• CIM 11.58 0.00(0.01%)
  • VNI 1229.23 5.88(0.48%)
  • BTC 94411.46 430.99(0.46%)
  • GOLD 3277.383 71.450(2.13%)
  • WTI 62.20 0.52(0.84%)
  • EUR/USD 1.13446 0.00431(0.38%)
  • EUR/GBP 0.85164 0.00179(0.21%)
  • USD/CHF 0.83079 0.00399(0.48%)
  • USD/JPY 143.499 0.930(0.66%)
  • USD/CAD 1.38705 0.00208(0.15%)
  • GBP/USD 1.33201 0.00186(0.14%)
  • CAD/CHF 0.59887 0.00198(0.33%)
  • AUD/USD 0.63801 0.00274(0.43%)
  • NZD/USD 0.59563 0.00369(0.62%)
  • CIM 11.58 0.00(0.01%)
  • VNI 1229.23 5.88(0.48%)
  • BTC 94411.46 430.99(0.46%)
  • GOLD 3277.383 71.450(2.13%)
  • WTI 62.20 0.52(0.84%)
  • EUR/USD 1.13446 0.00431(0.38%)
  • EUR/GBP 0.85164 0.00179(0.21%)
  • USD/CHF 0.83079 0.00399(0.48%)
  • USD/JPY 143.499 0.930(0.66%)
  • USD/CAD 1.38705 0.00208(0.15%)
  • GBP/USD 1.33201 0.00186(0.14%)
  • CAD/CHF 0.59887 0.00198(0.33%)
  • AUD/USD 0.63801 0.00274(0.43%)
  • NZD/USD 0.59563 0.00369(0.62%)

Mở rộng đường Láng: Thu hồi đất đấu giá để không còn cảnh bỗng thành mặt phố

07:45 15/05/2024

Để tiết kiệm chi phí làm đường, tạo sự công bằng, tránh tiêu cực, chuyên gia kiến nghị thu hồi đất hai bên đường để đấu giá khi mở rộng đường Láng.

Thông tin Sở GTVT Hà Nội đề xuất chủ trương mở rộng đường Láng gấp đôi hiện tại (từ 10,5m mỗi làn lên tổng 53,5m chiều rộng) đang nhận được sự quan tâm lớn của người dân.

Đánh giá việc đầu tư cải tạo đường Láng là cần thiết, tuy nhiên nhiều chuyên gia bày tỏ ái ngại với mức đầu tư dự kiến cho đoạn đường 3,8km là 17.241 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp 541 tỷ đồng, còn chi phí giải phóng mặt bằng lên tới 16.700 tỷ đồng (chiếm 96,8%).

Để tối ưu kinh phí giải phóng mặt bằng dự án, các chuyên gia kiến nghị thành phố thu hồi đất hai bên đường Láng để bán đấu giá lấy kinh phí làm đường - phương án từng được áp dụng thành công ở TP.HCM nhưng sau đó không được triển khai rộng rãi.

Mở rộng đường Láng: Thu hồi đất đấu giá để không còn cảnh bỗng thành mặt phố

Dự kiến tổng mức đầu tư dự án mở rộng đường Láng là 17.241 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 16.700 tỷ đồng, xây lắp 541 tỷ đồng. (Ảnh: Đắc Huy)

"Người mất đất phải tìm nơi ở mới, kẻ trong ngõ thì được ra mặt phố"

Trả lời VTC News, ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, việc đầu tư nâng cấp tuyến đường Láng cả phía trên và phía dưới giúp khép kín Vành đai 2, giao thông nội thành Hà Nội sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho rằng, với mức đầu tư 17.241 tỷ đồng Hà Nội sẽ lại có thêm một tuyến đường được mệnh danh "đắt nhất hành tinh".

"Với chiều dài 3.800m, tổng mức đầu tư 17.241 tỷ đồng, nhẩm tính là hơn 4,5 tỷ đồng/m. Chưa kể đây là chi phí dự toán, khi hoàn thành con số không dừng lại ở mức đó. Như vậy, đường Láng sẽ đắt gấp đôi đường Trần Khát Chân - con đường được cho là đắt nhất Thủ đô thời điểm khánh thành với gần 2 tỷ đồng/m", ông Thanh nói.

