• CIM 11.25 0.00(0.03%)
  • BTC 86989.29 1810.05(2.12%)
  • GOLD 3409.360 82.530(2.48%)
  • WTI 62.30 1.37(2.16%)
  • EUR/USD 1.14964 0.01000(0.94%)
  • EUR/GBP 0.86006 0.00370(0.43%)
  • USD/CHF 0.80766 0.01000(0.96%)
  • USD/JPY 140.886 1.220(0.86%)
  • USD/CAD 1.38391 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33657 0.01000(0.56%)
  • CAD/CHF 0.58352 0.01000(0.98%)
  • AUD/USD 0.64042 0.00320(0.50%)
  • NZD/USD 0.59942 0.01000(1.13%)
  • CIM 11.25 0.00(0.03%)
  • BTC 86989.29 1810.05(2.12%)
  • GOLD 3409.360 82.530(2.48%)
  • WTI 62.30 1.37(2.16%)
  • EUR/USD 1.14964 0.01000(0.94%)
  • EUR/GBP 0.86006 0.00370(0.43%)
  • USD/CHF 0.80766 0.01000(0.96%)
  • USD/JPY 140.886 1.220(0.86%)
  • USD/CAD 1.38391 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33657 0.01000(0.56%)
  • CAD/CHF 0.58352 0.01000(0.98%)
  • AUD/USD 0.64042 0.00320(0.50%)
  • NZD/USD 0.59942 0.01000(1.13%)

“Tâm chấn” của thương chiến toàn cầu

07:42 13/02/2025

Tâm chấn của thương chiến toàn cầu

Các container vận chuyển từ Trung Quốc được dỡ xuống tại cảng Los Angeles (Mỹ)

Liên minh châu Âu (EU) và những nền kinh tế có độ mở thương mại cao được dự báo chịu tác động mạnh từ cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump kích hoạt ngay khi trở lại Nhà Trắng.

Thuế quan là Con dao hai lưỡi

Ngày 10/2 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Chính sách thuế sẽ có hiệu lực vào ngày 4/3/2025.

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi Mỹ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ việc áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu. Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Quản lý thương mại quốc tế (ITA) cho thấy, lượng thép nhập khẩu của Mỹ đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua, giảm 35% trong giai đoạn 2014 - 2024, mặc dù năm 2024 ghi nhận mức tăng 2,5%, lên 26,2 triệu tấn. Nhập khẩu thép của Mỹ giảm được cho là do thuế quan mà Tổng thống Trump áp dụng ở nhiệm kỳ đầu tiên.

Thuế quan sẽ gây ra những tác động khác nhau đến Mỹ theo thời gian, theo ông James Campbell, nhà phân tích tại công ty tư vấn định giá hàng hóa CRU. Nhà phân tích này lưu ý, “lúc đầu, thuế quan có thể gây tổn hại đến nhu cầu”, nhưng về lâu dài, chúng có thể thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy vào.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump đã áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Canada, Mexico và EU. Chính quyền Tổng thống Trump khi đó cũng áp đặt giới hạn khối lượng đối với hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác, bao gồm Hàn Quốc, Argentina và Australia.

Theo ông Campbell, kể từ đợt áp thuế quan đầu tiên của Tổng thống Trump vào năm 2018, Mỹ đã ghi nhận mức đầu tư tăng lên vào cả ngành thép và nhôm.

Mức thuế quan 25% mà Mỹ dự kiến áp dụng có thể kéo giảm khoảng 16% GDP của Mexico, trong đó ngành công nghiệp ô tô của Mexico phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

(Theo Bloomberg Economics)

Không riêng các mặt hàng thép và nhôm, trước đó, hôm 1/2, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, cũng như mức thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Riêng các nguồn năng lượng từ Canada sẽ bị áp mức thuế thấp hơn 10% để giảm thiểu mọi tác động gây gián đoạn mà chúng có thể gây ra đối với giá xăng và nhiên liệu dùng cho sưởi ấm của các hộ gia đình, theo một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Mỹ.

Ba ngày sau đó, mức thuế quan 10% mà Tổng thống Trump tuyên bố áp dụng đối với Trung Quốc có hiệu lực, trong khi thuế quan 25% đối với Canada và Mexico được hoãn áp dụng 30 ngày sau khi 2 quốc gia Bắc Mỹ cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Washington trong việc chống buôn lậu ma túy.

