• CIM 11.50 0.00(0.02%)
  • BTC 93826.39 383.40(0.41%)
  • GOLD 3282.950 96.420(2.85%)
  • WTI 61.89 1.60(2.52%)
  • EUR/USD 1.13277 0.01000(0.8%)
  • EUR/GBP 0.85361 0.00282(0.33%)
  • USD/CHF 0.82951 0.01000(1.32%)
  • USD/JPY 143.225 1.650(1.16%)
  • USD/CAD 1.38948 0.01000(0.63%)
  • GBP/USD 1.32699 0.01000(0.43%)
  • CAD/CHF 0.59689 0.00430(0.72%)
  • AUD/USD 0.63686 0.00045(0.07%)
  • NZD/USD 0.59575 0.00060(0.1%)
  • CIM 11.50 0.00(0.02%)
  • BTC 93826.39 383.40(0.41%)
  • GOLD 3282.950 96.420(2.85%)
  • WTI 61.89 1.60(2.52%)
  • EUR/USD 1.13277 0.01000(0.8%)
  • EUR/GBP 0.85361 0.00282(0.33%)
  • USD/CHF 0.82951 0.01000(1.32%)
  • USD/JPY 143.225 1.650(1.16%)
  • USD/CAD 1.38948 0.01000(0.63%)
  • GBP/USD 1.32699 0.01000(0.43%)
  • CAD/CHF 0.59689 0.00430(0.72%)
  • AUD/USD 0.63686 0.00045(0.07%)
  • NZD/USD 0.59575 0.00060(0.1%)

Lựa chọn khó khăn của chính sách tiền tệ

12:57 20/09/2022

Lựa chọn khó khăn của chính sách tiền tệ

TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế

Theo TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, Ngân hàng Nhà nước chỉ có thể chọn hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỷ giá, mà không thể cùng một lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ.

Lạm phát trong tháng 8/2022 của Mỹ đã tăng cao hơn dự kiến ngay cả khi giá năng lượng giảm trở lại, củng cố kỳ vọng về đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này. Theo ông, nếu Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất sẽ tác động thế nào đến chính sách tiền tệ trong nước?

Liên quan tới lạm phát toàn cầu và các biện pháp chống lạm phát của các ngân hàng trung ương trên thế giới, chúng ta đều thấy các nước phát triển chủ yếu sử dụng công cụ chính sách lãi suất, chẳng hạn Mỹ, châu Âu và một số quốc gia khác đã thực hiện tăng lãi suất cơ bản. Việc các nước tăng lãi suất sẽ tác động đến chính sách tiền tệ của Việt Nam theo các hướng:

Thứ nhất, lãi suất đồng Việt Nam (VND) cũng cần phải tăng lên để tránh việc chênh lệch lãi suất khiến dòng vốn chảy ra khỏi Việt Nam, cũng như không hấp dẫn dòng tiền từ nước ngoài vào.

Thứ hai, tác động lên chính sách tỷ giá hối đoái. Khi Mỹ tăng lãi suất, đồng USD lên giá và đến nay đã tăng lên mức kỷ lục. Hiện tại, gần như tất cả các đồng tiền khác trên thế giới đều giảm giá so với USD, từ đó tạo ra áp lực giảm giá rất lớn đối với VND. Trong trường hợp VND không mất giá, khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Điều này tác động rất lớn tới nền kinh tế bởi xuất khẩu là mũi nhọn tăng trưởng chính. Bên cạnh đó, để duy trì ổn định tỷ giá, chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải hao tổn một lượng dự trữ ngoại tệ không nhỏ. Trên thực tế, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, cơ quan này đã phải bán ra ngoại tệ để can thiệp, ổn định thị trường.

Trường hợp này rất giống với Thái Lan vào năm 1997, khi đó cũng kìm giữ tỷ giá hối đoái cố định ở mức 27 bath/USD và bán hết dự trữ ngoại hối. Khi không giữ được nữa, Thái Lan đã phải phá giá đồng nội tệ, dẫn tới xảy ra khủng hoảng khu vực.

Hiện tại, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng đang đối mặt với “tam giác bất khả thi” - mối quan hệ giữa chính sách lãi suất - chính sách tỷ giá hối đoái - dòng vốn nước ngoài. Để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, chỉ có 1 trong 2 lựa chọn: Hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước không thể cùng một lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của chính sách tiền tệ.

Lựa chọn khó khăn của chính sách tiền tệ

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán ra ngoại tệ để ổn định thị trường.

