• CIM 11.30 0.07(0.61%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 86866.56 1687.32(1.98%)
  • GOLD 3395.696 68.870(2.07%)
  • WTI 62.29 1.38(2.17%)
  • EUR/USD 1.15306 0.01000(1.24%)
  • EUR/GBP 0.86122 0.00482(0.56%)
  • USD/CHF 0.80656 0.01000(1.09%)
  • USD/JPY 140.867 1.240(0.87%)
  • USD/CAD 1.38124 0.00276(0.2%)
  • GBP/USD 1.33875 0.01000(0.73%)
  • CAD/CHF 0.58382 0.01000(0.93%)
  • AUD/USD 0.64218 0.00494(0.77%)
  • NZD/USD 0.60056 0.01000(1.32%)
  • CIM 11.30 0.07(0.61%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 86866.56 1687.32(1.98%)
  • GOLD 3395.696 68.870(2.07%)
  • WTI 62.29 1.38(2.17%)
  • EUR/USD 1.15306 0.01000(1.24%)
  • EUR/GBP 0.86122 0.00482(0.56%)
  • USD/CHF 0.80656 0.01000(1.09%)
  • USD/JPY 140.867 1.240(0.87%)
  • USD/CAD 1.38124 0.00276(0.2%)
  • GBP/USD 1.33875 0.01000(0.73%)
  • CAD/CHF 0.58382 0.01000(0.93%)
  • AUD/USD 0.64218 0.00494(0.77%)
  • NZD/USD 0.60056 0.01000(1.32%)

Những yếu tố định hình nền kinh tế thế giới năm 2023

07:29 12/12/2022

Năm 2022 sắp kết thúc trong bối cảnh thế giới đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn, mang tính thời đại của nền kinh tế toàn cầu.

Trong bài viết đăng tải trên tờ ABC Australia, nhà báo chuyên về kinh tế Ian Verrender nhận định, sau gần nửa thế kỷ lạm phát và lãi suất luôn ở mức thấp, thế giới đột nhiên bị “rung lắc” và “các bánh xe lãi suất bắt đầu lăn tới một chu kỳ thắt chặt tiền tệ mới”.

Tác giả nhấn mạnh 50 năm vừa qua là thời kỳ mở ra sự tăng trưởng vượt bậc, hợp tác và thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, đi kèm với chúng là các khoản nợ chồng chất và bất bình đẳng gia tăng.

Vào đầu năm nay, hầu hết các chuyên gia kinh tế, các nhà điều hành chính sách vĩ mô đều tin rằng lạm phát tăng đột biến sẽ chỉ xuất hiện trong quãng thời gian ngắn - một phản ứng nhất thời sau khi thế giới lâm vào tình trạng phong tỏa kéo dài vì đại dịch COVID-19. Nhưng trước thềm năm mới 2023, thế giới dường như không có nhiều sự thay đổi và lạm phát vẫn tiếp tục tăng ở hầu hết các nền kinh tế lớn.

Vậy hình thái kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ như thế nào, theo tác giả có 5 yếu tố gây ảnh hưởng tới hình thái của nền kinh tế thế giới trong năm sau.

Chu kỳ tăng lãi suất có thể sớm kết thúc

Lãi suất hay còn được gọi là giá của đồng tiền hay chi phí của dòng vốn, và bất kể dưới cái tên nào thì lãi suất cũng được nhìn nhận là một trong những lực lượng cơ bản định hình nền kinh tế thế giới. Chỉ trong vòng 7 tháng gần đây, thế giới đã chứng kiến tỷ lệ lãi suất cao chưa từng thấy ở hầu hết các quốc gia phát triển.

Tốc độ tăng chóng mặt của lãi suất có thể chậm đi trong năm tới, nhưng nếu lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn, thì việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Lãi suất cao không nhất thiết là một “điều xấu”, nhưng chúng thường được coi là sự báo động, cảnh báo người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu áp lực chi tiêu lớn hơn, các khoản phải trả ngày càng “phình to” và các thị trường trở nên nhạy cảm hơn. Khi lãi suất tăng, thế giới sẽ ngập trong nợ nần nhiều hơn.

Trong suốt 50 năm qua, lãi suất ngày càng giảm và cuối cùng là hình thành mức lãi suất cực thấp (gần bằng 0). Chính hiện tượng này đã bóp méo các quyết định đầu tư, tạo ra bong bóng giá tài sản và khuyến khích nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng mạnh trên khắp thế giới phát triển.