Thuế quan mà Tổng thống Trump tuyên bố áp dụng đối với Canada, Mexico và Trung Quốc có thể làm đảo lộn thương mại của Mỹ và chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông chủ Nhà Trắng sẽ là con dao hai lưỡi đối với thương mại toàn cầu.

Gần một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ (hơn 1.300 tỷ USD) đến từ Canada, Mexico và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các phân tích của Bloomberg Economics, mức thuế quan mới có thể làm giảm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Trong khi đó, Tax Foundation - tổ chức nghiên cứu quốc tế về chính sách thuế - ước tính rằng, các mức thuế quan mà Mỹ vừa tuyên bố sẽ mang lại khoảng 100 tỷ USD mỗi năm cho doanh thu thuế Liên bang, thế nhưng, chúng cũng có thể gây ra những tổn thất đáng kể cho nền kinh tế Mỹ, chẳng hạn làm gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp, loại bỏ hàng trăm ngàn việc làm và đẩy giá tiêu dùng lên cao.

Bà Shannon K. O'Neil, Phó chủ tịch cấp cao, Giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR - một tổ chức nghiên cứu chính sách ngoại giao của Mỹ và quan hệ quốc tế) cùng cộng sự cho rằng, một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế Mỹ (ô tô, năng lượng và thực phẩm) sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.

Đơn cử, thuế quan 25% mà Mỹ dự kiến áp dụng đối với Canada và Mexico sẽ làm tăng chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ và khiến giá mỗi chiếc ô tô bán tại Mỹ tăng thêm khoảng 3.000 USD. Chưa hết, chi phí hàng tiêu dùng tại Mỹ cũng sẽ tăng, vì Mexico là nguồn cung cấp nông sản tươi lớn nhất của Mỹ, cung cấp hơn 60% lượng rau nhập khẩu của Mỹ và gần một nửa lượng trái cây, hạt nhập khẩu.

Tâm chấn của thương chiến toàn cầu

Độ mở thương mại càng cao, tác động càng nặng nề

Thuế quan của Mỹ được cho là sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến Canada và Mexico, vì thương mại chiếm khoảng 70% GDP của cả 2 nền kinh tế này.

Canada và Mexico đặc biệt phụ thuộc vào thương mại với Mỹ. Hơn 80% hàng xuất khẩu của Mexico, bao gồm ô tô, máy móc, trái cây, rau quả và thiết bị y tế, hướng đến xuất khẩu sang Mỹ, chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu của Mỹ. Sự phụ thuộc này có thể thấy rõ ở biên giới phía Bắc của Mexico. Tại đó, các tiểu bang công nghiệp như Chihuahua, Coahuila, Nuevo León và Baja California đóng góp gần một nửa lượng hàng xuất khẩu của Mexico sang Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt hơn 200 tỷ USD.

Theo Bloomberg Economics, mức thuế quan 25% mà Mỹ dự kiến áp dụng có thể kéo giảm khoảng 16% GDP của Mexico, trong đó ngành công nghiệp ô tô của Mexico phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Mexico xuất khẩu gần 80% số ô tô mà nước này sản xuất sang Mỹ, tương đương khoảng 2,5 triệu xe mỗi năm.

Thuế quan của Mỹ cũng sẽ đe dọa ngành năng lượng của Mexico, bởi Mỹ là nước tiếp nhận khoảng 60% lượng dầu mỏ xuất khẩu của Mexico, phần lớn là dầu thô để chuyển cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ. Đồng thời, Mexico là điểm đến hàng đầu cho xuất khẩu dầu tinh chế của Mỹ, đáp ứng hơn 70% nhu cầu trong nước. Thuế quan của Mỹ có thể sẽ khiến nhiên liệu đắt hơn, làm tăng giá xăng tại các trạm bơm và gây sức ép lên nền kinh tế nói chung của Mexico.

Canada cũng phải đối mặt với thách thức tương tự. Mỹ tiêu thụ hơn 70% hàng xuất khẩu của Canada và những mặt hàng này chiếm 14% tổng lượng hàng nhập khẩu của Mỹ. Nếu mức thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Trump được áp dụng, ngành năng lượng Canada sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, bởi các nhà xuất khẩu nước này xuất đi 80% lượng dầu của họ sang Mỹ.

