'Mỏ vàng' tự nhiên từ 'biển bạc' Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, các quốc gia lớn đều mạnh tay săn lùng
22:01 16/06/2024
Có khoảng 200 nhà máy chế biến mặt hàng này được Ủy ban Châu Âu phê duyệt và kiểm tra thực địa định kỳ tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), giai đoạn 2010-2023, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng tôm biển đến 100 quốc gia với 5 thị trường lớn như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 5/2024 đã thu về 325,8 triệu USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm, mặt hàng tôm Việt Nam đã thu về hơn 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm lớn thứ 2 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới. Hiện tại, Việt Nam có thể gọi mặt hàng này xứng đáng là "mỏ vàng" ở biển.
Một đầm nuôi tôm. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh sản lượng, giá tôm cũng đã hồi phục mạnh trong bối cảnh xuất khẩu khả quan. Giá tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg tăng cao. Tính đến cuối tháng 1/2024, giá tôm lại này ở mức 84.000 đồng/kg, hồi phục 15% từ đáy. Trong khi đó, giá tôm sú có mức hồi phục, khoảng 3% lên mức 97.500 đồng/kg. Đây là tính hiệu tốt dành cho các hộ nuôi tôm sau thời gian dài chịu cảnh thả nuôi tôm cầm chừng để tránh thua lỗ do giá bán thấp.
Theo Hiệp hội Chế Biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong bối cảnh còn phải đối mặt với nhiều thách thức, ngành tôm Việt Nam nên đẩy mạnh sản xuất hàng GTGT, tập trung nhiều hơn cho khâu nuôi để tăng năng suất, giảm giá thành, nâng sức cạnh tranh để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong năm nay
Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành đề ra mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm cả nước sẽ đạt 750.000ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, giá trị xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Hiện tại, diện tích nuôi tôm nước lợ đã đạt 644.000-737.000ha, mục tiêu này sẽ sớm hoàn thành thậm chí được kỳ vọng vượt chỉ tiêu.
Cho đến nay, có khoảng 200 nhà máy chế biến tôm được Ủy ban Châu Âu phê duyệt với các cuộc kiểm tra thực địa định kỳ ngay tại Việt Nam. Điều đó cho thấy mặt hàng này vô cùng cấp thiết và quan trọng mà các quốc gia đều muốn săn lùng nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một thách thức đặt ra và cũng là khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ dân nuôi tôm và nuôi trồng thuỷ hải sản là hệ thống kênh thuỷ lợi ở phía Nam Quốc lộ 1 đang sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản vốn là thuỷ lợi phục vụ cho cây lúa nên không đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước, gây khó khăn rất lớn, nhất là tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cơ sở thuỷ lợi kém chưa được hiện đại.
Hạ tầng nuôi tôm đang được triển khai phát triển. Ảnh: Chí Quốc
Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, các Bộ, ngành địa phương cần sớm có quy hoạch tổng thể bố trí nguồn vốn kịp thời để đầu tư thủy lợi đáp ứng nhu cầu cấp bách phát triển ngành tôm, bởi ngoài bảo vệ môi trường, hạn chế rủi ro thì đây là giải pháp lâu dài để ngành hàng tỷ USD này phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.
“Trong quy hoạch không gian sử dụng đất và đặc biệt là quy hoạch ĐBSCL đã được Chính phủ phê duyệt, trong quá trình triển khai chúng ta phải định hình lại để từ đó thiết kế hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản một cách tốt hơn. Có hạ tầng mới khai thác hết tiềm năng, lợi thế của khu vực nuôi trồng thủy sản” – ông Trần Đình Luân nói.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Chính phủ đã đầu tư xây dựng nhiều dự án như: Dự án Quản lý nước tỉnh Bến Tre, Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1, Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Dự án Hệ thống thủy lợi tiểu vùng II-III-V Cà Mau, Dự án Cống âu thuyền Ninh Quới, Dự án Tha La - cống Trà Sư, các dự án hạ tầng thủy sản - cảng cá - khu neo đậu cho khu vực ĐBSCL…; bước đầu đáp ứng nền nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu và đang nâng dần lên khả năng chống chọi với nước dâng do bão, lũ, phát huy tốt trong kiểm soát mặn”.
Sân bay này đang đề xuất quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều thay đổi quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Tại phiên họp giải trình UBND TP. Hà Nội đã trả lời kiến nghị của quận Long Biên về nội dung người dân khu dân cư Bắc Cầu chưa đồng thuận di dời thực hiện dự án thoát lũ.
Dự án Khu đô thị (KĐT) mới Kiến Giang với tổng mức đầu tư gần 9.700 tỷ đồng sẽ phủ khắp 4 phường, xã trên địa bàn TP. Thái Bình hiện đang tìm kiếm nhà đầu tư.
Khu đô thị Hiệp Hòa nằm giữa "Cù Lao Phố" rộng gần 300 ha, thu hút 31.600 người với tổng mức đầu tư 72.000 tỉ đồng đang được tỉnh Đồng Nai mời gọi nhà đầu tư
Dư luận đang quan tâm, tới đây Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực, dự kiến từ ngày 1/8 sẽ “siết” lại việc phân lô, bán nền của các chủ đầu tư bất động sản. Điều...
Đường Hoàng Hữu Nam là tuyến đường huyết mạch của Tp.Thủ Đức (Tp.HCM) kết nối giao thông với Bến xe Miền Đông mới, metro số 1, Xa lộ Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu, Nghĩa trang TP.HCM...
Tuần từ ngày 08-14/06/2024, có 3 tỉnh, thành kêu gọi đầu tư mới, trong đó Thái Bình giới thiệu về dự án khu đô thị mới Kiến Giang với tổng mức đầu tư gần 9.7 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, 1 tỉnh đã gia hạn thêm 15 ngày đối với 2 dự án đã kêu gọi trước đó.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.