Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
21 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Làm chủ nguyên liệu, tăng chất lượng sản phẩm
Theo nhận định của TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, hiện việc phát triển thị trường xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực chưa thực sự bền vững và dễ bị thương tổn bởi những thay đổi của môi trường quốc tế cũng như thay đổi chính sách của các thị trường nhập khẩu.
Và một trong những hạn chế của quá trình này là Việt Nam chưa thực sự chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu.
Việt Nam cần làm chủ nguyên liệu để nâng cao giá trị thay bằng việc chỉ gia công. (Ảnh minh họa).
“Việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu và sản xuất gia công là hạn chế lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững các ngành hàng chủ lực. Nếu không đủ nguyên vật liệu thì doanh nghiệp khó đáp ứng được tiến độ đơn hàng, có thể bỏ lỡ nhiều thời cơ vàng trong xuất khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải chủ động sản xuất được nguyên liệu thì mới đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu và tận dụng được những ưu đãi về thuế, nhất là khi tham gia các hiệp định thương mại tự do” , ông Bình nói
Nếu không đủ nguyên vật liệu thì doanh nghiệp khó đáp ứng được tiến độ đơn hàng, có thể bỏ lỡ nhiều thời cơ vàng trong xuất khẩu. - TS Lê Duy Bình
Vì thế, theo ông Bình, doanh nghiệp cần phát triển nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép…để từng bước giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.
Sau khi đã chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu, doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược tạo ra nguồn cung ổn định và chất lượng, vừa giúp doanh nghiệp đảm bảo được tiến độ các đơn hàng vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra.
“Nguyên liệu đầu vào nếu được sản xuất trong nước sẽ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động vừa khẳng định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá tại Việt Nam, đảm bảo quy định của nhiều đối tác quốc tế”, TS Bình nhận định.
Đặc biệt, ông Bình phân tích thêm, đây cũng là cách để chứng minh hàng hóa Việt Nam không bán phá giá, do nguyên vật liệu được sản xuất trong nước cùng với giá nhân công tương đối thấp đã cấu thành mức giá xuất khẩu phù hợp.
“Về lâu dài, điều này sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại”, ông nói.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong lại nhấn mạnh vai trò của việc tăng chất lượng, giá trị cho hàng xuất khẩu.
Theo ông Phong, muốn phát triển bền vững thị trường xuất khẩu những ngành hàng chủ lực thì bản thân những mặt hàng này phải đảm bảo chất lượng để cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa của các nước khác. Khi đã đảm bảo chất lượng rồi thì dễ dàng tăng giá trị sản phẩm và chinh phục được bất cứ thị trường nào.
Muốn như vậy, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng một cách bền vững bằng việc cải tiến sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng được xu hướng hiện nay là sản phẩm sạch, xanh, thân thiện với môi trường.
Về dài hạn, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng và khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Vì xu hướng của người tiêu dùng trên thế giới ngày nay là người mua luôn hướng đến những sản phẩm có thương hệu, độ uy tín và chất lượng cao. Khi đã chiếm lĩnh được niềm tin người tiêu dùng rồi thì mới có thể bảo vệ mục tiêu phát triển mạnh thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực.
Mở rộng ngay thị trường xuất khẩu
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc vào bất cứ thị trường nào được nhiều chuyên gia đánh giá là biện pháp cấp thiết nhất nhằm thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực.
Các chuyên gia cảnh báo, Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường xuất khẩu lớn. Vì vậy, khi các quốc gia này rơi vào giai đoạn khủng hoảng hoặc thay đổi chính sách nhập khẩu, thuế quan thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những cú sốc lớn, thậm chí nguy cơ bị gián đoạn.
Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. (Ảnh minh hoạ).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam, dẫn chứng: Chẳng hạn những mặt hàng chủ lực của Việt Nam nếu phụ thuộc quá nhiều vào thị trường lớn như Mỹ thì sẽ gặp rủi ro rất lớn khi nước này có những thay đổi đột ngột về chính sách hoặc thuế quan. Và khi những mặt hàng này bị ảnh hưởng về quá trình xuất khẩu thì sẽ tác động rất tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của nền kinh tế nói chung và đến mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực nói riêng.
“Không chỉ là Mỹ mà bất kỳ thị trường nào khác cũng có thể thay đổi chính sách, trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu đang gia tăng. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong dài hạn của doanh nghiệp và cả nền kinh tế, vì thế bắt buộc phải nhanh chóng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, đại biểu Huân cảnh báo.