Còn với Trung Quốc, nền kinh tế này đã ít phụ thuộc hơn vào thương mại với Mỹ nói riêng và hoạt động giao thương nói chung. Trong 2 thập kỷ qua, Bắc Kinh liên tục giảm sức nặng tỷ trọng đóng góp của thương mại cho nền kinh tế, đồng thời mở rộng sản xuất trong nước. Hiện xuất nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 37% GDP của Trung Quốc, thấp hơn đáng kể so với mức hơn 60% vào đầu những năm 2000.

Đặc biệt, thương mại Mỹ - Trung suy yếu trong những năm gần đây, nhất là trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi thuế quan và kiểm soát xuất khẩu, như phụ tùng ô tô, máy chủ dữ liệu, đồ nội thất và chất bán dẫn. Thay vào đó, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động thương mại với các đối tác khác, bao gồm EU, Mexico và Việt Nam. Thị phần thương mại toàn cầu của Trung Quốc tăng khoảng 4% kể từ năm 2016 khi Tổng thống Trump nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu tiên, trong khi thị phần của Mỹ sụt giảm.

Kết hợp lại, bà O'Neil và cộng sự cho rằng, những yếu tố trên sẽ làm giảm bớt cú sốc từ mức thuế quan 10% mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

EU dễ bị tổn thất trước thuế quan của Mỹ

Chưa rõ, liệu lời đe dọa áp thuế quan đối với EU của Tổng thống Trump có phải là chiến thuật gây sốc để thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, hay là “con bài” mặc cả nhằm định hình lại thương mại.

Ứng viên cho chức Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Howard Lutnick (người vừa được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn ngày 5/2) ám chỉ rằng, một số mức thuế của ông Trump (như mức thuế nhắm vào Mexico và Canada) là chiến thuật ngắn hạn mà các quốc gia có thể tránh được, nếu họ tuân theo các yêu cầu của ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, những mức thuế khác, bao gồm cả mức thuế có khả năng áp dụng đối với EU, có thể phục vụ cho các mục tiêu dài hạn là định hình lại hoạt động sản xuất chế tạo và thương mại toàn cầu.

EU xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn Canada, Mexico và Trung Quốc. Hơn nữa, không giống như Trung Quốc, thâm hụt thương mại của EU với Mỹ đã tăng lên kể từ năm 2016, khi ông Trump lần đầu tiên được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Dưới góc nhìn của giới phân tích quốc tế, EU là nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các đòn thuế quan mới của Mỹ. Tháng trước, ông Trump chỉ trích rằng: “Chúng tôi thâm hụt 350 tỷ USD với EU. Họ đối xử với chúng ta rất tệ, vì vậy họ sẽ phải chịu thuế quan”.

Sắc lệnh ngày 20/1/2025 của Tổng thống Trump nêu rõ, đội ngũ của ông sẽ tiến hành các phân tích kỹ lưỡng hơn về thâm hụt thương mại dai dẳng của Mỹ, các hoạt động thương mại không công bằng và hiện tượng thao túng tiền tệ giữa các quốc gia đối tác. Sắc lệnh cũng yêu cầu, trước ngày 1/4/2025, các khuyến nghị về biện pháp khắc phục, bao gồm cả “thuế quan bổ sung toàn cầu” sẽ được đưa ra.

Về lý thuyết, việc phân tích, đánh giá lại thâm hụt thương mại và quan hệ kinh tế giữa Mỹ với các đối tác sẽ giúp châu Âu và các quốc gia khác có thêm thời gian để vận động hành lang chính quyền Tổng thống Trump, theo tờ báo kinh tế City AM có trụ sở ở London (Anh).

Bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm áp thuế quan cao hơn đối với EU, như ông Trump từng đe dọa nhiều lần trước đây, đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế châu Âu. Hơn nữa, việc Mỹ áp thuế quan cao hơn đối với Trung Quốc có thể chuyển hướng các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc sang châu Âu, làm suy yếu các nhà sản xuất của khối này.