Ảnh: Dũng Minh

Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới để ứng phó với tình huống này là gì?

Thông thường, các nước phát triển sẽ lựa chọn chính sách lãi suất để dành thế chủ động cho chính sách tiền tệ. Ở những nước có nền kinh tế quá mở, khả năng quản lý dòng tiền, kiểm soát dòng vốn cũng như điều hành lãi suất cao thì sẽ lựa chọn thả nổi tỷ giá hối đoái, không can thiệp.

Còn ở Việt Nam, quan trọng nhất là phải lựa chọn thả nổi lãi suất hay thả nổi tỷ giá hối đoái. Cần phải đánh giá tác động của mỗi phương án này đến nền kinh tế để lựa chọn chính sách phù hợp.

Hiện tại, từ thực tế điều hành chính sách tiền tệ cho thấy, Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra lựa chọn nào cả. Chính sách lãi suất thì không tăng được vì Chính phủ yêu cầu tối thiểu phải giữ ổn định, thậm chí là giảm xuống để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Còn về tỷ giá hối đoái, vừa rồi cũng có chủ trương làm sao để VND không mất giá quá nhiều so với USD. Chính vì thế, sau 2 năm 2020-2021 có lên giá một chút thì sang năm 2022, VND đã mất giá so với USD nhưng chưa nhiều, chỉ khoảng 2%.

Vậy theo ông, Ngân hàng Nhà nước nên lựa chọn chính sách nào?

Để đưa ra lựa chọn trong bối cảnh hiện nay thì cần phân tích thấu đáo, với mỗi lựa chọn chúng ta được gì và mất gì. Làm sao để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu thiệt hại đến tổng thể cũng như từng bộ phận của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 200% GDP, trong đó 70-75% xuất khẩu là do khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp; còn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 23-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên dưới 20% GDP, chưa kể dòng vốn gián tiếp đi qua thị trường chứng khoán hay hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập).

Sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam là rất lớn nên không có công cụ kiểm soát dòng vốn, kể cả dòng vốn vào và dòng vốn ra. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tiến tới bước khá cao trong tự do hóa tài khoản vốn, chưa kể chính sách lãi suất và tỷ giá có tác động đến hơn chục tỷ USD kiều hối hàng năm, nếu xử lý không khéo có thể gây nghẽn dòng tiền lớn này.

Sự sụp đổ của Thái Lan năm 1997 là bài học điển hình cho việc không xử lý tốt khi đối mặt với “tam giác bất khả thi”. Việt Nam hiện chưa rơi vào tình trạng căng thẳng như vậy, song cần phải đưa ra lựa chọn càng sớm càng tốt, bởi càng kéo dài thì càng tiêu tốn nhiều dự trữ ngoại hối vốn được chắt chiu từ nhiều năm trước.

Có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan” khi vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, vừa phải hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch?

Ở các nước có thị trường tài chính phát triển, họ có nhiều lựa chọn về nguồn cung vốn, khi thắt chặt tín dụng có thể xoay sang các thị trường tài chính, thậm chí có mối liên hệ giữa thị trường tài chính và thị trường tín dụng.

Còn tại Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng đang đóng vai trò kênh cung ứng vốn chính cho nền kinh tế. Vì thế, việc Ngân hàng Nhà nước được giao trọng trách kiểm soát lạm phát nhưng vẫn phải tăng trưởng kinh tế là phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Song, đây đúng là bài toán khó trong bối cảnh hiện tại. Bởi nếu kiểm soát lạm phát bằng cách hạn chế tín dụng và tăng lãi suất thì lập tức sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngay cả những nước có thị trường tài chính phát triển như Mỹ, việc tăng lãi suất như thời gian vừa qua cũng chính là để hạn chế vay nợ và lập tức đã đưa ra cảnh báo suy thoái kinh tế, thậm chí tuyên bố chấp nhận suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, Việt Nam đã vượt qua nguy cơ lạm phát cao trong năm 2022 sau nửa đầu năm, dù giá xăng dầu tăng mạnh. Sang quý III, nguy cơ này gần như không còn, trong đó lạm phát cơ bản (loại trừ các nguyên nhân trực tiếp từ tiền tệ) vẫn rất thấp. Do đó, nhiệm vụ chống lạm phát hiện dễ hơn, nhưng vẫn là nhiệm vụ ưu tiên hơn là hỗ trợ tăng trưởng trong điều kiện có thể. Bởi câu chuyện chống lạm phát năm nay về cơ bản đã ổn, nhưng vẫn còn “rình rập” mối lo ngại trong năm tới.

