Lo kinh tế bất ổn, dân Nga ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài
22:15 31/05/2023
Dân Nga đang tìm cách đổi đồng rúp sang đô la Mỹ trên thị trường chợ đen và chuyển tiền vào tài khoản ở nước ngoài trong những tháng gần đây. Diễn biến này cho thấy mối lo lắng dai dẳng của họ về tác động kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine. Họ lo sợ tình hình kinh tế của đất nước sẽ tồi tệ hơn trong những tháng tới, thậm chí những năm tới.
Stepan Ermakov, nhà đầu tư và blogger tài chính sống ở thành phố Saint Petersburg (Nga), chuyển tiền ra nước ngoài vì lo ngại đồng rúp mất giá. Ảnh: WSJ
Tiền chảy ra nước ngoài cao gấp 5 lần so với trước chiến tranh
Dòng tiền đã tháo chạy khỏi Nga trong những tháng đầu tiên sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine ngay cả khi phương Tây cắt đứt phần lớn sự tiếp cận của các ngân hàng Nga đối với đồng đô la Mỹ và đồng euro. Nhưng giờ đây, thay vì ổn định trở lại như các mức trước chiến tranh, dòng tiền tiếp tục chạy khỏi Nga trong năm nay, theo dữ liệu của Ngân hàng trung ương Nga (CRB).
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh nổ ra đến tháng 4 năm nay, tiền gửi của các hộ gia đình Nga tại các ngân hàng nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi, lên 5,4 nghìn tỉ rúp, tương đương 67,3 tỉ đô la. Dòng chảy hàng tháng của đồng rúp vào các tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đang nhanh hơn 5 lần so với mức trước chiến tranh.
Dòng vốn chảy ra nước ngoài liên tục trái ngược với cách mà quan chức Điện Kremlin mô tả khả năng chống chịu kiên cường của nền kinh tế Nga mà họ cho là đã thích nghi tốt với đòn trừng phạt của phương Tây. Các nhà kinh tế ở phương Tây đang bất đồng về việc liệu kinh tế Nga sẽ tăng trưởng trở lại trong năm nay hay lại suy thoái như năm 2022. Nhưng hầu hết đều nhất trí rằng chiến tranh và tình trạng bị cô lập đã gây thiệt hại kinh tế lâu dài cho Moscow.
Nhiều người Nga đã đổ xô tìm kiếm các kênh giao dịch trên thị trường chợ đen để đổi đồng rúp thành các ngoại tệ. Những người Nga khác gửi tiền trong hệ thống ngân hàng của các nước láng giềng như Georgia, Kazakhstan và Armenia, nơi họ vẫn có thể mở tài khoản đô la và thẻ Visa.
Stepan Ermakov, nhà đầu tư và blogger tài chính sống ở thành phố Saint Petersburg, đã xoay xở rút tiền tiết kiệm ra khỏi các ngân hàng Nga bắt đầu vào ngày 24-2-2022, ngày Nga đưa quân sang biên giới Ukraina. Ermakov tiết lộ anh đã canh các máy ATM đang được nạp tiền vào ban đêm ở Saint Petersburg để rút đô la Mỹ cho đến khi CRB áp đặt các giới hạn rút đô la.
Sau đó, Ermakov tìm các cách khác, chẳng hạn chuyển đô la Mỹ từ tài khoản của anh ở chi nhánh Ngân hàng Raiffeisen Bank International (Áo) tại Nga sang tài khoản môi giới ở Mỹ cũng như sang các tài khoản ngân hàng của anh ở Armenia và Georgia. Anh nói đồng đô la Mỹ ổn định hơn so với đồng rúp.
“Nếu tôi có 1.000 đô la, tôi luôn có thể mua một chiếc iPhone. Giữ mọi thứ bằng đồng rúp rất nguy hiểm. Một kịch bản mà tôi lo ngại là giới chức trách phá giá đồng rúp để lấp đầy nguồn thu ngân sách đang bị sụt giảm từ lĩnh vực dầu khí”, Ermakov nói.
Người Nga có rất nhiều lý do để chuyển tiền ra ngoài tầm kiểm soát của hệ thống tiền tệ và ngân hàng của Nga. Đồng rúp đã giảm 8% trong năm nay so với đồng đô la khi các biện pháp trừng phạt năng lượng của phương Tây bắt đầu có tác động. Các cường quốc phương Tây đã mở rộng danh sách ngân hàng Nga bị trừng phạt, làm hạn chế hơn nữa các lựa chọn cho các giao dịch nước ngoài. Chính phủ Nga đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn được áp đặt trong những ngày sau khi chiến tranh nổ ra để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn tài chính. Tuy nhiên, nhiều người dân lo sợ các biện pháp này có thể tái triển khai.