Nội dung liên quan:Donald Trump
Mỹ không dự hội nghị G20 giữa mâu thuẫn với chủ nhà Nam Phi
Mỹ không dự hội nghị G20 giữa mâu thuẫn với chủ nhà Nam Phi
2 tháng trước
Nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Nam Phi đáng lẽ là cơ hội để các quốc gia giàu có và hùng mạnh quan tâm đến những nỗi lo của nhóm quốc gia nghèo hơn, như tình trạng bất bình đẳng gia tăng, nợ công...
Sau báo cáo CPI nóng hổi, nhà đầu tư dự đoán khi nào Fed hạ lãi suất trở lại?
Sau báo cáo CPI nóng hổi, nhà đầu tư dự đoán khi nào Fed hạ lãi suất trở lại?
2 tháng trước
Báo cáo CPI tháng 1 khiến thị trường tài chính lo lắng, nhanh chóng điều chỉnh dự báo cho các đợt hạ lãi suất tiếp theo của Fed.
Na Uy cân nhắc hạn chế xuất khẩu năng lượng: Cơn địa chấn với châu Âu
Na Uy cân nhắc hạn chế xuất khẩu năng lượng: Cơn địa chấn với châu Âu
2 tháng trước
Na Uy – nhà cung cấp năng lượng lớn thứ ba của châu Âu – đang xem xét hạn chế xuất khẩu điện, đe dọa làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của lục địa này.
Tổng thống Mỹ kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất, thúc đẩy chính sách thuế quan
Tổng thống Mỹ kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất, thúc đẩy chính sách thuế quan
2 tháng trước
Ngày 12/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất, trong một động thái can thiệp mới vào chính sách của ngân hàng trung ương của Mỹ.
Dịch cúm nghiêm trọng nhất trong 15 năm khiến hơn 13.000 người tử vong, hàng loạt trường học đóng cửa
Dịch cúm nghiêm trọng nhất trong 15 năm khiến hơn 13.000 người tử vong, hàng loạt trường học đóng cửa
2 tháng trước
Cúm mùa ở Mỹ đang diễn ra với cường độ mạnh mẽ, thậm chí được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong vòng 15 năm qua.
Lạm phát của Mỹ tăng hơn kỳ vọng trong tháng 1
Lạm phát của Mỹ tăng hơn kỳ vọng trong tháng 1
2 tháng trước
(ĐTCK) Lạm phát của Mỹ đã tăng cao hơn dự kiến ​​vào tháng 1, củng cố thông điệp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng ngân hàng trung ương sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
Ấn Độ kỳ vọng sản lượng đường sẽ bội thu trong niên vụ tới
Ấn Độ kỳ vọng sản lượng đường sẽ bội thu trong niên vụ tới
2 tháng trước
(ĐTCK) Ấn Độ kỳ vọng sẽ có đủ đường để xuất khẩu vào niên vụ tới khi điều kiện thời tiết thuận lợi giúp nông dân tăng diện tích cây trồng.
Sau bốn năm, Trung Quốc vẫn sa lầy trong cuộc khủng hoảng bất động sản
Sau bốn năm, Trung Quốc vẫn sa lầy trong cuộc khủng hoảng bất động sản
2 tháng trước
Việc Trung Quốc can thiệp để giải cứu tập đoàn Vanke, một trong những ông lớn bất động sản cuối cùng còn trụ lại, là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng nguy cấp của thị trường.
Dow Jones mất hơn 200 điểm sau báo cáo CPI nóng bỏng
Dow Jones mất hơn 200 điểm sau báo cáo CPI nóng bỏng
2 tháng trước
Báo cáo CPI nóng hơn kỳ vọng đã khiến các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm. Tuy nhiên, tâm lý thị trường đã cải thiện phần nào trước thông tin Mỹ sẽ không đánh thuế đối ứng với một số hàng hóa.
Giá trứng tăng cao, nhiều cửa hàng ở Mỹ hạn chế số lượng được mua
Giá trứng tăng cao, nhiều cửa hàng ở Mỹ hạn chế số lượng được mua
2 tháng trước
Trong bối cảnh cúm gia cầm tiếp tục lan rộng, nhiều cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã ghi nhận tình trạng thiếu trứng trong khi giá tăng, nhu cầu cao và nguồn cung hạn chế.
Thuế quan phủ bóng quan hệ thương mại Mỹ - EU
Thuế quan phủ bóng quan hệ thương mại Mỹ - EU
2 tháng trước
Giới chức EU và Mỹ tiến gần đến đối đầu thuế quan và nhiều người châu Âu không còn xem bên kia bờ Đại Tây Dương là đồng minh.
Tổng thống Trump muốn Ukraine trả lại 500 tỷ USD tiền viện trợ
Tổng thống Trump muốn Ukraine trả lại 500 tỷ USD tiền viện trợ
2 tháng trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn đạt được thỏa thuận với Ukraine để đảm bảo viện trợ của Washington được đổi lấy khoáng sản đất hiếm của Kiev.
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
18 phút trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
2 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
2 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
3 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
4 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
6 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
6 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
6 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
6 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
6 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
7 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
7 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.