Cùng với việc bãi bỏ các quy định tài chính, lãi suất thấp đã thúc đẩy tăng trưởng và giúp chuyển đổi cán cân thu nhập từ những người làm công ăn lương sang các nhà đầu tư. Tăng trưởng lợi nhuận dễ dàng vượt xa tiền lương. Khi cơn “sóng thần” lạm phát càn quét thế giới vào thời điểm này của năm ngoái, người lao động ở các quốc gia phát triển đã đòi hỏi “tái cân bằng” thu nhập (tăng lương) để bù đắp cho việc giá cả tăng vọt khiến thu nhập thực tế của họ bị sụt giảm.

Những người gửi tiền tiết kiệm cũng bị ảnh hưởng, với rất ít hoặc gần như không có bất kỳ lợi tức nào nhận được từ các khoản đầu tư an toàn, họ đã buộc phải chịu rủi ro ngày càng tăng khi chuyển đổi sang các loại hình đầu tư mạo hiểm khác. Giờ đây, lãi suất tăng đang khiến thị trường tài chính lao dốc, trực tiếp gây tác động đến các nhà đầu tư cá nhân.

Sang năm 2023, nếu một cuộc suy thoái toàn cầu mới xuất hiện, lãi suất có thể sẽ ổn định hơn và thậm chí giảm xuống, trong cả trường hợp lạm phát vẫn nằm trên mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương. Nhưng, đó có thể sẽ chỉ là hiện tượng tạm thời.

Khi kinh tế Trung Quốc cũng chịu áp lực lạm phát

Trong các năm vừa qua, Trung Quốc đã dần vươn lên vị trí tốp đầu của nền kinh tế thế giới. Thật không quá khi nói rằng, chính quốc gia lớn nhất châu Á đã cứu các nước phương Tây thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nhưng chính dịch COVID-19 và chính sách đối phó có phần “hà khắc” đã đẩy quốc gia này vào bờ vực của suy thoái kinh tế. Bong bóng bất động sản của Trung Quốc, yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hiện đang bị “xì hơi”, trong khi dân số nước này già đi nhanh chóng. 

Tác động của Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là lạm phát, là vô cùng lớn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng phi thường mà quốc gia này duy trì được liên tục từ những năm 1980 đã khiến Trung Quốc trở thành lực lượng thống trị trong lĩnh vực thương mại toàn cầu, nhưng mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc ra thế giới không phải là quần áo, đồ điện tử hay máy móc và công nghiệp nặng, mà chính là lạm phát luôn ở mức thấp hơn so với các nền kinh tế phát triển.

Nhờ lạm phát thấp dẫn đến chi phí thấp và Trung Quốc đã trở thành "công xưởng thế giới". Quy mô khổng lồ của các nhà máy tại đây cho phép các “đại gia" công nghiệp toàn cầu có thể sản xuất hàng hóa rẻ hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Vì vậy, trong khi các quốc gia phương Tây tự tán thưởng mình vì đã quản lý kinh tế một cách hoàn hảo và kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tiền tệ được áp dụng xuất sắc, thì chính Trung Quốc đang gánh vác tất cả những công việc nặng nhọc đó của thế giới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang dần thay đổi. Áp lực giảm giá liên tục sẽ chậm lại và Trung Quốc, mặc dù vẫn là một cường quốc kinh tế lớn, nhưng có khả năng sẽ phải đối mặt với con số lạm phát ngày càng tăng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới, trừ khi một quốc gia có quy mô dân số và diện tích lớn khác, như Ấn Độ trải qua quá trình chuyển đổi giống Trung Quốc, trở thành một “công xưởng giá rẻ” của thế giới.

Từ chủ nghĩa toàn cầu đến phi toàn cầu hóa

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bị coi là “kẻ thù” của chủ nghĩa toàn cầu, nhưng ngay cả khi nhiệm kỳ của ông Trump đã kết thúc, thì tình trạng bất ổn tại các quốc gia phát triển vẫn tiếp diễn.
Khi các ngành công nghiệp đóng cửa hàng loạt nhà máy trên khắp các quốc gia phát triển và chuyển chúng sang Trung Quốc, tình trạng thất nghiệp, mức lương thực tế thấp hơn so với lạm phát đã gây ra sự bất mãn trong xã hội. Sự thay đổi tư duy chính trị theo hướng cực đoan xuất hiện ở cả cánh tả và cánh hữu.

