Nếu 3 tỉnh này 'về chung một nhà', địa phương mới sẽ trở thành vùng đất hội tụ 'siêu dự án' về tâm linh, cực tăng trưởng mới của Thủ đô
07:07 18/04/2025
Nếu như ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình tái nhập sau sắp xếp đơn vị hành chính, Việt Nam sẽ có thêm một khu vực hành chính - kinh tế với diện tích gần 4.000km2, dân số hơn 3,8 triệu người, sở hữu chuỗi di sản văn hóa - tâm linh độc đáo cùng hệ thống khu công nghiệp phát triển, kỳ vọng là "cực tăng trưởng" mới ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội.
Hồi tưởng quá khứ về tỉnh mang tên Hà Nam Ninh
Cái tên tỉnh "Hà Nam Ninh" từng hiện hữu trong hệ thống hành chính Việt Nam từ năm 1975, khi ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình được sáp nhập. Tuy nhiên, đến năm 1991, tỉnh này được chia lại thành Nam Hà và Ninh Bình, sau đó Nam Hà lại tách thành Hà Nam và Nam Định vào năm 1996.
Đề xuất tái hợp nhất ba địa phương này thành một tỉnh mới hiện đang gây nhiều chú ý trong dư luận và được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa bộ máy quản lý, tăng hiệu quả phát triển vùng, phù hợp với tinh thần tinh gọn biên chế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Địa lý: Giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ trọng điểm như Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa.
Cơ sở hạ tầng giao thông: Liên kết bằng cao tốc Bắc – Nam, tuyến QL1A, đường sắt Bắc – Nam, cầu vượt sông Đáy và sông Hồng, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, quốc lộ 21, quốc lộ 38.
Trong quá khứ tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình từng hợp nhất thành tỉnh mang tên Hà Nam Ninh. Ảnh minh họa
Sự hợp nhất sẽ tạo ra một "cực tăng trưởng" tiềm năng tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội, kết nối thuận lợi với khu kinh tế ven biển, đồng bằng sông Hồng và các hành lang phát triển.
Vùng đất hội tụ các siêu dự án tâm linh và trung tâm công nghiệp
Tỉnh mới sau sáp nhập sẽ sở hữu hàng loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn, là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước:
Hà Nam
Hà Nam nổi tiếng với nhiều khu công nghiệp quy mô lớn. Ảnh: Internet
KCN Đồng Văn I, II, III, IV – nơi tập trung nhiều tập đoàn sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
KCN Hòa Mạc, Thanh Liêm – trọng điểm thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, điện tử, cơ khí.
Nam Định
KCN Hòa Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh – nổi bật trong các lĩnh vực dệt may, sản xuất linh kiện.
Dự án Ninh Cơ – Cảng biển nước sâu Nam Định: kết nối logistics với cảng biển quốc tế.
Ninh Bình
KCN Gián Khẩu, Phúc Sơn, Tam Điệp – điểm đến của VinFast, Thành Công Group và hàng loạt nhà máy linh kiện ô tô, điện tử.
Về cơ bản, nếu sáp nhập, tỉnh mới sẽ có lợi thế lớn trong điều phối đầu tư, quy hoạch vùng công nghiệp liên kết, tạo đột phá trong chuỗi cung ứng nội địa.
Trục du lịch - tâm linh - sinh thái miền Bắc được kết nối
Không chỉ có tiềm lực công nghiệp, Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình là tam giác vàng du lịch tâm linh và sinh thái, với hàng loạt điểm đến nổi tiếng:
Chùa Tam Chúc (Hà Nam): Đại công trình Phật giáo lớn bậc nhất Việt Nam.
Chùa Tam Chúc tại Hà Nam là đại công trình Phật giáo lớn bậc nhất tại Việt Nam. Ảnh: Internet
Đền Trần – Phủ Dầy (Nam Định): Trung tâm tín ngưỡng lớn của miền Bắc.
Đền Trần, Nam Định khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet
Chùa Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình): Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.
Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Internet
Vườn Quốc gia Cúc Phương, rừng đặc dụng Vân Long, Hang Múa, Tam Cốc – Bích Động...
Sự liên kết xuyên tỉnh này sẽ tạo thành "hành lang du lịch di sản" độc đáo, đồng thời nâng tầm chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói của vùng.
Cơ hội lớn - Thách thức không nhỏ
Bên cạnh tiềm năng rõ rệt, quá trình sáp nhập cũng đặt ra không ít câu hỏi và thách thức. Trước hết là sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh:
Ninh Bình hiện có sự phát triển mạnh về du lịch – ô tô, Hà Nam dẫn đầu về công nghiệp, Nam Định có nhiều lợi thế về nông nghiệp và thủy sản. Việc dung hòa chiến lược phát triển để không tỉnh nào bị "lép vế" là thách thức lớn cho quy hoạch vùng.
Nếu được thực thi trên cơ sở khoa học, minh bạch và đồng thuận, việc sáp nhập ba tỉnh Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình có thể tạo ra một đơn vị hành chính – kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó sẽ là không gian phát triển đa ngành: công nghiệp – du lịch – dịch vụ – nông nghiệp với hạ tầng kết nối ưu việt.
Tuy nhiên, đây cũng là "phép thử" lớn cho năng lực quy hoạch, điều hành và tổ chức bộ máy hành chính của địa phương trong bối cảnh cải cách toàn diện và tinh gọn hệ thống chính trị theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Hà Nam là tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 861,90km2 với mức dân số (năm 2024) gần 900.000 người. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) của tỉnh Hà Nam năm 2024 ước đạt 56.116,6 tỷ đồng, tăng 10,93% so với năm 2023, cao thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 4 toàn quốc.
Thế mạnh nổi bật: Phát triển công nghiệp mạnh mẽ với các khu công nghiệp Đồng Văn I, II, III, IV; thu hút FDI từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nam Định có diện tích tự nhiên: Khoảng 1.668,8km2 với mức dân số (năm 2024) khoảng 1.887,1 người. Quy mô nền kinh tế của tỉnh lần đầu tiên vượt mốc 113.329 tỷ đồng, tăng 14,78% so với năm 2023.
Thế mạnh nổi bật: Trung tâm văn hóa và tôn giáo lớn; có thế mạnh về dệt may, chế biến nông sản, cảng Ninh Cơ (dự kiến phát triển logistics vùng duyên hải).
Trong khi đó tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên: Khoảng 1.411,4km2 với mức dân số (năm 2024) gần 1.017,1 người. Quy mô kinh tế kinh tế ước đạt 98,9 nghìn tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024: 8,56%.
Thế mạnh nổi bật: Phát triển du lịch bền vững với quần thể Tràng An – di sản kép được UNESCO công nhận, cùng ngành công nghiệp ô tô, linh kiện điện tử (VinFast, Thành Công Group...).
Hưng Yên – nơi nổi tiếng với câu nói “Nhất Kinh Kỳ, Nhì Phố Hiến”, đang nuôi dưỡng một khát vọng tái hiện thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á thế kỷ 16-17, với một dự án quy mô hơn 47.000 tỷ đồng.
Một trong những băn khoăn phổ biến hiện nay là việc người dân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hay không.
Từng là căn cứ ngầm chiến lược trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nơi đây không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng sống động của tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân Nam Bộ một thời.
Chiều nay (17/4), sau khi kiểm tra thực địa tại dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Hải Phòng hỗ trợ hơn 400 căn hộ cho cán bộ tỉnh Hải Dương đến công tác tại Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố khi 2 địa phương “về chung một nhà”.
Theo tiến sĩ, triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham...
Sáng ngày 16/4, nhà phát triển Realty Holdings và tổng thầu xây dựng CENTRAL đã tổ chức Lễ khởi động thành phố dưỡng lành La Pura ngay mặt tiền Quốc lộ 13. Dự án được kỳ vọng phát triển trở thành...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.