Ngành dịch vụ hàng không phục hồi mạnh. Nguồn: Internet
Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không như bách hóa, phòng chờ, suất ăn, phục vụ mặt đất… báo lãi quý III gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước nhờ bối cảnh ngành hàng không phục hồi mạnh.
Dịch bệnh được kiểm soát, du lịch mở cửa hoàn toàn giúp thị trường hàng không tiếp tục phục hồi mạnh. Theo Cục Hàng không Việt Nam, tổng sản lượng hành khách 9 tháng thông qua các cảng hàng không đạt 89 triệu lượt, tăng 20%; trong đó khách quốc tế đạt 23,7 triệu lượt, tăng 266,8%; khách nội địa 65,2 triệu lượt khác, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2022. Ngược lại, vận tải hàng hóa giảm 15,3% khi đạt 887.500 tấn.
Tại nội địa, 5 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Jetstar Pacific Airlines) đang khai thác 67 đường bay với trên 650 chuyến bay mỗi ngày. Ngoài việc tăng tần suất khai thác các đường bay hiện hữu, các hãng hàng không Việt Nam cũng khai thác một số đường bay mới như Cần Thơ - Vân Đồn, Hà Nội - Cà Mau.
Đối với thị trường quốc tế, ngoài các thị trường truyền thống và một số thị trường mới ở khu vực Trung Á như Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, các hãng hàng không Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động khai thác các đường bay đến Ấn Độ và Úc.
Nhờ vậy, hàng loạt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong ngành hàng không cho biết hoạt động kinh doanh đã được khôi phục, lãi quý III và 9 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận các doanh nghiệp dịch vụ hàng không, đơn vị: tỷ đồng
Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCoM: SAS) công bố BCTC quý III với doanh thu 714 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Lãi gộp gấp đôi lên 423 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 52% lên 59,2%. Doanh thu tài chính cũng tăng từ 5 tỷ lên 40 tỷ đồng. Nhờ vậy, dù chi phí bán hàng và quản lý gần gấp đôi, Sasco vẫn báo lãi gấp 3,7 lần lên 131 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần 1.887 tỷ đồng và lãi sau thuế 241 tỷ đồng, cùng gấp đôi cùng kỳ năm trước. Dù vậy, kết quả này vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 2019 – thời điểm trước dịch bệnh.
Sasco cung cấp dịch vụ hàng miễn thuế, phòng chờ hạng thương gia, suất ăn hàng không, khu ngủ chờ chuyến bay, nhà hàng, bách hóa… trong các sân bay. Bên cạnh đó, ngoài sân bay, doanh nghiệp cũng cung cấp dịch vụ cho thuê xe, resort nghỉ dưỡng, dịch vụ xe Phú Quốc bus tour… Đơn vị cho biết tình hình kinh doanh đã được khôi phục bình thường, sản lượng hàng khách đi và đến tại gia quốc nội và quốc tế đều tăng mạnh.
Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGN, HoSE: SGN) báo cáo doanh thu quý III tăng 76% lên 394,6 tỷ đồng, lãi sau thuế gấp 2,4 lần lên 72,3 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu cán mốc 1.090 tỷ đồng và lợi nhuận 203 tỷ đồng, lần lượt tăng 56% và 86% so với cùng kỳ năm trước.
SAGN chuyên cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế về bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ máy bay đến nhà ga hành khách/hàng hóa; điều phối chuyến bay, cân bằng trọng tải chuyến bay; chuyển chở hành khách, tổ bay từ máy bay đến nhà ga…
Theo SAGN, lý do doanh thu và lợi nhuận quý III tăng mạnh là sản lượng phục vụ các đường bay quốc tế có sự phục hồi mạnh. Công ty ký được thêm hợp đồng phục vụ với một số khách hàng mới, tăng phí dịch vụ cho một số khách hàng hiện tại so với cùng kỳ 2022. Bên cạnh đó, công ty con SAGN-CXR tiếp tục có lãi tốt.
Chuyên cung cấp suất ăn tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (UPCoM: NCS) cũng rất ấn tượng. Lợi nhuận quý III tăng 36% đạt 11,6 tỷ đồng, 9 tháng chuyển lỗ 3,2 tỷ đồng sang lãi 30,2 tỷ đồng.
NCS cho biết sản lượng, doanh thu các hãng hàng không tăng mạnh khi nối lại đường bay và tăng chuyến sớm hơn dự kiến. Trong lĩnh vực nonair, công ty ra mắt thêm một số sản phẩm mới và được thị trường đón nhận.
Nhìn chung, với sự phục hồi của ngành, đa phần các doanh nghiệp dịch vụ hàng không đều đã có lãi trở lại, tuy chưa trở lại trước dịch (2019) nhưng có sự tăng trưởng theo thời gian.
Trong khi đó, các đơn vị trong nhóm vận tải hành khách hàng không gồm Vietnam Airlines (HoSE: HVN), Bamboo Airways, Vietravel Airlines từ sau khi dịch bệnh được kiểm soát đến nay vẫn tiếp tục chìm trong thua lỗ.
