• CIM 11.25 0.00(0.02%)
  • BTC 87084.90 1905.66(2.24%)
  • GOLD 3419.020 92.190(2.77%)
  • WTI 62.28 1.39(2.19%)
  • EUR/USD 1.15027 0.01000(1.00%)
  • EUR/GBP 0.86027 0.00387(0.45%)
  • USD/CHF 0.80795 0.01000(0.92%)
  • USD/JPY 140.785 1.320(0.93%)
  • USD/CAD 1.38361 0.00042(0.03%)
  • GBP/USD 1.33698 0.01000(0.59%)
  • CAD/CHF 0.58384 0.01000(0.92%)
  • AUD/USD 0.64059 0.00333(0.52%)
  • NZD/USD 0.59952 0.01000(1.14%)
  • CIM 11.25 0.00(0.02%)
  • BTC 87084.90 1905.66(2.24%)
  • GOLD 3419.020 92.190(2.77%)
  • WTI 62.28 1.39(2.19%)
  • EUR/USD 1.15027 0.01000(1.00%)
  • EUR/GBP 0.86027 0.00387(0.45%)
  • USD/CHF 0.80795 0.01000(0.92%)
  • USD/JPY 140.785 1.320(0.93%)
  • USD/CAD 1.38361 0.00042(0.03%)
  • GBP/USD 1.33698 0.01000(0.59%)
  • CAD/CHF 0.58384 0.01000(0.92%)
  • AUD/USD 0.64059 0.00333(0.52%)
  • NZD/USD 0.59952 0.01000(1.14%)

Sự nổi dậy của cường quốc tầm trung: Không phải Trung Quốc, đây mới là những kiến trúc sư mới của trật tự thế giới?

05:57 09/07/2024

Các quốc gia mới nổi đang dần thu hẹp khoảng cách với các cường quốc truyền thống trong bối cảnh chính trị - kinh tế phức tạp.

Trong khi nhiều chuyên gia tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc như một dấu hiệu của trật tự thế giới đang thay đổi, một xu hướng quan trọng khác đang dần hiện rõ: sự nổi lên của các cường quốc tầm trung.

Sự nổi dậy của cường quốc tầm trung: Không phải Trung Quốc, đây mới là những kiến trúc sư mới của trật tự thế giới?

Các nhà lãnh đạo G20 có mặt tại hội nghị thượng đỉnh G-20 Washington năm 2008. Hầu hết các thành viên của G20 là các cường quốc hạng trung (middle power) - Nguồn: Wikipedia

Các quốc gia này, với tiềm lực vượt trội so với nhiều nước trong khu vực nhưng chưa đạt tầm siêu cường, đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Chiến lược chính của họ là theo đuổi lợi ích quốc gia và nâng cao vị thế thông qua các kênh đa phương và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gia tăng, các cường quốc tầm trung đang tạo ra sự khác biệt đáng kể. Họ đóng vai trò then chốt trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các bên, đề xuất giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, và sẵn sàng làm cầu nối ngoại giao trong các cuộc xung đột quốc tế.

Các nhà phân tích cho rằng, sự trỗi dậy của nhóm quốc gia này có thể tác động sâu sắc đến cán cân quyền lực toàn cầu trong những thập kỷ tới. Điều này đòi hỏi một cái nhìn mới về cấu trúc và động lực của hệ thống quốc tế đương đại.

Cường quốc tầm trung được định nghĩa theo nhiều cách. Xét về nội tại, những quốc gia này có quy mô dân số và địa lý đáng kể, có sức mạnh (sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự) và tham vọng nhất định, và tổng hòa các yếu tố trên nằm giữa cường quốc nhỏ và cường quốc lớn.

Trong số 193 quốc gia trên thế giới hiện nay, có khoảng hai chục quốc gia được xếp vào nhóm cường quốc hạng trung và phần lớn nằm ở Nam bán cầu.

Sự nổi dậy của cường quốc tầm trung: Không phải Trung Quốc, đây mới là những kiến trúc sư mới của trật tự thế giới?