Toàn cầu hóa đã mang lại các giá trị to lớn, như dỡ bỏ các rào cản thương mại, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc tế, tối ưu hóa các yếu tố thị trường và giúp hạ giá hàng hóa. Nhưng toàn cầu hóa cũng có nhược điểm, mà phần lớn chúng đã bị bỏ qua. Lợi ích của toàn cầu hóa chủ yếu dồn về các nhóm ngày càng nhỏ hơn và giàu có hơn, là các công ty đa quốc gia và công ty lớn hàng đầu thế giới. Sau khi đạt đến giai đoạn “đỉnh”, sức hấp dẫn của một nền kinh tế toàn cầu hóa bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.

Đại dịch đã khiến toàn cầu hóa lâm vào tình trạng "đóng băng" khi giao thương xuyên quốc gia bị đình trệ, dẫn đến gián đoạn thương mại, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và hàng hóa trầm trọng. Sau đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine một lần nữa đã phá vỡ nỗ lực của các nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc “hàn gắn” thế giới bằng thương mại.

Giờ đây thế giới đang chuyển sang phi toàn cầu hóa, nhưng việc thúc đẩy các công ty quay trở lại sản xuất trong nước cũng tạo ra các tác động tiêu cực. Chi phí nhân công tăng lên có nghĩa là người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa, và cuối cùng giá cả cao hơn sẽ gây áp lực cho lạm phát và thúc đẩy một mặt bằng lãi suất cao hơn.

Từ góc độ toàn cầu, kết quả cuối cùng là chúng ta khó có thể chứng kiến một lần nữa phép màu kinh tế ở Trung Quốc, nơi hàng tỷ người đã thoát nghèo chỉ trong vòng một thế hệ.

Khủng hoảng năng lượng và hệ quả

Cuộc khủng hoảng năng lượng mới nhất đã dẫn đến một đợt bùng phát lạm phát mới. Điểm đáng lưu ý là cuộc khủng hoảng này diễn ra trùng với thời điểm kết thúc chủ nghĩa tiền tệ, hay có thể lý giải là vào lúc các chính sách tiền tệ đã đạt đến điểm giới hạn.

Các chính phủ, đặc biệt là ở châu Âu, đã bắt đầu đóng vai trò lãnh đạo trong quản lý kinh tế. Họ can thiệp vào thị trường năng lượng, đánh thuế cao hơn đối với các nhà sản xuất và phân phối số tiền thu được cho người tiêu dùng. Ngay cả chính phủ Bảo thủ của Vương quốc Anh cũng đã có động thái tương tự. 

Hệ quả là một sự thay đổi bắt đầu bởi Liên minh châu Âu (EU) vào 6 năm trước, cộng hưởng với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, đã dẫn đến các hành động chính sách như áp đặt giá trần hay can thiệp trực tiếp vào thị trường hàng hóa năng lượng. Đó có thể được coi là phản đề của một thị trường tự do.

Ngay cả Australia, một trong những quốc gia xuất khẩu khoáng sản lớn nhất thế giới, cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng và giá cả tăng cao, khi các công ty đa quốc gia thu được lợi nhuận khổng lồ từ hậu quả chính trị và kinh tế trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

"Cuộc đua" chuyển đổi năng lượng

Một yếu tố cuối cùng không thể không nhắc tới, có khả năng định hình nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 và các năm sau nữa, đó là chuyển đổi năng lượng.

Thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt từ rất lâu, trước khi có sự thay đổi bất ngờ vừa diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. Đến nay, vấn đề chống biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách hơn nữa.

Mặt khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây áp lực lên nền kinh tế của các quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và những tác động đã lan rộng trên toàn cầu. Một ví dụ điển hình là Đức, quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga cho phần lớn các hoạt động sản xuất trong nước, và giá năng lượng tăng đột biến đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của nước này. Suy thoái có thể sẽ diễn ra trong những tháng tới, nhưng khả năng phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng Đức có thể giúp hạn chế một phần thiệt hại đó.

Không chỉ có khí đốt, giá than - mặt hàng năng lượng truyền thống - cũng đã tăng lên mức kỷ lục, khiến giá điện tăng đột biến. Điều đó tạo ra cơ hội và thách thức. Mức giá cao hơn có khả năng đẩy nhanh việc chuyển đổi sang các dòng nhiên liệu sạch hơn. Một cuộc chạy đua đang diễn ra giữa các "đại gia" năng lượng để trở thành người dẫn đầu cho ngành công nghiệp hydro xanh hay nhà tiên phong phát triển lĩnh vực điện khí hóa do năng lượng Mặt Trời và gió tạo ra.

