Loạt doanh nghiệp phương Tây rời đi nhưng Nga chỉ 'nuối tiếc' duy nhất một công ty Mỹ, quan chức Nga nói sẵn sàng chào đón quay trở lại
15:17 15/04/2025
Việc Boeing có quay trở lại Nga khi quan hệ Nga-Mỹ cải thiện hơn vẫn là một câu hỏi lớn.
Kinh tế Nga vẫn phát triển mạnh mẽ bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, trở nên tự chủ hơn và định hướng các thị trường mới. Nhưng có một doanh nghiệp mà các quan chức Nga có vẻ tiếc nuối trước sự biến mất khỏi thị trường nước này: Boeing.
Máy bay của Boeing từng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga, kết nối các thành phố xa xôi của nước này. Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra năm 2022, Boeing đã bán, bảo dưỡng máy bay tại Nga và vận hành một trung tâm thiết kế lớn tại đây. Boeing cũng mua phần lớn titan – vật liệu chính cho máy bay phản lực hiện đại – từ Nga.
Trong khi Tổng thống Trump nỗ lực cải thiện quan hệ với Moscow, Boeing nổi lên như một phép thử xem liệu các doanh nghiệp Mỹ đã rời khỏi Nga có quay trở lại hay không. Ông Trump cho đến nay vẫn duy trì lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành hàng không Nga.
Boeing không bình luận về việc liệu họ có cân nhắc quay lại hay không, nhưng vẫn còn trở ngại đáng kể.
Richard Aboulafia, một cố vấn hàng không vũ trụ, cho biết: “Nếu được lựa chọn giữa việc quay trở lại Nga và uống thuốc tẩy, tôi đảm bảo rằng cốc thuốc tẩy đó trông rất ngon”.
Kinh tế Nga chứng minh khả năng chịu đựng các lệnh trừng phạt và “thoát ly” khỏi phương Tây. Xe ô tô Trung Quốc đã thay thế xe phương Tây. Các nhà máy xe lửa của Nga từng hợp tác với Siemens (Đức) vẫn tiếp tục sản xuất độc lập. Một hệ thống thanh toán của Nga đã lấp đầy khoảng trống mà Visa và Mastercard để lại.
Nga cũng tìm cách phát triển ngành hàng không, với mục tiêu sản xuất máy bay dân dụng của riêng đất nước. Nga đã đổ hàng tỷ USD cải tổ ngành hàng không, nhưng các chuyên gia cho rằng việc sản xuất hàng loạt máy bay chở khách do Nga sản xuất hoàn toàn khó bắt đầu trước 2030.
Đội bay thương mại của Nga vẫn dựa vào hơn 450 máy bay do Boeing và Airbus (châu Âu) sản xuất. Những máy bay này chiếm hơn nửa số máy bay chở khách đang được sử dụng ở Nga, công ty dữ liệu hàng không Cirium cho biết.
Nhằm vượt qua khó khăn, các hãng hàng không Nga đã phải lấy phụ tùng từ một số máy bay để thay cho những chiếc máy bay được thiết kế từ thời Liên Xô nhưng bị bỏ không. Hãng hàng không tư nhân hàng đầu của Nga, S7, đã buộc phải cho những chiếc Airbus nằm không vì không thể bảo dưỡng động cơ. Công việc bảo dưỡng vốn do Pratt & Whitney (Mỹ) thực hiện. Aeroflot (Nga) cũng tìm tới Iran để bảo dưỡng máy bay thân rộng.
Sau hơn 3 năm bị trừng phạt, tình hình có vẻ ngày càng bấp bênh. Andrei V. Kramarenko, chuyên gia hàng không Nga tại Trường Kinh tế Cao cấp ở Moscow, cho biết các hãng hàng không phải đối mặt với thách thức trong việc phục vụ máy bay phản lực đường dài. Các chuyến bay xuyên quốc gia không ngừng nghỉ, kéo dài 8 giờ của Nga có thể trở thành dĩ vãng.
Ông Kramarenko cho biết: “Mọi người đều quan tâm đến việc các nhà cung cấp nước ngoài sẽ quay trở lại Nga trong vòng 2-3 năm nữa”.
Trong khi thông điệp chung của Điện Kremlin là Nga vẫn hoạt động tốt mà không cần các công ty phương Tây, các quan chức thừa nhận rằng ngành hàng không Nga không như vậy.
Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết nước này đã yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Aeroflot như một phần của tiến trình “bình thường hóa” quan hệ Nga-Mỹ.
Tháng này, Bộ trưởng Thương mại Nga Anton Alikhanov nói rằng “sẽ rất quan trọng” nếu Mỹ giải phóng 500 triệu USD phụ tùng máy bay mà Nga đã mua trước khi lệnh trừng phạt được áp dụng. Tháng 2, Phó thủ tướng thứ nhất Denis Manturov cho biết nếu Boeing “sẵn sàng quay trở lại, chúng tôi sẵn sàng xem xét”.
Trong một cuộc phỏng vấn bên lề một hội nghị ở New Delhi vào tháng trước, một nhà lập pháp cấp cao của Nga, Vyacheslav Nikonov, nói rằng ông muốn Boeing quay trở lại Nga vì quốc gia này cần phụ tùng thay thế và đổi mới đội bay.
Các công ty lớn của Mỹ như Honeywell và GE cũng bán phụ tùng máy bay quan trọng. Không công ty nào cho biết họ đang cân nhắc quay trở lại Nga.
Các nhà phân tích cho biết, ngay cả khi Boeing quay trở lại, mối quan hệ này chắc chắn sẽ không sâu sắc như trước xung đột.
Boeing có nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần Nga, nơi chiếm một phần nhỏ trong thị trường toàn cầu về phụ tùng và máy bay. Công ty có hơn 5.500 đơn đặt hàng máy bay phản lực thương mại đang chờ xử lý và đang nỗ lực tăng sản lượng lên hơn vài chục máy bay mỗi tháng. Ngoài ra, Boeing cũng đã đa dạng hóa nguồn cung titan, vì thế không có nhu cầu cấp thiết về titan của Nga.
Thông tin được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump – trong nỗ lực cắt giảm thâm hụt thương mại - áp đặt mức thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia.
Việc chính phủ Mỹ kiện Meta theo luật chống độc quyền để lật lại 2 thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp đang khiến nhiều người bất ngờ, bởi tại thời điểm đó chẳng mấy ai biết đến 2 cái tên này.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrey Sibiga hôm 13-4 bác bỏ thông tin đại diện nước này và Nga sẽ thương thảo trực tiếp tại TP Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này.
Thống đốc Fed Christopher Waller cảnh báo nếu ông Trump nối lại các mức thuế quan đối ứng cao hơn thì Mỹ sẽ tăng trưởng cực kỳ chậm chạp, buộc Fed phải hành động để trợ giúp nền kinh tế.
Warren Buffett thường xuyên cho các nhà đầu tư lời khuyên hữu ích. Trong giai đoạn thị trường hỗn loạn, lời của nhà hiền triết xứ Omaha lại càng đáng chú ý.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.