Bên cạnh chi phí khổng lồ, ông Thanh cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng làm không tốt cũng gây nên những hệ lụy xấu.

Trước đây, khi Hà Nội xây dựng, mở rộng những "đường đắt nhất hành tinh" như Hoàng Cầu - Voi Phục, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, Nguyễn Văn Huyên, Ô Chợ Dừa, Xã Đàn - Kim Liên…, dư luận đặt nhiều nghi vấn về vấn đề tiêu cực trong quá trình giải tỏa.

"Người mất đất phải tìm nơi ở mới, kẻ đang trong ngõ hẻm thì được ra mặt phố, chênh lệch địa tô rất lớn, gấp vài chục lần, rất bất hợp lý", ông Thanh nói.

Vị chuyên gia phân tích thêm, khi Nhà nước mở đường mới hoặc mở rộng đường cũ, giá đất hai bên đường tăng lên rất nhiều lần so với trước. Những người bị thu hồi đất để làm đường thường không được hưởng lợi từ việc mở đường này.

Ngược lại, những người không bị giải phóng mặt bằng bỗng dưng được hưởng một món lợi lớn từ việc giá đất tăng mà không phải đóng một khoản thuế, phí nào. Trong khi đó, Nhà nước bỏ tiền ra làm đường, đầu tư hạ tầng nhưng không có cơ chế để thu lại khoảng chênh lệch khổng lồ này.

Để giải quyết sự bất cập này, ông Thanh đề xuất thu hồi diện tích đất liền kề công trình hạ tầng để bán đấu giá.

"Đáng lẽ mở rộng đường thêm 10m thì anh phải giải tỏa đất lên 20m, 10m đất mặt tiền dùng để đấu giá. Số tiền đấu giá được sẽ bù đắp vào khoản chi phí mở rộng đường mà không cần tiêu tốn đến ngân sách Nhà nước. Những hộ gia đình trong ngõ vẫn ở trong ngõ chứ không ngang nhiên thành nhà mặt phố", ông Thanh kiến nghị.

Ông dẫn ví dụ công tác quy hoạch ở Trung Quốc, bất kể là mở đường mới ở đất trống hay mở rộng đường sẵn có trong khu dân cư đông đúc, chủ trương của họ là không có bất cứ hộ gia đình hay cá nhân nào được lợi trên những con đường mới.

Theo vị chuyên gia, để thực hiện hóa chủ trương này, Trung Quốc quy định khi mở một con đường mới, sau khi giải tỏa lộ giới, sẽ tiếp tục giải tỏa hai bên đường 50 - 100m, sau đó phân thành từng lô lớn vài nghìn mét vuông bán đấu giá. Những lô đất lớn này quy hoạch xây các khối nhà lớn, hiện đại. Đó cũng là cách bổ sung nguồn vốn để mở rộng đường mà không tốn quá nhiều ngân sách Nhà nước.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, phương án này không hề mới tại Việt Nam, bởi từ năm 2012, Bộ Tài chính đã dự thảo "Đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020", trong đó đề xuất việc bán đấu giá các lô đất giải tỏa hai bên đường mới mở.

Theo dự thảo, nếu áp dụng phương thức này, ngân sách Nhà nước sẽ thu thêm được hàng trăm nghìn tỷ đồng thay vì mất trắng cho những người có nhà tự nhiên được ra mặt tiền thụ hưởng. " Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chỉ nằm trên giấy ", ông Thanh nói.

Ông Thanh thông tin, trước khi có dự thảo này đã có địa phương thực hiện thu hồi đất để đấu giá. Năm 1999, TP.HCM áp dụng thành công mô hình thu hồi thêm đất ở hai bên công trình hạ tầng để tái định cư và bán đấu giá khi mở tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ.

Cụ thể, UBND TP.HCM quyết định thu hồi mỗi bên thêm 15m làm quỹ đất dự trữ. Khi có đất sạch, thành phố đem đấu giá phần đất này cho công ty địa ốc Phú Long và Tài Nguyên, thu về 436 tỷ đồng. Phần đất còn lại, 20ha thành phố đem đổi cho Công ty GS làm đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài và 15ha dành để tái định cư tại chỗ cho người dân.

