Mỹ “lùi một bước để tiến ba bước” trong kế hoạch Greenland?
18:32 27/03/2025
Nhà Trắng bất ngờ thay đổi kế hoạch thăm Greenland nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn muốn làm mọi cách để Mỹ có được hòn đảo ở Bắc cực này.
Đan Mạch hoan nghênh quyết định của Mỹ về việc thay đổi kế hoạch thăm Greenland, sau khi kế hoạch này đã gây căng thẳng ngoại giao giữa hai bên.
Theo kế hoạch ban đầu, phái đoàn Mỹ tới đảo Greenland có Đệ nhị phu nhân Usha Vance, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz, Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright.
Phái đoàn Mỹ dự định lưu lại từ ngày 27-3 đến 29-3 và tới thăm cộng đồng Greenland, theo dõi cuộc đua xe trượt tuyết do chó kéo Avannaata Qimussersu.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance và Đệ nhị phu nhân Usha Vance. Ảnh: USA Today
Ý định của Mỹ vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và cả nhà lãnh đạo đảo Greenland Mute B. Egede.
Thủ tướng Mette Frederiksen coi đây là hành động "gây áp lực không thể chấp nhận được" đối với vùng lãnh thổ bán tự trị của Đan Mạch và "chúng tôi sẽ phản kháng".
Thủ hiến Egede coi chuyến thăm này là "nỗ lực can thiệp của nước ngoài", lưu ý rằng chính quyền sắp mãn nhiệm của hòn đảo không gửi bất kỳ lời mời nào dù riêng tư hay chính thức tới phái đoàn Mỹ.
Trở thành vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch từ năm 1979, đảo Greenland ngày càng theo đuổi chủ quyền lớn hơn. Hòn đảo hiện có chính quyền riêng nhưng Đan Mạch vẫn giữ quyền kiểm soát các vấn đề đối ngoại và quốc phòng.
Trước sự phản ứng gay gắt từ Đan Mạch, trong thông báo sau đó, phía Mỹ cho biết phái đoàn sẽ chỉ đến căn cứ Pituffik của họ ở phía Bắc Greenland.
Phái đoàn Mỹ cũng đã có sự thay đổi khi trong danh sách không còn tên cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz, song Phó Tổng thống JD Vance sẽ đi cùng vợ "thăm căn cứ Pituffik và kiểm tra tình hình an ninh ở Greenland".
"Tôi nghĩ việc người Mỹ hủy chuyến thăm tới cộng đồng Greenland là động thái tích cực. Họ sẽ chỉ đến căn cứ Pituffik và chúng tôi không phản đối điều đó"- The Guardian dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen hôm 26-3.
Mặc dù vậy nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn tuyên bố Mỹ phải "gia tăng áp lực" để có được đảo Greenland.
"Chúng ta cần Greenland vì an toàn và an ninh quốc tế. Chúng ta cần Greenland. Chúng ta phải có được nó" – Tổng thống Donald Trump nói với người dẫn chương trình podcast Vince Coglianese ngày 26-3.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm: "Đây là hòn đảo mà vị thế phòng thủ hay tấn công chúng ta cần. Với thế giới như hiện tại chúng ta sẽ phải có nó. Tôi ghét phải nói như vậy nhưng chúng ta sẽ phải sở hữu nó".
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: EFE
Tổng thống Donald Trump lần đầu đưa ra ý tưởng mua lại Greenland vào năm 2019. Tới tháng 12-2024, ông lại khơi dậy ý tưởng và cho rằng việc sở hữu hòn đảo Bắc Cực này là điều tối cần thiết cho an ninh nước Mỹ.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20-1, ông đã nhiều lần công khai muốn sáp nhập đảo Greenland vào Mỹ.
"Chúng tôi cần Greenland không chỉ vì an ninh nước Mỹ mà còn vì an ninh quốc tế" – Tổng thống Donald Trump nói với Tổng thư ký NATO Mark Rutte khi họ ngồi cạnh nhau trong Phòng Bầu dục hôm 13-3.
Indonesia đã quyết định tham gia Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) – thuộc hệ thống ngân hàng đa phương do các quốc gia thành viên BRICS phát triển, với kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Nỗ lực của châu Âu nhằm thiết lập các cơ chế an ninh cho Ukraine đang dần chuyển hướng khỏi kế hoạch gửi quân, vì những rào cản chính trị - hậu cần cũng như nguy cơ vấp phải phản đối từ Nga và Mỹ, các quan chức cho biết.
Tỷ phú Bill Gates dự đoán rằng trong 10 năm tới, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi hầu hết mọi lĩnh vực, đến mức con người gần như không còn cần động tay vào nhiều công việc.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.