Liên minh OPEC+, bao gồm các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bên ngoài, vừa quyết định cắt giảm sản lượng dầu 100.000 thùng/ngày trong tháng 10. Động thái này nhằm chặn đà giảm giá dầu kéo dài trong những tháng qua.
Giá dầu có thể giảm sâu hơn nữa nếu nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Ảnh: Reuters
Dù không nêu công khai về mức giá dầu mong muốn, nhưng các hành động hiện nay và trước đây của OPEC+ cho thấy liên minh này muốn giữ giá dầu trên mức 90 đô la/thùng. Song đây là mục tiêu khó đạt được khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ngày càng xấu chỉ ra rằng nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới cơn suy thoái, làm sụp đổ nhu cầu năng lượng và có thể khiến giá dầu giảm sâu đến mức chỉ còn 50 đô la/thùng, theo nhận định của Clyde Russell, cây bút bình luận thị trường hàng hóa và năng lượng châu Á của Reuters.
Sau cuộc họp hôm 5-9, nhóm OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày vào tháng tới. Mức giảm sản lượng dầu khiêm tốn này sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn đối với cán cân cung cầu toàn cầu, với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu hiện nay khoảng 100 triệu thùng/ngày. Nhưng động thái đó báo hiệu quyết tâm bảo vệ giá dầu thô của OPEC+ ở mức trên 90 đô la/thùng. Kết thúc phiên giao dịch hôm 5-9, giá dầu Brent giao tháng 11 ở thị trường London tăng gần 3% lên mức 95,74 đô la/thùng.
Matthew Holland, nhà phân tích địa chính trị tại Công ty tư vấn Energy Aspects, cho biết việc OPEC+ cắt giảm sản lượng một phần là để “cho thị trường thấy rằng nhóm sẵn sàng hành động để hỗ trợ nếu giá dầu có vẻ như đang sụp đổ”.
“OPEC+ muốn gửi thông điệp tới Mỹ và cộng đồng quốc tế: 'Đừng nghĩ rằng chúng tôi sẽ ngồi yên nếu những nước tiêu thụ dầu tiếp tục cố gắng can thiệp vào thị trường bằng cách áp trần với giá dầu Nga, trích xuất dầu từ kho dự trữ chiến lược hoặc cố gắng đưa Iran trở lại thị trường dầu'”, nhà phân tích Raad Alkadiri tại Công ty tư vấn địa chính trị Eurasia, nói.
Clyde Russell cho rằng vấn đề đối với OPEC+ là khi nền kinh tế thế giới có khả năng rơi vào cơn suy thoái do tác động của giá năng lượng, nhóm này có thể buộc phải hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ mức giá dầu 50 đô la/thùng trong thời gian sáu tháng tới do nhu cầu sụp đổ.
Quyết định cắt giảm sản lượng dầu ở mức nhỏ trong tháng 10 của OPEC+ có thể dựa trên quan điểm của ủy ban kỹ thuật của nhóm này cho rằng thị trường có khả năng trải qua tình trạng dư thừa nguồn cung khoảng 400.000 thùng/ngày trong năm nay, trước khi chuyển sang mức thâm hụt nhỏ, khoảng 300.000 thùng/ngày vào năm 2023.
Một số nhà lãnh đạo OPEC+, bao gồm Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman al-Saud, cho biết thị trường dầu thô tương lai đang biến động mạnh vì thanh khoản yếu và đang được định giá dựa vào các dự báo nhu cầu giảm chưa thể hiện không rõ ràng trên thị trường dầu vật chất.
Đây cũng có thể là một lập luận hợp lệ trong hoàn cảnh hiện tại nhưng vào thời điểm giữa mùa đông ở Bắc bán cầu, tình hình sẽ hoàn toàn khác.
Châu Âu có khả năng đang tiến tới một cơn suy thoái do chi phí năng lượng tăng cao sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực này qua đường ống Nord Stream 1.
Giá khí đốt và khí đốt hóa lỏng (LNG) tăng cao đã gây ra tác động lan tỏa, khiến giá than nhiệt lượng cao (được sử dụng để sản xuất điện), tăng lên mức cao kỷ lục. Giá dầu diesel cũng tăng cao do nhiên liệu này, vốn thường sử dụng chủ yếu cho xe cộ, trở nên cạnh tranh về giá để sản xuất điện.
Chi phí khí đốt đắt đỏ buộc các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng ở châu Âu, chẳng hạn như các nhà máy luyện kim, phải đóng cửa hoặc cắt giảm sản lượng. Tình hình chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới do chi phí tăng thêm của khí đốt sẽ được chuyển sang cho các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng trong khu vực.
