Nghiên cứu tăng lãi suất huy động vào thời điểm thích hợp
00:51 23/09/2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ động trong điều hành tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, đồng thời nghiên cứu tăng lãi suất huy động vào thời điểm thích hợp.
Nội dung này được Thủ tướng đưa ra tại cuộc họp về về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng sáng 22-9. Cuộc họp diễn ra sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm và dự kiến tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát tại Mỹ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng thách thức lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn là kiểm soát lạm phát. Ảnh: Nhật Bắc
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN, cho biết đồng Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới trong bối cảnh nhiều đồng tiền mất giá rất mạnh so với đồng đô la Mỹ.
Theo bà, thách thức lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn là kiểm soát lạm phát, dù các tổ chức quốc tế đều đánh giá Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát năm 2022 dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.
“Ngành ngân hàng sẽ kiên trì các giải pháp theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng 'ổn định không có nghĩa là cố định' mà theo sát mọi diễn biến để điều hành phù hợp tình hình”, bà Hồng khẳng định.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp các công cụ tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, lựa chọn phân bổ vốn tín dụng hợp lý, hiệu quả, tập trung cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.
Nghiên cứu tăng lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp, hiệu quả vào thời điểm thích hợp. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giữ ổn định hoặc giảm lãi suất cho vay để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh.
Đẩy mạnh và giảm thủ tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2%; tăng cường thông tin, truyền thông để nhân dân hiểu, tin tưởng, chia sẻ và ủng hộ các chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách tiền tệ, tín dụng.
Với Bộ Tài chính, Thủ tướng giao chủ trì tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất giảm thuế, phí, lệ phí theo thẩm quyền và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người dân, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước; phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên; bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao. Tập trung đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Còn Bộ Công Thương được giao chủ trì, thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước, mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ; bảo đảm tuyệt đối an ninh nguồn cung và kiểm soát tốt giá năng lượng (điện, xăng dầu).
“Tinh thần là phải bảo đảm xuất đủ nhập và có thặng dư thương mại bền vững. Thúc đẩy cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn theo 5 hướng, gồm bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định; giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp, bất ngờ, khó lường; kiên định, nhất quán, phù hợp, hiệu quả trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước; kiểm soát rủi ro, kịp thời ứng phó với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng; tạo dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.
(KTSG Online) – Sau khi Fed tăng mạnh lãi suất, chỉ số đo lường sức mạnh đồng đô la Mỹ tiếp tục "phá đỉnh", lên mức hơn 111 điểm, tạo áp lực lên các quốc
(KTSG) - Áp lực lên mặt bằng lãi suất tại Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào trước sức ép tăng lãi suất của Fed? Chuyên gia nhận định chứng khoán Việt
(ĐTCK) Sáng ngày 22/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhóm chuyên gia VNDirect cho biết, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ để cân bằng rủi ro chất lượng tín dụng/tài sản và tối ưu NIM. Vậy những ngân hàng nào đang dẫn đầu về mảng bán lẻ hiện nay?
(ĐTCK) Vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's Investor Service (“Moody's”) nâng hạng đối với Xếp hạng tín nhiệm và Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA).
(ĐTCK) Tính đến thời điểm sáng ngày 22/9, thị trường tiền điện tử có 21/100 mã tăng điểm. Đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa - Bitcoin giảm 1,65%, còn 18.712 USD/BTC.
Theo TS. Cấn Văn Lực, thị trường chứng khoán giảm mạnh do nhà đầu tư lo rằng nếu FED tiếp tục quan điểm “Diều hâu” mà không đúng liều lượng, kém linh hoạt thì có thể dẫn đến hiện tượng “đình lạm”.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định kiểm soát tỷ giá USD/VND là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý tiền tệ từ nay tới cuối năm.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
(ĐTCK) Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Campuchia vừa ký nghị định thư với Trung Quốc, cho phép nước này xuất khẩu tổ yến, sầu riêng và cá sấu nuôi sang thị trường tỷ dân.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.