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh thêm room tín dụng cho một số ngân hàng, bình quân khoảng 2%. Theo ông, NHNN có nên sớm phân bổ nốt phần còn lại và nâng hạn mức tổng thể cao hơn mức 14%?

Hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước phân bổ dựa trên tiêu chí khả năng hoạt động, thực tế quản trị rủi ro tín dụng nhằm khuyến khích hay hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng có uy tín, khả năng hoạt động tốt, đảm bảo an toàn, đồng thời hạn chế những ngân hàng yếu kém hoặc quản lý rủi ro không tốt. Quan trọng nhất, việc phân bổ tín dụng không đều giữa các ngân hàng là nhằm cơ cấu lại hệ thống ngân hàng vốn được tiến hành từ năm 2011 đến nay.

Việc phân bổ hạn mức tín dụng buộc các ngân hàng phải chọn lọc khách hàng, chọn lọc dự án để cho vay chứ không thể cho vay ồ ạt, bừa bãi và không có chuyện tăng khả năng tín dụng mà không bị kiểm soát. Việc phải tái cơ cấu lại hệ thống cũng là hệ quả của giai đoạn bùng nổ tín dụng và cho vay quá dễ dãi trước đó, dẫn tới nợ xấu tăng cao.

Bởi vậy, tôi cho rằng, việc phân bổ này không có vấn đề gì cả, đặc biệt trong năm 2022 với dự báo tăng trưởng kinh tế có thể lên đến 7,5%, lạm phát chắc chắn dưới 4%, cho nên việc tăng hạn mức tín dụng vượt quá mục tiêu đầu năm 14% để hỗ trợ tăng trưởng và kiềm chế lạm phát là không cần thiết. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước vẫn nên giữ hạn mức tín dụng chung là 14%, nếu trong trường hợp dùng hết thì có thể điều chỉnh thêm một chút tổng hạn mức tín dụng. Quan trọng nhất, đây là công cụ giúp cơ cấu lại hệ thống để phát triển ngân hàng lành mạnh, đồng thời hạn chế, thậm chí cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém ngoài 3 ngân hàng đã mua 0 đồng.

Bên cạnh đó, độ trễ của tín dụng, của chính sách tiền tệ phải đặt ra trong bối cảnh mục tiêu năm tới. Theo đó, cần tính toán hạn mức cho tín dụng của năm 2023, hoặc trong điều kiện cần có thể cho vay gối đầu, nếu cuối năm 2022 nhu cầu tín dụng chính đáng vẫn tăng thì hoàn toàn có thể sử dụng hạn mức tín dụng của năm 2023. Điều hành linh hoạt được, chứ không cần phải nới room tín dụng thêmn

