Loạt mô hình mua chung BĐS của các 'ông lớn' hiện ra sao sau khi VPS bị 'tuýt còi'?
15:09 22/06/2024
Ngay sau khi VPS bị yêu cầu dừng mô hình đầu tư BĐS 10.000 đồng khi vừa ra mắt, loạt mô hình 'mua chung' BĐS của các 'ông lớn' hiện ra sao?
Công ty Chứng khoán VPS mới đây đã bị Ủy ban Chứng khoán (UBCK) Nhà nước yêu cầu ngừng nền tảng, ứng dụng cho phép nhà đầu tư có thể hợp tác đầu tư, mua chung BĐS sau khi vừa hậu thuẫn cho Fnest không lâu.
Theo ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch UBCK Nhà nước, hiện Luật Chứng khoán chưa xác định loại hình chia nhỏ BĐS vào một loại chứng khoán. Sau thời gian theo dõi mô hình này, UBCK Nhà nước nhận thấy đây là một hình thức đầu tư nhiều rủi ro.
Fnest đã mất đi sự hậu thuẫn từ VPS sau khi UBCK Nhà nước vào cuộc. Ảnh: Internet
Trước đó, thông qua Fnest, nhà đầu tư có thể đầu tư BĐS với số vốn siêu nhỏ chỉ từ 10.000 đồng và được hưởng lợi từ giá trị BĐS cũng như các hoạt động khai thác, quản lý bởi tổ chức chuyên nghiệp. Danh mục BĐS trên Fnest được mở bán khá đa dạng như biệt thự, shophouse cho đến các căn hộ chung cư.
Tại mỗi lần mở bán, giá cơ cấp một Fnest có mệnh giá chỉ từ 10.000 đồng, theo đó một BĐS được định giá 1 tỷ đồng sẽ được chia ra 100.000 Fnest. Từ số lượng Fnest, các nhà đầu tư có thể suy ngược lại giá trị của BĐS đó. Ngoài thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư cũng có thể mua bán thứ cấp tương tự như cổ phiếu.
Mô hình này không phải là mới bởi trước đó cũng đã từng xuất hiện trên thị trường. Điển hình có thể kể đến như tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã từng lập ra CTCP Quản lý và Đầu tư BĐS VMI (VMI JSC) với mục tiêu hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội tham gia vào các BĐS của Vinhomes.
VMI JSC được giới thiệu hoạt động theo mô hình đầu tư một số lượng nhất định các BĐS sẵn có hoặc sẽ hình thành trong tương lai của Vinhomes, giá trị BĐS này sau đó được chia thành 50 phần và các khách hàng của VMI có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ứng dụng Moonka cũng được quảng cáo là nền tảng tiên phong trong việc bán BĐS bằng công nghệ blockchain nhưng đến nay đã dừng hoạt động gọi vốn vào dự án BĐS.
Moonka cũng đã chia nhỏ BĐS thành 1.000 phần để hành khách có ngân sách từ vài triệu đồng cũng có thể cùng sở hữu. Sau 2 năm triển khai, họ mới gọi vốn thành công cho 3 dự án tại Bảo Lộc, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Cần Giờ (TP. HCM), mỗi dự án sẽ kêu gọi khoảng 30 nhà đầu tư, đầu tư trong vòng 6 tháng với lợi nhuận kỳ vọng từ 15-18% nhưng thực tế sẽ phát triển ra sao vẫn còn bỏ ngỏ.
Trước đó, CenGroup cũng đã từng triển khai mô hình gần giống với nền tảng công nghệ mua chung BĐS Revex với tổng mức vốn 1 triệu USD.
Theo như những gì được giới thiệu, chỉ từ 1 triệu đồng, khách hàng cá nhân có thể góp vốn mua chung BĐS. Các giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên nền tảng hợp đồng thông minh với nền tảng blockchain, nhưng nền tảng này hiện đã dừng hoạt động, website và fanpage đều "đóng cửa".
Từng có thời gian rầm rộ trên thị trường BĐS, nền tảng RealStake cũng đã từng triển khai chia nhỏ tài sản với giá trị chỉ từ 20 triệu đồng/token, cam kết lợi nhuận từ 6-9%/năm, hiện nay chỉ còn lại các thông tin không mấy tích cực.
Năm ngoái, Houze Invest (thuộc Houze Group) cũng đã từng gọi vốn theo hình thức mua chung với nhiều căn hộ Astral City - Tháp Gemini ở Bình Dương. Theo đó, mức vốn đầu tư ban đầu chỉ từ 1 triệu đồng, lợi nhuận đầu tư dự kiến khoảng 10-11%/năm nhưng kết quả cũng khá khiêm tốn.
Mô hình 'mua chung' trong kinh doanh BĐS hiện chưa có hành lang pháp lý. Ảnh: Internet
Trên thực tế, đã có nhiều nền tảng và ứng dụng mua chung BĐS "nở rộ" sau khi diễn ra đại dịch Covid-19, dù vậy chỉ sang đến nửa đầu năm 2023, các loại hình này gần như cũng dần "mất hút" khỏi thị trường.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA), hình thức mua BĐS qua các nền tảng thực chất là phương thức đầu tư tài chính, huy động vốn của chủ đầu tư, mọi ràng buộc chỉ dựa vào hợp đồng hợp tác với đơn vị phát hành; người mua phần giá trị tài sản đó cũng không thể xác lập quyền sở hữu và định đoạt số phận tài sản đó.
Mô hình này trong kinh doanh BĐS hiện chưa có khung pháp luật điều chỉnh, đa phần cách thức để thu hút nhà đầu tư, là cam kết lợi nhuận cao, điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho các nhà đầu tư.
Chung quan điểm, chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển nhận định ứng dụng công nghệ trong BĐS đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhưng tại Việt Nam lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do thiếu hành lang pháp lý.
Trước đó, trong cuộc họp báo thường kỳ quý II/2024 của Bộ Tài chính diễn ra vào chiều 18/6, đánh giá về hình thức đầu tư BĐS chia nhỏ xuất hiện thời gian gần đây, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) - ông Bùi Hoàng Hải (Phó Chủ tịch UBCK Nhà nước) cho rằng hiện nay Luật Chứng khoán vẫn chưa xác định loại hình chia nhỏ BĐS vào một loại chứng khoán.
Đánh giá về mô hình này, ông Hải cho biết UBCK Nhà nước đã theo dõi mô hình này và nhận thấy đây là một hình thức đầu tư khá nhiều rủi ro.
Khu vực sẽ trở thành "thủ phủ" công nghiệp công nghệ cao nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Ngày 21/6 UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị giới thiệu danh mục dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư trong Quy hoạch tỉnh địa bàn thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Cây cầu dây văng lớn nhất TP. HCM nối 2 huyện phía Nam thành phố dự kiến được khởi công vào năm 2025 đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước.
Ngày 21/06, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) khởi công xây mới cầu Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân), tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Quốc Khánh, Luật Đất đai (sửa đổi) được làm rất kỹ, qua nhiều kỳ họp, lấy ý kiến sâu rộng nhân dân, các quy định rất cụ thể, có thể thực hiện ngay. Thi hành sớm có nhiều thuận lợi.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.