Nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng, Vạn Thịnh Phát cam kết khắc phục ra sao?
06:57 10/06/2024
Hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nợ trái chủ hơn 30.000 tỉ đồng nhưng hiện mới cam kết khắc phục hậu quả hơn 1.000 tỉ đồng.
Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành 3 gói trái phiếu, chiếm đoạt 24.969 tỉ đồng; Công ty CP Dịch vụ Thương mại TP HCM phát hành 20 gói trái phiếu, chiếm đoạt 2.000 tỉ đồng; Công ty CP Đầu tư & Phát triển Sunny World phát hành 1 gói trái phiếu, chiếm đoạt 1.612 tỉ đồng và Công ty CP Đầu tư Quang Thuận phát hành 1 gói trái phiếu, chiếm đoạt 1.500 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra xác định số tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho các trái chủ.
Cơ quan điều tra xác định thủ đoạn phạm tội chính của các bị can trong việc tạo lập trái phiếu của 4 công ty là thành lập công ty "ma" rồi thuê người đứng tên, sở hữu cổ phần, tài sản, khoản vay, ký khống tài liệu...
Sau khi được thành lập, có 656 công ty "ma" được sử dụng để vay tiền tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Trong đó, 435 công ty còn dư nợ gốc và lãi, đều thuộc nhóm nợ xấu không có khả năng thu hồi; 85 công ty được thành lập để chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và 63 công ty nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua SCB. Ngoài ra, có 50 công ty dùng để tạo lập, phát hành trái phiếu cùng hàng trăm công ty được thành lập để đứng tên tài sản... theo mục đích của Trương Mỹ Lan.
Việc tạo dựng một số lượng lớn công ty "ma", cá nhân đứng tên còn là tiền đề cho việc thực hiện thủ thuật tài chính thường gọi tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là "giải quỹ" (đã được điều tra, kết luận ở vụ án giai đoạn 1). Thực chất là cho các công ty chuyển tiền cho các cá nhân dưới hình thức "hứa chuyển nhượng cổ phần" của các công ty "ma" thuộc tập đoàn với đơn giá được nâng khống lên nhiều lần, làm căn cứ chuyển tiền và rút tiền ra khỏi hệ thống SCB mà không làm phát sinh thuế.
Ứng dụng của thủ thuật "giải quỹ" được sử dụng chính cho việc rút tiền (dòng tiền thật) từ các khoản giải ngân của SCB, qua đó "cắt đứt" dòng tiền, "che giấu" mục đích sử dụng tiền. Ngoài ra còn được sử dụng khi cần chạy "kỹ thuật" các dòng tiền "khống" trong quá trình tạo lập trái chủ sơ cấp cho các gói trái phiếu của các công ty phát hành hay rút tiền từ nước ngoài chuyển về...
Tại văn bản số 11/2024 ngày 22-5-2024, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đề xuất phương án xử lý, khắc phục hậu quả bước đầu các gói trái phiếu của các công ty liên quan tập đoàn, tổng giá trị hơn 1.015 tỉ đồng.
Đối với Công ty CP Bông Sen và Công ty TNHH MTV Khách sạn Quốc tế Thiên Phúc đang có nghĩa vụ nợ trái phiếu có tài sản bảo đảm đang lưu hành, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang tìm kiếm nhà đầu tư nhận chuyển nhượng các tài sản bảo đảm để tạo nguồn thu hoàn trả nghĩa vụ.
Cam kết sử dụng số tiền hơn 69,8 tỉ đồng của Công ty CP Bông Sen và gần 134 tỉ đồng của Công ty TNHH MTV Khách sạn Quốc tế Thiên Phúc để khắc phục cho các trái chủ sở hữu trái phiếu của 2 công ty này.
Về số tiền hơn 291,6 tỉ đồng trong các tài khoản được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty tự nguyện xin sử dụng để khắc phục hậu quả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an duy trì việc ngăn chặn tài khoản và thống kê, chuyển tòa án để giải quyết theo quy định.
(ĐTCK) Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá (mã CK: DXP) thông báo chốt danh sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt ngày 20/6/2024 và dự kiến chi trả ngày 5/7/2024.
Ông Ko Younghak, Chủ tịch Tập đoàn Tập đoàn KGM Tata daewoo Hàn Quốc cho biết, Tập đoàn cần mặt bằng khoảng 10 ha để xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô, 30 ha để thực dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Liên quan vụ việc “Cựu Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng tiếp tục bị truy tố”, bà Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX: TVC) lần nữa khẳng...
Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh chỉ ra nhiều sai phạm liên đến Tập đoàn Anh Vinh khi thi công tại dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa - đoạn 4.
Để khắc phục hậu quả đặc biệt lớn do nhóm bà Trương Mỹ Lan gây ra, cơ quan điều tra thu hồi, kê biên, ngăn chặn cổ phiếu trị giá hơn 12.300 tỷ đồng, hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt, một loạt bất động sản.
Năm 2024, PHR đặt kế hoạch tổng doanh thu là 1.455,06 tỷ đồng, giảm 10,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế là 245,22 tỷ đồng, giảm 46,9% so với thực hiện trong năm 2023.
Theo Agriseco, bước sang Quý 2/2024, cơ hội tìm kiếm các nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận cao dần khan hiếm hơn, yếu tố nền KQKD thấp cùng kỳ sẽ không còn là câu chuyện chính.
Đại hội đồng cổ đông sẽ xem xét phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ khủng 50% và kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%, qua đó tăng vốn lên gấp đôi.
Trong năm 2025, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 41% so với 2024. Riêng trong quý I, dự kiến lợi nhuận đạt 80 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Ngày 24/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX từ ngày 5/5. Hệ thống này được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi như giao dịch trong...
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch trước, vì đồng USD yếu và hoạt động bắt đáy, trong khi sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng phục hồi sang phiên thứ ba khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ phục hồi liên tiếp trong ba phiên khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Mức thuế 170% của Mỹ đã khiến ngành cá rô phi ở Mậu Danh, Trung Quốc, rơi vào khủng hoảng chưa từng có. Cá không xuất được, nhà máy đóng cửa, nông dân trắng tay. Toàn bộ chuỗi cung ứng địa phương đang chật vật cầm cự, theo Reuters.
Nhu cầu nội địa yếu và cuộc chiến giá khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc ngần ngại chuyển hướng, dù họ đang chịu sức ép thuế với Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.