" Số tiền bỏ ra làm dự án là 429 tỷ đồng, sau khi đấu giá đất thì thu về 436 tỷ đồng. TP.HCM còn có đất để đổi lấy tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài và đất để tái định cư tại chỗ cho người dân ", vị chuyên gia nêu.

Còn tại Hà Nội, theo nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, thời điểm làm đường Trần Khát Chân cũng manh nha ý định thu hồi thêm đất hai bên đường để đấu giá nhưng sau cùng vẫn áp dụng theo cách cũ.

" Tôi mong rằng Hà Nội nên đề xuất thí điểm khi mở rộng đường Láng nhằm tạo ra công bằng trong việc thu hồi, đấu giá đất, định giá tài sản… tránh thất thoát tài sản công, tránh được tiêu cực, lợi ích nhóm ", ông nói thêm.

Cùng bàn luận về vấn đề này, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho rằng, nếu việc mở rộng đường Láng đúng theo quy hoạch phát triển của Thủ đô thì nên triển khai càng sớm càng tốt để tiết kiệm tối đa chi phí.

" Lập ra đề án nhưng không triển khai, càng để lâu, khi người dân xây dựng thêm các công trình mới thì việc giải tỏa mặt bằng sẽ rất vất vả và tốn kém. Hà Nội nên triển khai quy hoạch sớm, những khu vực nằm trong diện giải tỏa thì phải đưa ra quy định không được xây dựng công trình nữa ", ông Tạo nói.

Đề cập đến phương án thu hồi đất hai bên đường để đấu giá khi mở rộng đường được nhiều nước áp dụng, ông Tạo nhận định, việc này giúp hạ tầng đô thị khang trang hơn, đồng thời tránh tình trạng sốt đất ảo khi quy hoạch đi trước, hạ tầng đi theo, giá trị đất cũng rõ ràng hơn.

Mở rộng đường Láng: Thu hồi đất đấu giá để không còn cảnh bỗng thành mặt phố

Tuyến đường Láng dài khoảng 3,8km có mật độ giao thông rất lớn, thường xuyên ùn tắc. (Ảnh: Đắc Huy)

Hài hòa lợi ích các bên

Bàn luận dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, đánh giá, phương án thu hồi diện tích đất liền kề công trình hạ tầng để bán đấu giá phần nào xoa dịu được tâm lý của những nhà mặt phố khi bị thu hồi, họ được quyền ưu tiên tham gia đấu giá để tiếp tục có nơi kinh doanh, mưu sinh.

Đồng thời, các gia đình phía trong không có chuyện "ăn may" thành nhà mặt đường dẫn đến xung đột lợi ích khi triển khai dự án.

Theo ông Cường, Nhà nước có thể nghiên cứu và ban hành các quy định để thực hiện thí điểm giải pháp này (mở rộng đường kết hợp chỉnh trang đô thị, đấu giá quyền sử dụng đất tạo ra mặt đường đồng bộ khang trang) nhằm giải quyết vấn đề nhà siêu mỏng, siêu méo ở mặt đường. Đây là cơ hội để tăng thu ngân sách cũng như đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng đất và Nhà nước.

Tuy nhiên, vị luật sư lưu ý, điều này cần phải được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân thông qua, phải trở thành chính sách và có căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện. Đồng thời, ông Cường cho rằng phải thực hiện từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo đúng quy trình thủ tục thì mới được tổ chức thực hiện.

" Dự án mở rộng đường Láng - Vành đai 2 được quy hoạch từ lâu, đã có chỉ giới mở rộng đường nên nếu thay đổi chỉ giới này phải thay đổi từ chính sách, thay đổi quy hoạch và cần phải tuyên truyền vận động thì mới có thể tổ chức thực hiện ", ông Cường nói.

Bên cạnh đó, theo luật sư Đặng Văn Cường, vấn đề về thu hồi đất để mở rộng đường giao thông liên quan rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Luật Quy hoạch kiến trúc, Luật Thủ đô, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng…

" Với pháp luật hiện hành thì phải triển khai đồng thời 2 dự án là dự án mở rộng đường giao thông và dự án chỉnh trang đô thị sau mở đường ", ông Cường nêu.