Sự phân bổ của các cường quốc hạng trung trên toàn cầu (màu xanh) - Nguồn: Geopolitics Compass

Trong khi tất cả cường quốc hạng trung ở Bắc bán cầu đều cam kết với các hiệp ước quân sự, hầu hết các cường quốc trung bình ở Nam bán cầu đều không thích các ràng buộc đồng minh quân sự để phòng ngừa rủi ro chiến lược. Đây là một trong số các đặc điểm nổi bật định hình các cường quốc tầm trung là yếu tố lớn trong sự thay đổi quyền lực toàn cầu.

Hiện nay, con số các cường quốc hạng trung đã tiến đến mức cao nhất trong lịch sử và sẽ còn tăng lên khi các quốc gia như Pakistan, Mông Cổ và Ethiopia đủ điều kiện gia nhập hàng ngũ này.

Bên cạnh số lượng, “chất lượng” - sức mạnh của các cường quốc trung bình của Nam Bán cầu thường mạnh hơn và giàu hơn so với khi Phong trào Không liên kết ra đời cách đây sáu thập kỷ. Một sự so sánh giữa cường quốc tầm trung và 1 cường quốc truyền thống trong NATO có sự tương quan về quy mô sẽ chỉ ra lý do của sự khác biệt.

Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ lớn hơn Vương quốc Anh. Ở Trung Đông, Ả Rập Xê Út chi tiêu cho quân sự gấp nhiều lần Pháp về mặt này, trong khi Hàn Quốc bỏ xa Ý trong khoản này. Đến năm 2030, sức mua tương đương (PPP) được dự báo của Indonesia, Brazil, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi sẽ lớn hơn Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và Thụy Điển.

Khi các cường quốc tầm trung mạnh lên, những thế lực trung gian này sẽ có được sự tự tin và cảm giác được hưởng quyền lợi từ việc làm cầu nối và không bị ràng buộc.

Xây dựng một trật tự thế giới mới

Ông Dino Patti Djalal, cựu đại sứ Indonesia tại Hoa Kỳ, nhận định trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh không còn phù hợp với các cường quốc tầm trung ở Nam bán cầu.

Các quốc gia này đang tìm kiếm con đường riêng, phát triển các diễn đàn và lý luận độc lập của riêng họ như chương trình nghị sự Thế kỷ Châu Á, Thế kỷ Châu Phi và Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đặc điểm nổi bật của các cường quốc tầm trung là vai trò ngày càng tăng trong việc định hình sự kiện khu vực. Ví dụ, Indonesia là nước đẩy mạnh hợp tác với các nước ASEAN và cả ASEAN+ để đảm bảo các cường quốc bên ngoài tuân thủ quy tắc trong khu vực và tối đa hóa tầm ảnh hưởng phi quân sự.

Xu hướng hợp tác giữa các cường quốc tầm trung cũng ngày càng trở nên rõ nét. Họ đang xích lại gần nhau, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bất chấp những cạnh tranh đang diễn ra xung quanh. Indonesia, chẳng hạn, hiện có khối lượng thương mại với Ấn Độ vượt qua cả Hoa Kỳ, đồng thời hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc trong lĩnh vực quốc phòng, cụ thể là dự án đóng tàu ngầm - một hợp tác chiến lược khó có thể thực hiện với bất kỳ cường quốc phương Tây, Nga hay Trung Quốc nào.

Trong khi các quốc gia phương Tây bắt đầu giảm rủi ro từ Trung Quốc và Nga, và khi không gian đối thoại giữa họ đang thu hẹp lại, các cường quốc tầm trung của Nam Bán cầu đang hình thành các mối liên kết kinh tế, ngoại giao và chiến lược chưa từng có với nhau. Ba cường quốc tầm trung của Nam bán cầu - Indonesia, Ấn Độ và Brazil - đang luân phiên đảm nhiệm chức chủ tịch G20, tạo ra một cơ chế "bộ ba" để tăng cường phối hợp chính sách.

Nhưng cũng có một chủ nghĩa thực dụng mới khiến họ phá vỡ những điều cấm kỵ cũ: Ấn Độ và Indonesia đã tham gia vào các thỏa thuận đối tác chiến lược mạnh mẽ với Hoa Kỳ, điều được coi là không tưởng nếu đặt vào bối cảnh lịch sử 40 năm trước.