Chi phí tái cấu trúc nguồn cung cấp năng lượng của thế giới là rất lớn. Để bắt đầu, các quốc gia cần nâng cấp lưới điện. Cho tới thời điểm hiện tại, hệ thống lưới điện tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều được thiết kế để vận chuyển năng lượng từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hay các nhà máy thủy điện, điện hạt nhân... Khi các nhà máy đó đóng cửa và việc sản xuất năng lượng trở nên phổ biến hơn về mặt địa lý, hệ thống lưới điện sẽ cần được xây dựng lại.

Kết quả là điện ở khắp các quốc gia sẽ đắt hơn. Mặc dù đến một thời điểm, giá điện sẽ rẻ hơn so với việc chúng ta không làm gì cả và tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhưng để làm được điều này đòi hỏi chi phí nhiều hơn so với hiện nay. Điều đó sẽ tiếp tục thúc đẩy lạm phát và lãi suất cao hơn. 

Thị trường giày dép nhái hơn 100 tỷ USD bùng nổ: Người mua chủ động chọn hàng giả, khó chặn đứng cả cung lẫn cầu
Thị trường giày dép nhái hơn 100 tỷ USD bùng nổ: Người mua chủ động chọn hàng giả, khó chặn đứng cả cung lẫn cầu
2 năm trước
Số lượng và chất lượng của giày thể thao giả chưa bao giờ cao như hiện nay. Khi thương mại điện tử bùng nổ, nhiều người mua đang chủ đích lựa chọn hàng giả vì chất lượng không khác quá nhiều so với hàng thật nhưng giá thấp hơn đáng kể.
Elon Musk kêu gọi truy tố cố vấn trưởng của Tổng thống Biden
Elon Musk kêu gọi truy tố cố vấn trưởng của Tổng thống Biden
2 năm trước
Elon Musk kêu gọi truy tố cố vấn trưởng của Tổng thống Biden
Vương Quốc Anh: GPD tăng lần đầu tiên trong 4 tháng trong tháng 11
Vương Quốc Anh: GPD tăng lần đầu tiên trong 4 tháng trong tháng 11
2 năm trước
Theo Geoffrey Smith- Nền kinh tế Anh đã tăng trưởng lần đầu tiên trong 4 tháng vào tháng 10 sau tháng 9 bị ảnh hưởng bởi tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy sự chuyển...
Đường ống quan trọng “bị tắc”, Trung Quốc rục rịch trở lại bình thường khiến giá dầu tăng trở lại
Đường ống quan trọng “bị tắc”, Trung Quốc rục rịch trở lại bình thường khiến giá dầu tăng trở lại
2 năm trước
Giá dầu đã tăng trở lại khi đường ống dẫn dầu chủ chốt ở Bắc Mỹ vẫn chưa thể vận hành trở lại trong khi đó Trung Quốc đang mạnh tay nới lỏng các biện pháp phòng dịch, dẫn tới việc nhu cầu có thể tăng cao.
Công ty Trung Quốc ồ ạt chuyển dịch, lý do khiến Singapore thành nơi trú ẩn an toàn
Công ty Trung Quốc ồ ạt chuyển dịch, lý do khiến Singapore thành nơi trú ẩn an toàn
2 năm trước
Khoảng 500 công ty Trung Quốc đã lặng lẽ chuyển địa chỉ hoặc đăng ký tại Singapore trong 12 tháng qua khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang, theo Financial Times.
Lạ lùng 5 đội bóng siêu giàu sớm chia tay World Cup
Lạ lùng 5 đội bóng siêu giàu sớm chia tay World Cup
2 năm trước
Lạ lùng 5 đội bóng siêu giàu sớm chia tay World Cup
Nữ chủ tịch giàu nhất Trung Quốc bán 650 triệu USD cổ phiếu BĐS khi giá rơi quá nửa từ đỉnh
Nữ chủ tịch giàu nhất Trung Quốc bán 650 triệu USD cổ phiếu BĐS khi giá rơi quá nửa từ đỉnh
2 năm trước
Bà Yang Huiyan (Dương Huệ Nghiên), nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc đại lục, đang bán khoảng 7% cổ phần của bà tại công ty bất động sản Country Garden Services Holdings để thu về hơn 5 tỷ đô la Hong Kong, tương đương 650 triệu USD.
Phá thế độc quyền của đô la Mỹ, Trung Đông “nổ phát súng đầu tiên” giao dịch dầu mỏ bằng Nhân dân tệ
Phá thế độc quyền của đô la Mỹ, Trung Đông “nổ phát súng đầu tiên” giao dịch dầu mỏ bằng Nhân dân tệ
2 năm trước
Ngày 9/12, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc - Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) lần thứ nhất, Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng từ các nước...
TT Ngoại hối châu Á giảm khi thị trường thận trọng về Fed và dữ liệu CPI
TT Ngoại hối châu Á giảm khi thị trường thận trọng về Fed và dữ liệu CPI
2 năm trước
Theo Ambar Warrick Hầu hết các loại tiền tệ châu Á đã giảm vào thứ Hai, trong khi đồng đô la tăng trước những tín hiệu rất được chờ đợi về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang và dữ liệu về lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ.
