Quảng Nam nói gì về tên và nơi đặt trung tâm hành chính sau khi 'tái nhập' Đà Nẵng?
14 giờ trước
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nêu rõ tên gọi và địa điểm đặt trung tâm hành chính - chính trị được xem là 2 nội dung lớn nhận được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân tỉnh nhà trong suốt thời gian vừa qua.
Thông tin mới nhất trên báo Thanh Niên cho biết, chiều ngày 17/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành đề cương tuyên truyền thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cũng như xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh.
Cuộc cách mạng, đột phá về thể chế
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam nhận định chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã được xem là một định hướng lớn mang tầm chiến lược của Trung ương.
Hiện nay chủ trương này đang được triển khai khẩn trương, kiên quyết, dứt khoát, trên cơ sở tham vấn rộng rãi, đặt sự đồng thuận để làm nền tảng.
"Đây là một cuộc cách mạng, là bước đột phá về thể chế, chuẩn bị cho "tầm nhìn 100 năm" phát triển đất nước", Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam nhận định.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính nhằm mục tiêu phát triển đất nước, giúp mở ra không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, đồng thời phát huy hiệu quả vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế cũng như cực tăng trưởng, ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng cũng như các đơn vị hành chính có biển, kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị hành chính có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau; mục tiêu cùng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính sau sắp xếp, đồng thời yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, tên gọi đơn vị hành chính sau khi sắp xếp được nghiên cứu kỹ lưỡng và vô cùng thấu đáo, cân nhắc và thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
Một góc tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Internet
Ngoài ra, việc đặt tên cũng sẽ ưu tiên sử dụng một trong những tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính mới nhằm hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, do chuyển đổi giấy tờ...
Tên gọi của đơn vị hành chính mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ nhằm đảm bảo tính hệ thống, khoa học, đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.
Cấp ủy và chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân địa phương, góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống cũng như văn hóa và tinh thần đoàn kết của nhân dân đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp.
Phân tích thấu đáo
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, việc xác định trung tâm hành chính – chính trị của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập sẽ tuân thủ nguyên tắc lựa chọn từ một trong các đơn vị hành chính hiện hữu, nhằm bảo đảm bộ máy chính quyền nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả.
Theo đó, trung tâm hành chính - chính trị mới cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: vị trí địa lý thuận lợi; hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đặc biệt là khả năng kết nối giao thông gồm đường bộ, đường không và cảng biển; dễ dàng liên kết với các khu vực nội tỉnh, nội thành cũng như các đô thị lớn, trung tâm kinh tế và không gian biển quốc gia.
Bên cạnh đó, trung tâm mới phải có dư địa phát triển lâu dài, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể, bảo đảm sự cân bằng, hài hòa giữa các địa phương sau sáp nhập; đồng thời giữ vững các yêu cầu về quốc phòng, an ninh. Khi đơn vị hành chính mới đã vận hành ổn định, có thể tính đến việc quy hoạch và đầu tư xây dựng trung tâm hành chính – chính trị theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung.
Trên cơ sở đó, căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết: Trung ương đã thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính mới mang tên TP. Đà Nẵng, trực thuộc Trung ương. Trung tâm hành chính – chính trị của thành phố mới này dự kiến đặt tại địa điểm hiện nay của TP. Đà Nẵng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng khẳng định, trong thời gian qua, các nội dung liên quan đến tên gọi và địa điểm đặt trung tâm hành chính chính trị luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn từ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Những ý kiến đóng góp đã được tỉnh tổng hợp và có văn bản kiến nghị gửi Trung ương.
Các đề xuất của tỉnh Quảng Nam nói riêng và nhiều địa phương trong cả nước nói chung đã được Trung ương xem xét một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện. Sau quá trình nghiên cứu các tiêu chí, nguyên tắc cùng với thực tiễn phát triển, Trung ương đã thống nhất phương án dự kiến như nêu trên.
Mới đây, báo VOV.vn cũng đưa tin cho biết chiều ngày 17/4, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam đã chủ trì hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã ở 17 điểm cầu.
Hiện đề án sáp nhập tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng đang được lãnh đạo của 2 địa phương khẩn trương hoàn thành và sẽ sớm báo cáo với các cấp có thẩm quyền nhằm tập hợp chung cùng cả nước trình Quốc hội thông qua.
Dự án có điểm đầu tại nút giao với đường Phạm Văn Chí (quận 6), điểm cuối tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) với tổng chiều dài khoảng 3,66km.
Việc hợp long cây cầu là tiền đề quan trọng để dự án có thể hoàn thành theo đúng tiến độ. Đây cũng là 1 trong 50 dự án được Chính phủ lựa chọn chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau nhiều năm thi công, cầu vượt sông Vĩnh Điện (nối 2 phường Điện An và Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cơ bản hoàn thành nhưng lại không có đường dẫn nên công trình vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.
Trước thông tin sáp nhập tỉnh thành, nhiều nhà đầu tư đến từ Hải Dương đổ về TP Thủy Nguyên (Hải Phòng) “săn” đất, kéo theo mặt bằng giá tăng hơn 20% trong quý đầu năm 2025.
Trước làn sóng siết chặt thương mại toàn cầu và đặc biệt là nguy cơ Mỹ áp thuế cao với hàng hóa Việt Nam, Chính phủ đã nhanh chóng định hướng một chiến lược phát triển dài hạn, lấy công nghiệp công nghệ cao và thân thiện môi trường làm nền tảng
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành công tác thanh quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Tỉnh Lâm Đồng thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính, từ 137 xã, phường, thị trấn còn 51 xã, phường. Trong đó, thành phố Đà Lạt chia thành 5 phường sau sắp xếp.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 18/4/2025 về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024.
Ngày 15/4, Liên danh nhà thầu do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (HANCORP) là thành viên đứng đầu, đã hoàn thành xây dựng Nhà ga hành khách T3 – Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Đây là sự nỗ lực lớn...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do công ty con của Vingroup (VIC) triển khai, có diện tích 2.870 ha và quy mô dân số gần 230.000 người.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.