Sự nổi dậy của cường quốc tầm trung: Không phải Trung Quốc, đây mới là những kiến trúc sư mới của trật tự thế giới?

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif duyệt đội danh dự tại Nhà Thủ tướng ở Islamabad vào ngày 4/3 sau khi quốc gia này chính thức bước vào hàng ngũ cường quốc tầm trung

Điều này không chỉ đúng ở Nam bán cầu; các cường quốc trung bình ở Bắc bán cầu cũng đang chuyển mình mạnh mẽ. Một số trong số họ, trong khi vẫn duy trì các liên minh hiệp ước do đề phong Trung Quốc, phần đa vẫn muốn theo đuổi các đường lối ngoại giao và đối nội ​​độc lập.

Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO từ 1952, đã duy trì quan hệ với Moscow và đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán Nga-Ukraine. Nước này cũng có lập trường đối đầu với Israel về vấn đề Gaza, trái ngược với phần lớn các nước châu Âu.

Nhật Bản, đồng minh thân cận của Mỹ, vẫn kiên định chính sách hợp tác chặt chẽ với ASEAN, bất chấp sự thay đổi trong chính sách của Washington đối với khu vực.

Úc đã thể hiện tầm nhìn chiến lược khi tăng cường quan hệ song phương với Indonesia. Năm 2022, Thủ tướng Anthony Albanese là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên xác nhận tham dự Hội nghị G20 tại Bali, bất chấp khả năng gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Sự hợp tác ngày càng tăng giữa các cường quốc tầm trung đang tác động đáng kể đến cán cân quyền lực toàn cầu. Họ đang tạo ra một môi trường thuận lợi để quản lý rủi ro và mở rộng cơ hội trong các vấn đề quốc tế.

Các chuyên gia nhận định, thông qua việc tăng cường hợp tác đa phương và xây dựng lòng tin, các cường quốc tầm trung có thể góp phần giảm thiểu cạnh tranh địa chính trị và thúc đẩy một trật tự thế giới ổn định hơn.

Với chiến lược đa dạng hóa quan hệ và phòng ngừa chiến lược, các quốc gia này đang định hình một thế giới đa cực bền vững hơn. Điều này có thể dẫn đến một trật tự quốc tế công bằng và toàn diện hơn trong tương lai.

Theo Nikkei Asia, Foreign Affairs

>> Bất ổn chính trị khiến thị trường tài chính châu Âu rung chuyển, rủi ro tăng vọt

