Ngân hàng muốn đổi tên giao dịch từ "Ngân hàng Bưu điện Liên Việt" thành "Ngân hàng Bưu điện Việt Nam". Việc thay đổi tên gọi nhằm đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong giai đoạn hiện nay, thể hiện định hướng phát triển mới, nâng tầm vị thế và hình ảnh của ngân hàng.
Theo dự kiến, ngày 17/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank – LPB) sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Trong các tờ trình tại Đại hội, một nội dung đáng chú ý là việc đổi tên của ngân hàng. Cụ thể, HĐQT LPBank cho biết từ năm 2011 đến nay đã sử dụng tên “Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt”. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ngân hàng cần tên gọi mới để phù hợp với tình hình mới.
Việc thay đổi tên gọi nhằm đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong giai đoạn hiện nay, thể hiện định hướng phát triển mới, nâng tầm vị thế và hình ảnh của ngân hàng.
Theo đó, HĐQT đề xuất đổi tên Tiếng Việt của ngân hàng từ "Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt" thành "Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Việt Nam". Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh từ: "Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank" thành "Vietnam Post Commercial Joint Stock Bank".
Tên giao dịch từ "Ngân hàng Bưu điện Liên Việt" thành "Ngân hàng Bưu điện Việt Nam".
ĐHĐCĐ giao/ủy quyền cho HĐQT được quyết định thời điểm thực hiện đổi tên và tiến hành các thủ tục để thực hiện đổi tên như xin phép NHNN, sửa đổi giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…
Trong quá trình thực hiện, HĐQT được toàn quyền chủ động quyết định điều chỉnh/thay đổi tên gọi mới nêu trên nếu thấy cần thiết và/hoặc theo ý kiến của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước đó, năm 2023, ngân hàng này đã thay đổi nhận diện thương hiệu cũng như tên viết tắt từ "LienVietPostBank" thành "LPBank" sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Ngân hàng cho biết, việc thay đổi nhận diện thương hiệu là bước đi chiến lược của LPBank để bắt đầu cho một giai đoạn phát triển mới.
Năm 2024, LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 9.500 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2023. Tổng tài sản dự kiến đạt 427.260 tỷ đồng, tăng 11,6%. Tín dụng thị trường 1 dự kiến tăng 15,8%. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng thực tế có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào giới hạn tăng trưởng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Tại Đại hội, LPBank cũng sẽ trình cổ đông phương án chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cụ thể ngân hàng muốn chào bán thêm tối đa 800 triệu cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên hơn 33.500 tỷ đồng. Giá chào bán không thấp hơn mệnh giá, mức giá cụ thể ủy quyền cho HĐQT quyết định. Cổ phiếu mới chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng.
Năm 2024, Nam A Bank đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 13%, lợi nhuận trước thuế tăng 21% so với 2023, đạt 4.000 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% và phát hành ESOP để tăng vốn điều lệ.
Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn điều lệ và mở chi nhánh ra nước ngoài.
Sáng nay 29/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã chứng khoán NAB – HoSE) đã tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên 2024 tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội cổ đông trong năm 2024.
Lãi suất cho vay giảm liên tiếp qua loạt gói tín dụng ưu đãi của các ngân hàng góp phần kích thích nhu cầu vay vốn, tín dụng thoát đà giảm trong tháng 3.
Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng ngày càng phát triển ứng dụng Mobile Banking.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
(ĐTCK) Kinh tế còn khó khăn, niềm tin chưa hồi phục, hành lang pháp lý chặt chẽ hơn… là những lý do khiến doanh thu phí kênh bancassurance (bảo hiểm bán qua ngân hàng) tiếp tục giảm.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
(ĐTCK) Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.