Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 28/8-1/9
09:39 27/08/2023
Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm hy vọng từ dữ liệu việc làm của Mỹ và số liệu lạm phát ở châu Âu, trong khi Trung Quốc đang nỗ lực củng cố thị trường và nền kinh tế của mình, và triển vọng thị trường ngũ cốc ngày càng trở nên thiếu chắc chắn.
Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý nhất trong tuần 28-8-1/9/2023:
1/ Kinh tế Mỹ đang nóng quá – lạnh quá hay đi đúng hướng?
Với lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao và chứng khoán chao đảo, dữ liệu quan trọng trong những ngày tới sẽ cho thấy tình trạng của nền kinh tế Mỹ khi mà các nhà đầu tư đang lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu (1/9) là dữ liệu được chờ đợi nhất. Bảng lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ tháng 7 cho thấy nền kinh tế tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến, nhưng mức tăng lương ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5% cho thấy điều kiện thị trường lao động tiếp tục thắt chặt.
Các dữ liệu khác như niềm tin của người tiêu dùng, tình trạng sản xuất và lạm phát, cùng với chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân mới nhất của Mỹ cũng sẽ được công bố trong những ngày tới.
Các số liệu này được đưa ra ngay sau khi các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương tập tham gia cuộc họp thường niên của Fed ở Jackson Hole, Wyoming và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2007.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ.
2/ Châu Âu trong giai đoạn khó quyết định lãi suất.
Trong thời gian qua, việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao là điều hiển nhiên - lãi suất cơ bản của ECB đã tăng nhanh chóng lên 3,75% từ mức dưới 0%.
Bây giờ đến giai đoạn khó khăn khi nền kinh tế suy thoái, việc tiếp tục tăng lãi suất trở nên mạo hiểm. Dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh tại châu Âu sụt giảm đã khiến nhiều nhà giao dịch tin rằng có khả năng đà tăng lãi suất của ECB sẽ tạm dừng trong tháng 9. Tuy nhiên, con số lạm phát sơ bộ trong tháng 8 của khu vực đồng euro, sẽ công bố vào thứ Năm tuần tới (31/8), sau số liệu do một số quốc gia thành viên coong bố, có thể là yếu tố quyết định trong kỳ họp tới của ECB.
Giá tiêu dùng khu vực đồng Euro đã tăng 5,3% trong tháng 7 so với 5,5% trong tháng 6, kéo dài xu hướng giảm bắt đầu từ mùa thu năm ngoái. Chỉ số lạm phát cơ bản - được theo dõi chặt chẽ - trong tháng 7 không đổi ở mức 5,5%, nhưng lạm phát dịch vụ tăng.
Ngân hàng Bundesbank của Đức đã cảnh báo về nguy cơ ngày càng tăng khi tốc độ tăng giá tiêu dùng bị kẹt ở mức trên 2%. Giá khí đốt châu Âu tăng 20% trong tháng 8 cho thấy quá trình giảm phát có thể chậm lại. Còn quá sớm để loại trừ khả năng ECB tăng lãi suất vào tháng 9.
Lạm phát của Eurozone tiếp tục giảm.
3/ Lợi suất trái phiếu tăng mạnh.
Các nhà đầu tư cổ phiếu muốn bỏ lại phía sau tháng 8 thua lỗ và bắt đầu suy nghĩ xem lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu khi nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Các nhà đầu tư chứng khoán lo lắng khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn xa đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 16 năm và lợi suất thực, được điều chỉnh theo lạm phát trong tương lai, lần đầu tiên kể từ năm 2009 tăng trên 2%.
Trong khi đó, ở châu Âu, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế sa sút do ảnh hưởng từ chính sách lãi suất cao. Việc nền kinh tế Châu Âu đang gặp khó khăn đã khiến lợi suất trái phiếu của Anh và Đức giảm hai con số trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, so sánh trong cả tháng, lợi suất trái phiếu của các nền kinh tế lớn ở châu Âu vẫn tăng nhẹ.
Lợi suất trái phiếu Mỹ, Anh và Đức.
4/ Trung Quốc vực dậy nền kinh tế
Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để hồi sinh thị trường chứng khoán đang suy thoái, đồng tiền suy yếu, thị trường bất động sản đang bấp bênh và nền kinh tế đang suy thoái - ngoại trừ một điều lớn mà các nhà đầu tư đang chờ đợi: kích thích tài chính táo bạo.
