Không ít hãng hàng không quốc tế đang cắt giảm chuyến bay đến Trung Quốc vì nhu cầu đi lại giảm và không thể cạnh tranh với hãng bay địa phương.
Theo SCMP , không ít hãng hàng không quốc tế đang cắt giảm chuyến bay đến Trung Quốc đại lục từ tháng 10 vì không thể cạnh tranh với các hãng bay địa phương, vốn có lợi thế bay được qua Nga để đến châu Âu. Bên cạnh đó, nhu cầu đi công tác Trung quốc cũng giảm khi tăng trưởng kinh tế nước này chậm lại.
Các hãng hàng không Mỹ và phương Tây đang cắt giảm chuyến bay đến Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Virgin Atlantic, hãng hàng không có trụ sở tại Vương quốc Anh, kế hoạch ngừng tuyến bay Thượng Hải - London sau 25 năm từ ngày 26/10. British Airways cũng dự kiến dừng các chuyến bay từ sân bay London Heathrow đến sân bay Đại Hưng ở Bắc Kinh vào cùng ngày.
Hãng hàng không Scandinavian Airlines dự kiến thực hiện chuyến bay cuối cùng trên tuyến Copenhagen (Đan Mạch) - Thượng Hải vào ngày 7/11; Qantas Airways của Australia đã ngừng tuyến Sydney - Thượng Hải; hãng hàng không Đức Lufthansa tháng trước cũng cân nhắc việc tạm ngừng tuyến Frankfurt - Bắc Kinh.
Tại Mỹ, hãng Delta Air Lines hoãn kế hoạch nối lại các chuyến bay Thượng Hải - Los Angeles. Phát ngôn viên của Delta Air Lines cho biết hãng hàng không dự kiến nối lại tuyến bay này vào tháng 6 năm sau.
Các hãng hàng không thường điều chỉnh lịch trình theo mùa vào mỗi tháng 10 và tháng 3.
Việc cắt giảm một phần do sự cạnh tranh từ các hãng hàng không Trung Quốc, những hãng có thể tiết kiệm từ 2 - 3 giờ bay và hàng chục nghìn USD mỗi chuyến nhờ bay qua không phận Nga, nơi bị cấm đối với các hãng hàng không phương Tây do xung đột ở Ukraine.
“Các hãng hàng không Trung Quốc có thể bay qua không phận Nga, cung cấp giá vé rẻ hơn cùng nhiều lựa chọn chuyến bay, đặc biệt từ các thành phố nhỏ của Trung Quốc mà các hãng hàng không nước ngoài không phục vụ” , ông Dennis Lau, giám đốc dịch vụ tư vấn của công ty dịch vụ hàng không Asian Sky Group (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết.
“Các hãng hàng không Mỹ và châu Âu có thể khai thác chuyến bay hiệu quả ở những thị trường có lợi nhuận cao hơn, như các tuyến xuyên Đại Tây Dương”.
Ông Lau cho biết thêm, các hãng hàng không phương Tây còn phải cạnh tranh với những đối thủ cung cấp chuyến bay đi và đến Trung Quốc đại lục với giá rẻ hơn và quá cảnh tại các nơi như Hong Kong, Seoul, Singapore.
Tháng trước, hãng hàng không Hainan Airlines của Trung Quốc khai trương các chuyến bay hàng tuần kết nối Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh đảo Hải Nam, với thành phố Seattle của Mỹ.
Hãng hàng không này hy vọng hành khách từ Trung Quốc sẽ sử dụng Seattle làm điểm dừng trung chuyển cho các thành phố khác của Mỹ, bao gồm Los Angeles và New York.
Một chuyến bay của hãng hàng không China Airlines của Trung Quốc. (Ảnh: Simple Flying)
Nhu cầu bay công tác giảm
Theo dữ liệu do công ty dữ liệu hàng không OAG của Anh tổng hợp, dự kiến tổng cộng 393 chuyến bay thẳng theo lịch trình từ Trung Quốc đến Mỹ trong tháng này, ít hơn 27,3% so với tháng 10/2019, trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Kinh tế Trung Quốc khó khăn là một trong những mối lo ngại của các hãng hàng không.
David Bach, chủ tịch Viện Phát triển quản lý quốc tế tại Thụy Sĩ, cho biết: "Những chuyến bay của các hãng hàng không phương Tây đến và đi từ Trung Quốc phần lớn là nhu cầu công tác. Do đó, sự suy yếu của nền kinh tế và tình trạng sụt giảm kéo dài trong đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc khiến các lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng ít nhu cầu bay đến nước này công tác".
Ngày 18/6, chính phủ Trung Quốc báo cáo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý 3/2024 chậm lại, còn 4,6% so với mức 4,7% của quý trước.
Theo công ty du lịch Trip, thị trường du lịch công tác của Trung Quốc tăng trưởng 39,2% vào năm ngoái và dự kiến đạt mức của năm 2019 trong năm nay.
Tuy nhiên, sáu chuỗi khách sạn quốc tế có mặt tại Trung Quốc báo cáo mức giảm doanh thu trên mỗi phòng và giá trung bình hàng ngày trong quý hai năm nay. Chẳng hạn, Wyndham ghi nhận doanh thu trên mỗi phòng giảm 17% và IHG Hotels & Resorts ghi nhận mức giảm 7%, so với cùng kỳ năm ngoái.
“Khi nhu cầu đi lại vì công việc giảm, điều đó ảnh hưởng xấu đến các hãng hàng không” , ông Yan Liang, nhà kinh tế tại Đại học Willamette, bang Oregon, Mỹ, cho biết. “Các doanh nghiệp sẽ không sớm trở lại Trung Quốc”.
Cảnh báo về gió thổi mạnh và mưa lớn đã có hiệu lực trên khắp các khu vực của Vương quốc Anh khi Ashley - cơn bão đầu tiên trong mùa bão năm nay đổ bộ.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã lập kỷ lục thế giới mới khi tạo ra nam châm điện trở có từ trường ổn định lên đến 42,02 Tesla – mạnh hơn 800.000 lần so với từ trường của Trái Đất. Thành tựu...
Boeing hiện đang đứng trước nguy cơ trở thành “thiên thần sa ngã” lớn nhất của nước Mỹ khi bị hàng loạt hãng tín nhiệm cân nhắc hạ mức tín nhiệm xuống mức “Rác”.
Steve Jobs đã tạo nên cuộc cách mạng smartphone cho ngành điện thoại, nhưng chính thành công này lại đang giết chết Apple. Những chiếc iPhone 16 đang trở thành khoản đầu tư tồi khi không xứng đáng số tiền bỏ ra.
Các nhà phân tích của Bank of America cho rằng vàng có thể là tài sản trú ẩn an toàn cuối cùng trong bối cảnh nợ công của Mỹ chưa có dấu hiệu ngừng tăng.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot cho biết Paris đang đàm phán với các đồng minh NATO về khả năng mời Ukraine gia nhập liên minh ngay lập tức.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.