Vì vậy, chuyên gia luật kiến nghị, nếu quyết tâm thực hiện thì phải triển khai một cách bài bản, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để quy định khi mở rộng đường phải kết hợp với chỉnh trang đô thị tạo ra mặt tiền đường mới đồng bộ thống nhất.

Mở rộng đường Láng: Thu hồi đất đấu giá để không còn cảnh bỗng thành mặt phố

Giá bất động sản bắt đầu tăng, làn “sóng” đầu cơ và “sốt” đất có cơ hội quay trở lại thị trường?
Giá bất động sản bắt đầu tăng, làn “sóng” đầu cơ và “sốt” đất có cơ hội quay trở lại thị trường?
11 tháng trước
Hầu hết các chuyên gia cho rằng, trong chu kỳ bất động sản lần này sẽ không còn hiện tượng sốt ảo, giá tăng nóng, hạn chế xảy ra tình trạng bong bóng.
"Thủ phủ" công nghiệp phía Bắc điều chỉnh loạt KCN, dự kiến có 22 đô thị vào năm 2030
11 tháng trước
Bắc Giang đưa ra khỏi quy hoạch KCN Huyền Sơn và điều chỉnh diện tích loạt KCN gồm KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn, KCN - Đô thị - Dịch vụ Tiên Sơn - Ninh Sơn...
Đề nghị Bộ Công an dừng xuất cảnh một tổng giám đốc
Đề nghị Bộ Công an dừng xuất cảnh một tổng giám đốc
11 tháng trước
Tổng Giám đốc Công ty CP 99 Núi - Chủ đầu tư Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Sunset Sanato tại Phú Quốc - vừa bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh, do nợ thuế số tiền lớn.
Kita Invest: Lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 44,5 tỷ đồng
Kita Invest: Lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 44,5 tỷ đồng
11 tháng trước
Công ty cổ phần Kita Invest vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2023 với khoản lợi nhuận sau thuế 44,5 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ.
Những trường hợp sẽ được Nhà nước áp dụng giá đất khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, người dân cần nắm chắc
Những trường hợp sẽ được Nhà nước áp dụng giá đất khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, người dân cần nắm chắc
11 tháng trước
Khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, có 6 trường hợp sẽ được áp dụng giá đất.
Sau 3 tháng gặp sự cố, 'siêu dự án' tổ hợp hóa dầu 5,4 tỷ USD sắp tái khởi động?
Sau 3 tháng gặp sự cố, 'siêu dự án' tổ hợp hóa dầu 5,4 tỷ USD sắp tái khởi động?
11 tháng trước
Sau khi tiến hành chạy thử 100% công suất, Tổ hợp hóa dầu này đã tắt máy trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5.
Một thị xã 2 dự án nghìn tỷ 'phơi sương'
Một thị xã 2 dự án nghìn tỷ 'phơi sương'
11 tháng trước
Dự án Khu đô thị Homeland Paradise Village có vốn đầu tư 4.250 tỷ, và dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp hơn 700 tỷ đồng tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) quy mô hàng chục héc ta đất nhưng...
Hơn 58.000 khách hàng mua nhà tại 148 dự án ở TP.HCM chưa được cấp
Hơn 58.000 khách hàng mua nhà tại 148 dự án ở TP.HCM chưa được cấp "sổ hồng"
11 tháng trước
Theo HoREA, tại TP.HCM, có 148 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội gặp vướng mắc về pháp lý dẫn đến hơn 58.000 khách hàng mua nhà tại các dự án chưa được cấp "sổ hồng".
Chủ dự án T&T City Millennia tại Long An báo lãi hơn 78 tỷ đồng
Chủ dự án T&T City Millennia tại Long An báo lãi hơn 78 tỷ đồng
11 tháng trước
Công ty CP Thái Sơn - Long An vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính giai đoạn 1/1/2023 - 31/12/2023 với lãi sau thuế hơn 78 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ.
Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, nằm top đầu hút FDI: Sẽ thêm 3 quận mới, trở thành đô thị tầm cỡ quốc tế
Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, nằm top đầu hút FDI: Sẽ thêm 3 quận mới, trở thành đô thị tầm cỡ quốc tế
11 tháng trước
UBND của thành phố đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 với một số thay đổi về đơn vị hành chính và hướng đến mục tiêu đô thị hóa vươn tầm quốc tế.
Truy tìm nguyên nhân khiến cây cầu nghìn tỷ nối Quảng Ninh với Hải Phòng 'ngậm ngùi' lỡ hẹn 'về đích'
Truy tìm nguyên nhân khiến cây cầu nghìn tỷ nối Quảng Ninh với Hải Phòng 'ngậm ngùi' lỡ hẹn 'về đích'
11 tháng trước
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo động lực mới liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai địa phương và thu hút nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp.
Áp lực hàng tồn kho 'đè nặng' doanh nghiệp bất động sản
Áp lực hàng tồn kho 'đè nặng' doanh nghiệp bất động sản
11 tháng trước
(KTSG Online) – Kết thúc quí 1 năm 2024, lượng hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp bật động sản tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản
Thứ Sáu, 25/04/2025
19:30
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế: 0.5%
Dự báo: -0.1%
Trước đó: 0.1%
0.5%
-0.1%
0.1%
19:30
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế: -0.4%
Dự báo: -0.4%
Trước đó: -0.6%
-0.4%
-0.4%
-0.6%
19:30
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế: -1.9%
Dự báo: 0.0%
Trước đó: 0.2%
-1.9%
0.0%
0.2%
19:30
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế: -0.4%
Dự báo:
Trước đó:
-0.4%
19:31
   