Những ngày gần đây đã chứng kiến hơn 100 công ty Trung Quốc có cổ phiếu hạng A thông báo mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhằm củng cố niềm tin của thị trường.
Lĩnh vực bất động sản tiếp tục là tâm bão, một số nhà phát triển bất động sản không có tiền để trả lương cho công nhân - hoặc trả nợ.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS rằng nền kinh tế Trung Quốc là một “con tàu khổng lồ” sẽ “tiến về phía trước”. Dữ liệu PMI của nước này, công bố vào thứ Năm (31/8) và thứ Sáu (1/9) sẽ đưa ra bằng chứng mới nhất về thực trạng kinh tế nước này.
Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc.
5/ Lĩnh vực lương thực có nguy cơ khủng hoảng
El Nino - xuất hiện lần đầu tiên sau 7 năm - đang đặt ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với nguồn cung lương thực toàn cầu. Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ cho biết hiện tượng thời tiết này dự kiến sẽ mạnh hơn trong suốt mùa đông năm 2023/24.
El Nino đã ảnh hưởng tới những cơn mưa trong mùa mưa ở Ấn Độ, gây ra tháng 8 khô hạn nhất kể từ năm 1901 (khi bắt đầu ghi chép dữ liệu). Quốc gia đông dân nhất thế giới này đã lo ngại về mối đe dọa đối với hoạt động sản xuất một số mặt hàng cơ bản, bao gồm gạo và đường.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ vào tháng trước đã khiến giá gạo toàn cầu tăng mạnh và nước này dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường từ tháng 10.
Sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á khác, bao gồm Indonesia, nước sản xuất dầu cọ và cà phê lớn, và Thái Lan - một trong những nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới - dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn trong những tháng tới.
Thị phần của các nước trong xuất khẩu đường thế giới.
Quốc gia này nhận được sự ủng hộ của cả Nga và Trung Quốc, gần như cầm chắc phần thắng gia nhập BRICS. Thế nhưng, kết quả được công bố khiến nhiều người ngạc nhiên và thấy khó hiểu.
Theo chuyên gia, cổ phiếu VinFast tăng mạnh cho thấy tiềm lực của doanh nghiệp, đồng thời là cảm hứng thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục vươn ra thế giới.
Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của EU đã chính thức bắt đầu từ ngày 25/8 và có hiệu lực với 19 nền tảng lớn nhất. Những nền tảng còn lại được phép áp dụng từ tháng 2/2024. Và đây là người đàn ông đứng sau “giúp đỡ” doanh nghiệp chuẩn bị cho đạo luật này.
Ngày 25/8, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định những thay đổi sâu sắc trong cách thức vận hành của nền kinh tế toàn cầu, từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đến quá trình...
Số lượng người tối thiểu có thể còn thấp hơn nữa - nhưng điều đó chỉ có thể thành công khi những người tham gia có thể giữ được sự ổn định về mặt tinh thần.
Trong phát biểu tại hội nghị thường niên của giới lãnh đạo ngân hàng thế giới tại Jackson Hole ngày 25/8, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, cho biết Fed chuẩn bị cho việc tăng lãi...
Đại hội đồng cổ đông sẽ xem xét phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ khủng 50% và kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%, qua đó tăng vốn lên gấp đôi.
Trong năm 2025, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 41% so với 2024. Riêng trong quý I, dự kiến lợi nhuận đạt 80 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Ngày 24/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX từ ngày 5/5. Hệ thống này được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi như giao dịch trong...
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch trước, vì đồng USD yếu và hoạt động bắt đáy, trong khi sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng phục hồi sang phiên thứ ba khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ phục hồi liên tiếp trong ba phiên khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Mức thuế 170% của Mỹ đã khiến ngành cá rô phi ở Mậu Danh, Trung Quốc, rơi vào khủng hoảng chưa từng có. Cá không xuất được, nhà máy đóng cửa, nông dân trắng tay. Toàn bộ chuỗi cung ứng địa phương đang chật vật cầm cự, theo Reuters.
Nhu cầu nội địa yếu và cuộc chiến giá khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc ngần ngại chuyển hướng, dù họ đang chịu sức ép thuế với Mỹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.