Nội dung liên quan:Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Vượt Samsung, Toyota, người Trung Quốc phát minh pin thể rắn đặc biệt có thể khiến ngành công nghiệp xe điện toàn cầu 'rung chuyển'
Vượt Samsung, Toyota, người Trung Quốc phát minh pin thể rắn đặc biệt có thể khiến ngành công nghiệp xe điện toàn cầu 'rung chuyển'
9 tháng trước
Bước đột phá này đưa Trung Quốc tiến gần hơn đến tham vọng trở thành nước đầu tiên cung cấp “tương lai của công nghệ pin sạc”, thậm chí có tiềm năng cách mạng hóa ngành công nghiệp xe điện.
Tesla là cổ phiếu
Tesla là cổ phiếu "đắt hàng" nhất ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
9 tháng trước
Cổ phiếu Tesla đã giành lại danh hiệu cổ phiếu nước ngoài được người Hàn Quốc yêu thích nhất từ lâu vào đầu tháng này, vị trí họ đã tạm thời mất vào tay Nvidia hồi tháng 5.
Từng gọi Bitcoin là 'trò lừa đảo', điều gì khiến ông Trump biến thành 'Tổng thống tiền điện tử'?
Từng gọi Bitcoin là 'trò lừa đảo', điều gì khiến ông Trump biến thành 'Tổng thống tiền điện tử'?
9 tháng trước
Cựu Tổng thống Mỹ không phải lúc nào cũng là người yêu thích tiền điện tử, nhưng gần đây ông đã lên tiếng ủng hộ ngành này mạnh mẽ.
Sức mạnh Trung Quốc lấn lướt Moscow ở 'sân sau' Nga: Cạnh tranh hay hợp tác trong SCO để chống phương Tây?
Sức mạnh Trung Quốc lấn lướt Moscow ở 'sân sau' Nga: Cạnh tranh hay hợp tác trong SCO để chống phương Tây?
9 tháng trước
Nỗ lực đưa SCO thành đối trọng với phương Tây đã làm dấy lên lo ngại sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng tới chương trình nghị sự của Moscow tại Trung Á.
Nghiệp đoàn Samsung Electronics đình công
Nghiệp đoàn Samsung Electronics đình công
9 tháng trước
Ngày 8/7, nghiệp đoàn công ty Samsung Electronics tiến hành đình công trong 3 ngày. Tuy nhiên, số lượng người tham gia không nhiều và được lên kế hoạch từ sớm nên không có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động sản xuất.
Citi: Kinh tế Mỹ lao dốc, Fed sẽ cắt giảm lãi suất 'ồ ạt' 8 lần liên tiếp kể từ tháng 9 năm nay
Citi: Kinh tế Mỹ lao dốc, Fed sẽ cắt giảm lãi suất 'ồ ạt' 8 lần liên tiếp kể từ tháng 9 năm nay
9 tháng trước
Citi dự đoán việc hoạt động kinh tế tiếp tục yếu đi sẽ dẫn đến các đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp tại mỗi cuộc họp trong 7 cuộc họp tiếp theo của Fed.
Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình để triển khai trên tàu sân bay
Trung Quốc phát triển máy bay tàng hình để triển khai trên tàu sân bay
9 tháng trước
Trung Quốc đang phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình mới để triển khai trên tàu sân bay. Đây sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ 5 có chức năng tàng hình và dự kiến triển khai trên tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc.
Tử vong vì đi xe máy dưới nắng nóng hơn 53 độ C ở Mỹ
Tử vong vì đi xe máy dưới nắng nóng hơn 53 độ C ở Mỹ
9 tháng trước
Một người tử vong, người khác nhập viện với 'các triệu chứng nặng' khi nhóm 6 người đi xe máy qua công viên quốc gia Thung lũng Chết dưới nhiệt độ 53,3 độ C.
Chuyện gì đang xảy ra ở Nike: Doanh thu quý 1 tệ nhất trong 2 thập kỷ, tồn kho tăng vọt, đối tác quay lưng vì bị 'phản bội', thương hiệu mất 'chất'?
Chuyện gì đang xảy ra ở Nike: Doanh thu quý 1 tệ nhất trong 2 thập kỷ, tồn kho tăng vọt, đối tác quay lưng vì bị 'phản bội', thương hiệu mất 'chất'?
9 tháng trước
Suốt nhiều thập kỷ, Nike thống trị thị trường phụ kiện thể thao với 38% thị phần, logo swoosh đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới, chất lượng và niềm tin dẫn đầu. Tuy nhiên, gã khổng...
Ngày càng nhiều Gen Z dựa dẫm vào cha mẹ: Được hỗ trợ hơn 35 triệu đồng/tháng, ở chung không cần đóng phí sinh hoạt
Ngày càng nhiều Gen Z dựa dẫm vào cha mẹ: Được hỗ trợ hơn 35 triệu đồng/tháng, ở chung không cần đóng phí sinh hoạt
9 tháng trước
Tỷ lệ những người từ 25 đến 34 tuổi sống cùng cha mẹ đã tăng 87% trong 2 thập kỷ qua.
Cửa hít của BMW X5 'phản chủ' kẹp đứt tay khách hàng, hãng xe Đức 'méo mặt' bồi thường hơn 48 tỷ đồng
Cửa hít của BMW X5 'phản chủ' kẹp đứt tay khách hàng, hãng xe Đức 'méo mặt' bồi thường hơn 48 tỷ đồng
9 tháng trước
Đầu tháng này, bồi thẩm đoàn đã quyết định xử BMW phải bồi thường 1,9 triệu USD (hơn 48 tỷ đồng) cho chủ xe bị hại.
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
38 phút trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
3 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
3 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
3 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
4 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
6 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
6 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
6 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
6 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
7 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
8 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
8 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.