mức trung bình ở châu Âu và sông băng được dự đoán sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.
Thông tin về khí hậu hàng tháng mới nhất của C3S được công bố ngay sau khi cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc đưa ra “cảnh báo đỏ” cho thế giới. Cơ quan này cho biết một loạt kỷ lục về khí hậu năm ngoái đang nằm ngoài bảng xếp hạng.
Trong báo cáo thường niên “State of the Global Climate”, các nhà nghiên cứu tại Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận. Giai đoạn từ 2014 đến 2023 cũng là 10 năm nóng nhất từ trước đến nay.
Các nhà nghiên cứu của WMO cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2023 đạt mức 1,45 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thấp hơn một chút so với ngưỡng 1,5 độ C. Mức 1,5 độ C được coi như mốc cảnh báo tác động của khí hậu trở nên có hại cho con người và hành tinh.
Quân đội Israel hôm 7-4 cho biết đã rút lực lượng khỏi TP Khan Younis ở phía Nam Gaza, kết thúc một giai đoạn quan trọng của chiến dịch quân sự trên bộ nhằm vào nhóm vũ trang Hamas.
Sau khi giao dịch ở mức tương đối ổn định trong nhiều tháng, giá vàng bắt đầu tăng vọt vào đầu tháng 3-2024 và từ đó đến nay đã tăng thêm 14%, thiết lập một loạt kỷ lục.
Những hình ảnh nhật thực chụp từ dưới mặt đất đã có nhiều, nhưng độc lạ thực sự phải kể đến bức ảnh do phi hành gia NASA chụp lại từ trạm vũ trụ quốc tế.
Các vụ phá sản doanh nhiệp tăng lên mức kỷ lục cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đang chuyển từ thời kỳ hỗ trợ Covid-19 sang một chu kỳ thông thường, đó là thành lập và phá sản.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.