Đại biểu Huân khuyến nghị Việt Nam nên đàm phán và ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại với các nước khác để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường lớn, từ đó bình ổn hóa các cơ hội xuất khẩu.
Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhấn mạnh thêm rằng cơ sở để mở rộng thị trường cũng phải dựa vào khả năng của từng doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể. Ví dụ những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chọn những thị trường ít có tính rủi ro hơn và có tính ổn định hơn như EU, Nhật Bản, ASEAN, châu Phi…
Cơ sở để mở rộng thị trường cũng phải dựa vào khả năng của từng doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể - TS Nguyễn Bích Lâm
Ông Lâm lấy dẫn chứng ngành da giày, với mục tiêu năm 2025 là đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2024 và ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD (tăng 3 - 4 tỷ USD so với năm 2024).
Ngoài những thị trường chính yếu như Mỹ, EU, Trung Quốc thì những ngành hàng chủ lực này phải cố gắng mở rộng sang thị trường Nam Mỹ và Trung Đông. Doanh nghiệp cần phải đề phòng những thị trường lớn thường hay có chính sách phát triển riêng. Chẳng hạn như chính quyền Mỹ luôn hướng đến “thương mại công bằng”, có nghĩa là làm sao giảm được thâm hụt thương mại càng nhiều càng tốt. Vì thế “ông lớn” này rất có thể thay đổi thuế quan để đạt được điều này.
PGS.TS Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội, cũng bày tỏ quan điểm, để phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông lâm thủy sản…thì bắt buộc phải mở rộng và đa dạng thị trường. Tức là khách mua càng nhiều, càng đa dạng thì cơ hội giữ vững và mở rộng thị phần càng lớn.
Để làm được điều này, bà Yến cho rằng doanh nghiệp cần tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hình thành đại diện của doanh nghiệp, hiệp hội ở các thị trường mới và xác định kênh phân phối nào tốt nhất để kết nối như siêu thị, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, hoặc đại lý tại nước ngoài...
Mặt khác, doanh nghiệp phải tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương quốc tế để tăng cơ hội tìm kiếm thị trường mới phù hợp.
“Đặc biệt, khi tìm được các nhà nhập khẩu tiềm năng, doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu kỹ các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa của họ để tuân thủ và thực thi hiệu quả”, bà Yến nói.
Theo số liệu của Cục Thống kê, quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 17,0%.
Có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, đó là: Điện tử, máy tính và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Hàng dệt, may; Giày, dép.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nêu rõ tên gọi và địa điểm đặt trung tâm hành chính - chính trị được xem là 2 nội dung lớn nhận được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân tỉnh nhà trong suốt thời gian vừa qua.
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Sau nhiều năm thi công, cầu vượt sông Vĩnh Điện (nối 2 phường Điện An và Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cơ bản hoàn thành nhưng lại không có đường dẫn nên công trình vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.
Một quốc gia bất ngờ tăng lãi suất lên 46% giữa khủng hoảng, khiến thị trường chao đảo. Trong khi đó, Fed vẫn giữ quan điểm thận trọng trước áp lực lạm phát.
Sáng 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Mỹ.
Trước thông tin sáp nhập tỉnh thành, nhiều nhà đầu tư đến từ Hải Dương đổ về TP Thủy Nguyên (Hải Phòng) “săn” đất, kéo theo mặt bằng giá tăng hơn 20% trong quý đầu năm 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đặt trong tổng thể phương án hợp nhất tỉnh Hải Dương với TP Hải Phòng, bảo đảm đồng bộ, tạo động lực phát triển.
Trước làn sóng siết chặt thương mại toàn cầu và đặc biệt là nguy cơ Mỹ áp thuế cao với hàng hóa Việt Nam, Chính phủ đã nhanh chóng định hướng một chiến lược phát triển dài hạn, lấy công nghiệp công nghệ cao và thân thiện môi trường làm nền tảng
7 con người khởi nghiệp với hai bàn tay trắng trong thời kỳ bao cấp, nhưng chúng tôi biết tận dụng mọi lợi thế để nhanh chóng trở thành doanh nghiệp đầu đàn trong ngành cơ điện lạnh chỉ trong vòng...
Giá thịt heo tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền tiếp tục lặng sóng trong sáng nay. Trong đó, mỡ heo hiện được bán với giá 85.000 đồng/kg, thấp nhất trong các sản phẩm được khảo sát.
Ngày 15/4, Liên danh nhà thầu do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (HANCORP) là thành viên đứng đầu, đã hoàn thành xây dựng Nhà ga hành khách T3 – Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Đây là sự nỗ lực lớn...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.