Mỹ xét xử nghi can đánh bom máy bay ở Scotland năm 1988 khiến 270 người tử vong
Mỹ xét xử nghi can đánh bom máy bay ở Scotland năm 1988 khiến 270 người tử vong
2 năm trước
Mỹ xét xử nghi can đánh bom máy bay ở Scotland năm 1988 khiến 270 người tử vong
Elon Musk dọa kiện và bắt nhân viên bồi thường nếu rò rỉ tin mật của công ty cho các phương tiện truyền thông
Elon Musk dọa kiện và bắt nhân viên bồi thường nếu rò rỉ tin mật của công ty cho các phương tiện truyền thông
2 năm trước
Trớ trêu thay, thông tin này đã được tiết lộ cho một phóng viên không lâu sau đó và người này đã “khoe” luôn lên Twitter.
Những ngày quyết định với lãi suất toàn cầu: Các NHTW lớn trên thế giới sẽ 'hạ màn' năm 2022 với loạt thông báo mới trong tuần này
Những ngày quyết định với lãi suất toàn cầu: Các NHTW lớn trên thế giới sẽ 'hạ màn' năm 2022 với loạt thông báo mới trong tuần này
2 năm trước
Trong tuần này, các NHTW lớn nhất thế giới sẽ kết thúc một năm với những đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong 4 thập kỷ, khi cuộc chiến chống lạm phát của họ vẫn chưa kết thúc dù nền kinh tế đã giảm tốc.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.10%
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
3.10%
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.060%
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
15 phút trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
15 phút trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
16 phút trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
42 phút trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
1 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
USD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của FedUSD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của Fed
2 giờ trước
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của VingroupKiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của Vingroup
2 giờ trước
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
VN-Index về sát mốc 1.200 điểm, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn dậy sóngVN-Index về sát mốc 1.200 điểm, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn dậy sóng
2 giờ trước
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
'Bốc hơi' kế hoạch làm taxi điện tại doanh nghiệp ký thuê và mua 2.200 xe VinFast trị giá 500 tỷ đồng'Bốc hơi' kế hoạch làm taxi điện tại doanh nghiệp ký thuê và mua 2.200 xe VinFast trị giá 500 tỷ đồng
2 giờ trước
Tập đoàn 911 đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang trong năm 2025 giữa bối cảnh thị trường máy thi công suy yếu. Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dịch vụ taxi điện từng gây sốt với 2.200 xe VinFast hiện đã biến mất khỏi tài liệu họp cổ đông.
Nhận diện những cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng từ Quy hoạch điện VIII điều chỉnhNhận diện những cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng từ Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
2 giờ trước
(ĐTCK) Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đặt mục tiêu cao cho năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt nhóm phát điện và thiết bị điện niêm yết trên sàn.
Kafi và VIB hợp tác ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên ứng dụng MyVIBKafi và VIB hợp tác ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên ứng dụng MyVIB
3 giờ trước
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) và Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (Kafi) đã hợp tác phát triển tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng.
Vì cuộc chiến thuế quan của ông Trump, châu Âu cân nhắc quay lại với năng lượng NgaVì cuộc chiến thuế quan của ông Trump, châu Âu cân nhắc quay lại với năng lượng Nga
4 giờ trước
Hơn ba năm sau cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, an ninh năng lượng của châu Âu vẫn rất mong manh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.