Giá vàng hôm nay ngày 20/9: Vàng SJC tiếp tục tăng thêm 150.000 đồng/lượng
Giá vàng hôm nay ngày 20/9: Vàng SJC tiếp tục tăng thêm 150.000 đồng/lượng
3 năm trước
(ĐTCK) Bên cạnh vàng thế giới vẫn giao dịch thăm dò khi thị trường đang tập trung vào cuộc họp FOMC, giá vàng trong nước đồng loạt hồi phục, trong đó vàng SJC tiếp tục tăng 150.000 đồng/lượng.
Fed tăng lãi suất: Dự trữ ngoại tệ mỏng dần, tỷ giá thêm căng
Fed tăng lãi suất: Dự trữ ngoại tệ mỏng dần, tỷ giá thêm căng
3 năm trước
Gần như chắc chắn, quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% sẽ được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra giữa tuần này (22/9). Quyết định này tiếp tục gây áp lực lớn cho tỷ giá và lãi suất của Việt Nam.
Phục hồi phát triển sản xuất, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi
Phục hồi phát triển sản xuất, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi
3 năm trước
Chương trình hỗ trợ phục hồi nền kinh tế đang được triển khai đã giúp kích thích nền kinh tế, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, một số chính sách chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tỷ giá trung tâm “lầm lũi” đi lên trước thềm Fed họp
Tỷ giá trung tâm “lầm lũi” đi lên trước thềm Fed họp
3 năm trước
Tỷ giá trung tâm đang có phiên tăng thứ năm liên tiếp trong bối cảnh trên thị trường thế giới, đồng USD tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao nhất trong 2 thập kỷ.
VietinBank bán khoản vay với giá bằng nửa dư nợ thế chấp nhà máy sản xuất viên nén gỗ 3,6ha
VietinBank bán khoản vay với giá bằng nửa dư nợ thế chấp nhà máy sản xuất viên nén gỗ 3,6ha
3 năm trước
VietinBank muốn chuyển nhượng khoản nợ hơn 117 tỷ đồng của Công ty TNHH Trường Minh với giá dự kiến 55 tỷ đồng, tương đương 46% tổng dư nợ.
Vì sao nhiều người mua vàng nhẫn 9999 tích trữ?
Vì sao nhiều người mua vàng nhẫn 9999 tích trữ?
3 năm trước
Cùng tuổi vàng 9999, nhưng giá vàng miếng SJC trong nước đang cao hơn giá nhẫn tròn trơn của doanh nghiệp vàng tới 15,2 triệu đồng/lượng. Nhiều người dân chuyển sang mua vàng nhẫn tích trữ thay vì vàng miếng SJC như trước kia.
SSI Research: Lãi suất liên ngân hàng 'hạ nhiệt', NHNN hút ròng gần 60.000 tỷ đồng
SSI Research: Lãi suất liên ngân hàng 'hạ nhiệt', NHNN hút ròng gần 60.000 tỷ đồng
3 năm trước
Trong tuần qua, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm duy trì ổn định quanh mức 4,5%, giảm 40 điểm cơ bản và kỳ hạn 1 tuần – 1 tháng hạ nhiệt xuống còn 4,8% - 5,2%.
Ngân hàng Nhà nước vừa hút ròng gần 60.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa hút ròng gần 60.000 tỷ đồng
3 năm trước
SSI nhận định, NHNN đang có xu hướng điều tiết thanh khoản trên hệ thống ngân hàng duy trì ở mức vừa đủ, không còn quá dồi dào như giai đoạn năm 2020-2021 nhằm duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân...
Áp lực tăng lãi suất vẫn rất lớn
Áp lực tăng lãi suất vẫn rất lớn
3 năm trước
Giới chuyên gia cho rằng, để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, NHNN cần đảm bảo thanh khoản cho thị trường thông qua công cụ thị trường mở với việc bơm – hút tiền nhịp nhàng, hợp lý...
Gửi tiết kiệm trực tuyến, rước xe SH về nhà
Gửi tiết kiệm trực tuyến, rước xe SH về nhà
3 năm trước
Từ 15/9/2022 đến hết 30/11/2022, OCB triển khai chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tuyến trên trên ngân hàng số OCB OMNNI, với tổng giá trị giải thưởng toàn chương trình gần 1,2 tỷ đồng.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 17/9: Bảng Anh tiếp tục giảm sâu
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 17/9: Bảng Anh tiếp tục giảm sâu
3 năm trước
Khảo sát tỷ giá ngoại tệ sáng thứ Bảy, đồng bảng Anh vẫn có xu hướng giảm giá sâu. Mặt khác yen Nhật, đô la Úc, nhân dân tệ tăng/giảm trái chiều tại các ngân hàng.
Tỷ giá nhân dân tệ ngày 17/9: Điều chỉnh trái chiều tại nhiều ngân hàng
Tỷ giá nhân dân tệ ngày 17/9: Điều chỉnh trái chiều tại nhiều ngân hàng
3 năm trước
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (17/9), tỷ giá nhân dân tệ tại phần lớn các ngân hàng khảo sát biến động không đồng nhất. Sau biến động, tỷ giá mua chuyển khoản và bán ra tại ngân hàng Eximbank hiện đang đạt mức cao nhất.
Thứ Năm, 24/04/2025
28 phút trước
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 3.995%
Dự báo:
Trước đó: 4.100%
3.995%
4.100%
2 phút nữa
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -0.236B
-0.236B
01:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo: 0.1%
Trước đó: 0.1%
0.1%
0.1%
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo: 0.2%
Trước đó: 1.2%
0.2%
1.2%
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -512.0B
-512.0B
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,043.7B
1,043.7B
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 3.0%
Trước đó: 3.0%
3.0%
3.0%
Chính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và MỹChính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ
1 giờ trước
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa KỳNÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
2 giờ trước
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
'Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc''Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc'
2 giờ trước
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%
2 giờ trước
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%
3 giờ trước
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Vietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam AirlinesVietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines
4 giờ trước
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Nhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểmNhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểm
5 giờ trước
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầuIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
6 giờ trước
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh
7 giờ trước
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữuGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữu
7 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số VN-Index di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Khẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuấtKhẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuất
7 giờ trước
Báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành do liên danh Vingroup (VIC) và Techcombank (TCB) lập đã được thẩm định.
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
7 giờ trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.