CanadaCADCanada
   
Thực tế: 0.7%
Dự báo:
Trước đó: -0.4%
0.7%
-0.4%
13 phút nữa
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 261.30B
261.30B
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 6.7%
Trước đó: 5.0%
6.7%
5.0%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 4.4%
Trước đó: 4.1%
4.4%
4.1%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 47.2
Trước đó: 52.6
47.2
52.6
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: 50.8
Trước đó: 57.0
50.8
57.0
Ông Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tớiÔng Trump dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận thuế quan với các nước trong 3, 4 tuần tới
17 phút trước
Ông Trump tin tưởng Mỹ sẽ sớm hoàn tất các thỏa thuận thuế quan.
Tổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung QuốcTổng thống Mỹ Trump nói đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc
24 phút trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, chính quyền của ông đang đàm phán với Bắc Kinh để đạt được thỏa thuận thuế quan.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần quaDiễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
2 giờ trước
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Khối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechipKhối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechip
3 giờ trước
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
Thị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóngThị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóng
4 giờ trước
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tếTrung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tế
4 giờ trước
Giới chức Trung Quốc sẽ tăng biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động chịu ảnh hưởng từ thuế nhập khẩu của Mỹ.
Khai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quanKhai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quan
4 giờ trước
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Khối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng phiên cuối tuầnKhối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng phiên cuối tuần
4 giờ trước
NĐT nước ngoài quay đầu rút ròng 640 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó tâm điểm là FPT, VIC và STB.
Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025 công bố đến chiều 25/4: Cập nhật Sacombank, MB, Kienlongbank,...Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025 công bố đến chiều 25/4: Cập nhật Sacombank, MB, Kienlongbank,...
4 giờ trước
Cập nhật đến chiều 25/4 đã có 21 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025.
Một ngân hàng báo lãi tăng ba con số trong quý I nhờ thu hơn 2.600 tỷ từ bán công ty tài chínhMột ngân hàng báo lãi tăng ba con số trong quý I nhờ thu hơn 2.600 tỷ từ bán công ty tài chính
6 giờ trước
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
Trung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa MỹTrung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa Mỹ
6 giờ trước
Ngày 25/4, Reuters trích nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đang cân nhắc hoãn áp thuế nhập khẩu 125% với một số hàng hóa Mỹ.
“Của để dành” cổ phiếu bảo hiểm“Của để dành” cổ phiếu bảo hiểm
7 giờ trước
(ĐTCK)  Là lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe trong quá trình hoạt động. Thế nên, khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này cũng cần “nhìn sâu” vào doanh nghiệp.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.