Tác động đầy đủ của lạm phát cao và lãi suất tăng thường cần một thời gian mới thấy rõ. Rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu là tất cả các yếu tố tiêu cực bắt đầu ập đến vào cùng một thời điểm, cụ thể là khi nhu cầu năng lượng lên cao điểm vào mùa đông sắp tới.
Giá dầu thô đã lao dốc mạnh trong các đợt suy thoái kinh tế toàn cầu trước đó và có khả năng điều tương tự sẽ xảy ra vào khoảng thời gian này. Theo Clyde Russell, viễn cảnh đó sẽ gây khó khăn cho OPEC+ trong nỗ lực bảo vệ giá dầu thô đang ngày càng trở nên không phù hợp với hiện thực mới của nền kinh tế.
Một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Tehran và Washington cũng có thể giúp Iran bổ sung thêm hàng triệu thùng dầu mỗi ngày cho thị trường dầu toàn cầu. Điều này sẽ làm phức tạp thêm các tính toán của OPEC+.
Không chỉ châu Âu, nơi nhu cầu dầu đang bị hoài nghi nếu nền kinh tế của khu vực này chìm vào cơn suy thoái. Giá năng lượng cao cũng đang bắt đầu ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á, làm u ám thêm bức tranh kinh tế vốn đã ảm đạm ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Trung Quốc đang nỗ lực kích thích nền kinh tế sau khi áp đặt các lệnh phong tỏa kiểm soát Covid-19 ở một số thành phố lớn vào đầu năm nay. Nhưng quyết định đóng cửa hai đô thị lớn Thâm Quyến và Thành Đô vào tuần trước đã củng cố quan điểm cho rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc vẫn yếu.
Nhìn chung, ngày càng khó để duy trì quan điểm giá dầu thô phải trên 90 đô la/thùng vào cuối năm nay. Clyde Russell nhấn mạnh rủi ro đối với OPEC+ là nếu liên minh cố gắng ép giá duy trì ở mức đó bằng cách hạn chế nguồn cung, điều này sẽ chỉ khiến suy thoái toàn cầu sâu hơn và kéo dài hơn.
(KTSG Online) – Sản lượng dầu thô sụt giảm đến mức không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, 200.000 chuyên gia công nghệ thông tin có thể rời bỏ đất nước
(KTSG Online) - Singapore dự kiến đưa nhà máy điện hydro đầu tiên vào hoạt động đầu năm 2026 trong bối cảnh nước này đang dịch chuyển mạnh ngành điện sang
(KTSG Online) - Giá cước vận chuyển container trên các tuyến hàng hải quan trọng của thế giới đang lao dốc, đơn cử, chi phí gửi container từ Trung Quốc
Nhiều gia đình tại châu Âu đã không còn đủ khả năng để trang trải cuộc sống và lo lắng không thể chi trả cho các hóa đơn năng lượng khi mùa đông đang đến gần.
Các nhà phân tích cho rằng gói hỗ trợ tài chính mới trị giá 65 tỷ euro do Berlin thông qua để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ không giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu tránh khỏi cuộc suy thoái đang cận kề.
Trong ngắn hạn, biến động của đồng nhân dân tệ (NDT) có thể tác động đến sức cạnh tranh của Trung Quốc trước các nước láng giềng. Song về dài hạn, nhân khẩu học mới là vấn đề then chốt...
Nền kinh tế Mỹ đã suy thoái hay chưa? Trong hơn một tháng kể từ khi có báo cáo GDP quý II, đây là câu hỏi mà các chuyên gia vẫn đang mải mê tìm câu trả lời.
Thị trường chứng khoán châu Âu dự kiến sẽ mở cửa hầu như không thay đổi vào thứ Ba, ổn định sau phiên mất điểm mạnh dù các nhà đầu tư vẫn cảnh giác cao độ về rủi ro suy thoái.Vào lúc...
Cuộc khủng hoảng năng lượng không chỉ đẩy các hộ gia đình vào cảnh khốn cùng, mà còn khiến nhiều doanh nghiệp tại Anh đứng trên bờ vực phá sản. Chính phủ mới của Thủ tướng Liz Truss đứng...
Thủ tướng mới của nước Anh sẽ nhậm chức trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục, đồng bảng mất giá, khủng hoảng năng lượng trầm trọng đi kèm với thiếu hụt lao động quy mô lớn.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.