Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ
00:01 11/02/2025
Mặc dù bị rút vốn mạnh kéo dài nhưng đây vẫn là một trong những quỹ ngoại có quy mô lớn nhất đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo báo cáo quý 4 mới công bố, quỹ ngoại đến từ Trung Quốc Tianhong Vietnam Market Stock Initiated Securities Investment Fund (QDII) tiếp tục có quý thứ 3 liên tiếp bị rút vốn. Thời điểm 31/12/2024, quỹ có 3,21 tỷ chứng chỉ quỹ (ccq), giảm 140 triệu ccq so với cuối quý 3 trước đó.
Sau giai đoạn bị rút vốn triền miên, số lượng ccq của quỹ ngoại này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022. Mặc dù dòng vốn qua Tianhong Vietnam chưa có dấu hiệu đảo chiều nhưng đà rút vốn đã có phần hạ nhiệt so với 2 quý trước đó.
Ước tính, riêng trong quý 4/2024, Tianhong Vietnam bị rút vốn khoảng 210 triệu RMB (Nhân dân tệ), tương đương 730 tỷ đồng. Tính chung 3 quý gần nhất, quỹ ngoại đến từ Trung Quốc đã bị rút ròng khoảng 2,1 tỷ RMB, tương đương khoảng 7.500 tỷ đồng.
Với xu hướng bị rút vốn kéo dài, Tianhong Vietnam đã xả mạnh các cổ phiếu trong danh mục, gần như chỉ có duy nhất FPT là ngoại lệ. Quỹ ngoại này vẫn miệt mài gom cổ phiếu công nghệ số 1 Việt Nam thời gian qua.
Từ mức tỷ trọng 3% tại ngày 30/6 (nằm ngoài top 10), FPT hiện đã trở thành khoản đầu tư lớn nhất danh mục của quỹ với tỷ trọng 8,71%. Tỷ trọng của FPT tăng mạnh cũng có một phần đến từ hiệu suất ấn tượng của cổ phiếu này trong năm 2024 vừa qua.
Mặt khác, các cổ phiếu tài chính (ngân hàng, chứng khoán) bị Tianhong Vietnam xả mạnh thời gian qua, đặc biệt là Sacombank (mã STB). Ngoài ra, một số cổ phiếu đơn lẻ như Hòa Phát (mã HPG), Thế Giới Di Động (mã MWG),… cũng bị bán mạnh.
Dù liên tục xả mạnh nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn áp đảo cả về số lượng và tỷ trọng trong danh mục của Tianhong Vietnam. Tại ngày cuối năm 2024, danh mục cổ phiếu chiếm 93,34% NAV của quỹ, tương đương 4,5 tỷ RMB (15.500 tỷ đồng). Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ gồm FPT, VCB, HDB, VPB, MBB, CTG, STB, SSI, HPG, MWG với tổng tỷ trọng 69%.
Thời điểm 31/12/2024, giá trị tài sản ròng (NAV) của Tianhong Vietnam vào khoảng 4,82 tỷ RMB (16.600 tỷ đồng), thấp hơn đáng kể so với mức xấp xỉ 7 tỷ RMB (24.000 tỷ đồng) hồi cuối quý 1 - thời điểm chưa bị rút ròng. Với quy mô này, Tianhong Vietnam vẫn là một trong những quỹ mở lớn nhất đang đầu tư tại TTCK Việt Nam.
Tianhong Vietnam thuộc Tianhong Asset Management (Tianhong AM) - một công ty quản lý quỹ có trụ sở tại Thiên Tân (Trung Quốc). Tianhong AM được thành lập vào ngày 8/1/2004 với vốn đăng ký 514,3 triệu RMB, hoạt động theo mô hình quỹ tương hỗ (mutual fund). Tianhong AM là đơn vị quản lý quỹ đầu tiên tại Trung Quốc có tổng tài sản quản lý vượt 1.000 tỷ RMB (142 tỷ USD).
Tại ngày 31/12/2023, Ant Financial của tỷ phú Jack Ma là cổ đông lớn nhất nắm giữ 51% vốn của Tianhong AM. Ant Financial là công ty quản lý 48 quỹ thành viên đang kinh doanh tất cả các sản phẩm, bao gồm cả đầu tư vào dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh… Đây là một nhánh của Alibaba Group, sở hữu nền tảng thanh toán lớn nhất Trung Quốc có tên Alipay.
Tỷ phú Jack Ma từng là người giàu nhất Trung Quốc giai đoạn 2020-2021 nhưng sau đó vị thế này đã không còn được duy trì. Theo cập nhật từ Forbes, tỷ phú Jack Ma hiện là người giàu thứ 8 Trung Quốc và đứng thứ 84 thế giới với khối tài sản hơn 25 tỷ USD.
Trở lại với Tianhong Vietnam, quỹ được ra mắt sau khi Tianhong AM giới thiệu thành công sản phẩm QDII đầu tiên tại Mỹ hồi tháng 9/2019. Quỹ được giới thiệu sẽ đầu tư theo chỉ số VN30, chỉ số bao gồm 30 cổ phiếu lớn nhất niêm yết tại HoSE. Sau khi ra mắt, quỹ hút vốn rất mạnh và mở rộng quy mô rất nhanh trước khi xu hướng đảo chiều từ cuối quý 1 năm nay.
Ngoài Tianhong Vietnam, nhiều quỹ đầu tư lớn đến từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang rót vốn vào chứng khoán Việt Nam, có thể kể đến Fubon FTSE Vietnam ETF, CTBC Vietnam Equity Fund, Jih Sun Vietnam Opportunity Fund…
SGI Capital cho rằng trong ngắn hạn, ảnh hưởng từ bên ngoài có thể dẫn tới những thay đổi về kinh tế và biến động lớn trên TTCK, từ đó tạo ra cả rủi ro và cơ hội trong năm 2025.
UPCoM-Index đóng cửa tháng 1/2025 đạt 94.3 điểm, giảm 0.8% so với cuối tháng 12/2024. Khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân hơn 46.5 triệu cp/phiên, giảm hơn 13%, trong khi đó, giá trị giao dịch (GTGD) bình quân...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/02/2025, toàn thị trường có 35 mã tăng, 100 mã giảm và 24 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 857,100 CW.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, áp lực chốt lời xuất hiện mạnh mẽ tại vùng giá cao, thanh khoản trong phiên điều chỉnh hôm nay cao vượt trội so với thanh khoản trong nhịp hồi phục trước đó.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 10/02/2025. VN30-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý bi quan của các nhà đầu tư.
Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc cho đến khi các động thái liên quan đến thuế quan dần hạ nhiệt, trong đó vùng 1,240 - 1,250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.
Phiên 10/02, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại vẫn tiếp tục chuỗi mua ròng trong bối cảnh Mỹ dự kiến áp thuế quan 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ mọi quốc gia, đồng thời cũng trong...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.