Vietnam Airlines chưa công bố BCTC quý III. Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hãng có thể lỗ trước thuế 4.515 tỷ đồng năm 2023. Theo BCTC quý II tự lập, nửa đầu năm Vietnam Airlines lỗ 1.198 tỷ đồng. Như vậy, nửa cuối năm được dự báo còn lỗ đậm hơn nửa đầu năm.
Theo ông Vũ Đức Biên, cựu Tổng giám đốc Vietravel Airlines, các hãng hàng không hiện nay đang rơi vào tình trạng giá vé máy bay bán ra không đủ bù chi phí. Khác với các lĩnh vực khác, ngoài chi phí xăng dầu, các biến phí khác như kỹ thuật, dịch vụ điều hành bay đi, đến; hạ cất cánh tàu bay; phí đậu tàu bay (parking chargers); giá thuê quầy check in, mặt bằng, kho bãi,… tại các cảng hàng không sân bay chiếm khoảng 65 – 80%. Phần định phí chiếm 20 – 35% và tùy theo mỗi hãng, vì vậy để tối ưu chi phí thì khả năng cắt giảm hoặc hiệu quả từ chi phí cũng không thay đổi được quá nhiều.
Ông Biên cũng chỉ ra một điều nghịch lý là các hãng vận tải hàng không là lõi trung tâm của ngành hàng không nhưng đang dễ bị tổn thương và thiếu ổn định, trong khi phần các doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái như cảng hàng không, cửa hàng, dịch vụ suất ăn, dịch vụ phục vụ mặt đất,... là phục vụ cho các hãng thì hiệu quả hoạt động khá tốt do các chính sách cơ chế đặc thù. Vậy nên cần một giải pháp đến từ cấp chính phủ trong việc điều tiết ngành hàng không mà trong đó việc tổ chức diễn đàn chuyên đề để cùng nhau đóng góp các ý kiến nhằm tăng hiệu quả cạnh tranh và tính bền vững của lõi ngành vận tải hàng không chính là các hãng vận chuyển.
Theo kế hoạch, Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh sẽ vay hàng chục tỷ đồng từ hai cá nhân và phát hành cổ phiếu để hoán đổi. Giá hoán đổi dự kiến 10.000 đồng/cp, cao hơn 47% thị giá phiên 27/10.
Quy mô đầu tư chứng khoán của Thép Tiến Lên tiếp tục giảm trong quý vừa qua. Danh mục đầu tư tại cuối quý III của Thép Tiến Lên gồm NVL (10,3 tỷ đồng), IJC (5,1 tỷ đồng), VIX (3,9 tỷ đồng), các cổ phiếu khác (55,4 tỷ đồng) và đều đang lỗ so với giá mua.
Mỗi khi thị trường chứng khoán biến động mạnh, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm kiếm đối tượng để đổ lỗi từ tin đồn, đội lái đến phái sinh, T+, ATC,...
VN-Index hồi nhẹ lên 1.060 điểm; Thanh khoản ngân hàng dần thắt chặt; Nóng bỏng cuộc đua thị phần môi giới chứng khoán; Những mảng sáng tối mùa báo cáo tài chính quý III/2023; Mỹ: Tăng trưởng kinh tế...
Phiên giao dịch ngày 27/10, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại giao dịch ngược chiều. Cụ thể, khối tự doanh mua ròng gần 62 tỷ đồng, khối ngoại bán ròng gần 320 tỷ đồng.
Sau phiên giao dịch đỏ lửa, thị trường hôm nay (27/10) tiếp tục gặp áp lực bán. Tuy nhiên, lực "bắt đáy" lan tỏa ở nhiều nhóm ngành vào cuối phiên đã giúp VN-Index hồi phục nhẹ.
Ngay cả nhà đầu tư lạc quan như ông Petri Deryng, CEO quỹ PYN Elite, cũng tỏ ra thất vọng trước chuỗi ngày lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Hòa Phát ghi nhận 85.430 tỷ đồng doanh thu, và lợi nhuận sau thuế đạt 3.830 tỷ đồng, lần lượt giảm 27% và 63% so với cùng kỳ năm trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Tại cuộc gặp của Bộ trưởng Tài chính Mỹ và Anh, hai bên không thống nhất được quan điểm về thuế khi phía Mỹ đưa ra những yêu cầu mới, trong đó có việc cắt giảm thuế với ôtô nhập khẩu vào Anh.
Việc Mỹ chấm dứt chính sách miễn thuế và kiểm tra hải quan với hàng giá trị thấp khiến nhiều sản phẩm bán trên Temu, Shein không còn rẻ.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Mặc dù thị trường chung giao dịch biến động mạnh và test lại vùng giá 1.200 điểm, nhưng khối ngoại là điểm sáng khi có tuần mua ròng đầu tiên từ đầu năm 2025 với giá trị đạt 450 tỷ đồng.
Báo cáo cập nhật quý I/2025 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã MWG) ghi nhận doanh thu thuần 36.091 tỷ đồng, hoàn thành 24% kế hoạch cả năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.