Dữ liệu của Ngân hàng trung ương Nga cho thấy, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra đến tháng 4-2023, tiền gửi của các hộ gia đình Nga tại các ngân hàng nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi, lên 5,4 nghìn tỉ rúp, tương đương 67,3 tỉ đô la. Ảnh: WSJ
Kinh tế các nước láng giềng hưởng lợi
“Kinh tế Nga đang bất ổn cao hơn bao giờ hết. Điều này có nghĩa là dân Nga có thể đối mặt tổn thất tiềm tàng về tiền lương, lợi nhuận kinh doanh. Họ cần được đảm bảo an toàn vì những ngày tháng khó khăn rất có thể xảy ra”, Sofya Donets, nhà kinh tế học người Nga làm việc tại ngân hàng đầu tư Renaissance Capital (Anh), nhận định.
Donets dự báo các hộ gia đình Nga sẽ chuyển thêm 30 tỉ đô la nữa vào các ngân hàng nước ngoài trong năm nay.
Hàng trăm ngàn người Nga, đặc biệt là những nam giới muốn tránh nghĩa vụ quân sự, đã rời khỏi đất nước và mang theo tiền của họ. Một số công ty Nga cũng chuyển ra nước ngoài. Nhiều người Nga khác thiết lập trước các tài khoản ở ngân hàng nước ngoài để chuẩn bị cho chuyến di cư khỏi đất nước hoặc để mua hàng hóa và dịch vụ không bán ở trong nước.
Việc chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng mất nhiều thời gian đến mức người Nga phải sử dụng các phương pháp rủi ro, chẳng hạn như đổi tiền với người lạ. Sau khi Andrey Avramenko rời Nga để sang Montenegro sinh sống vào năm ngoái, anh đã đổi khoảng 400.000 rúp để lấy euro với một người đàn ông mà anh ta gặp trên một kênh Telegram quảng cáo trao đổi tiền tệ. Họ gặp nhau tại một nhà hàng ở thị trấn ven biển Budva, nơi Avramenko gửi đồng rúp từ ví di động đến tài khoản ngân hàng Sberbank ở Nga của người đàn ông này và nhận lại tiền mặt euro.
Tiền ảo, hoạt động chủ yếu bên ngoài hệ thống ngân hàng của Nga, cũng đã nổi lên như một phương thức để chuyển tiền ra nước ngoài. Gregory Shevchenko, một doanh nhân ngành tiếp thị ở Moscow, cần phải trả tiền để có được giấy phép kinh doanh ở Các Tiểu vương quốc Arab Saudi thống nhất (UAE). Anh đã trả số tiền rúp tương đương 8.000 đô la cho các luật sư ở Moscow, những người sau đó sử dụng tiền ảo để thực hiện các khoản thanh toán xuyên biên giới giúp Shevchenko.
Shevchenko cũng chuyển đồng rúp vào tài khoản của anh tại ngân hàng Freedom Bank ở Kazakhstan. Anh sử dụng tài khoản đó để mua đô la.
Dòng chảy tiền từ Nga mang lại lợi ích bất ngờ đối với các nước nhỏ thuộc Liên Xô cũ, những nước được cho là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh ở Ukraine. Nền kinh tế của Armenia tăng trưởng 13% vào năm ngoái. Trong khi đó, Georgia và Kyrgyzstan lần lượt tăng trưởng 10% và 7%.
Georgia đã chứng kiến lượng chuyển tiền từ Nga tăng 565% trong năm tính đến tháng 3, trong khi tiền của Nga chảy sang Armenia tăng vọt 382% trong cùng kỳ, theo dữ liệu của S&P Global Ratings.
Tiền gửi của nước ngoài vào các ngân hàng ở Armenia đã tăng hơn gấp đôi lên 3,3 tỉ đô la vào cuối năm 2022. Người nước ngoài cũng gửi gần 514 triệu đô la vào hệ thống ngân hàng của Azerbaijan và 1,5 tỉ đô la vào các ngân hàng ở Georgia vào năm ngoái.
Một doanh nhân người Nga cho biết, ông thường xuyên đến các điểm đổi tiền ở một khu phố chọc trời ở Moscow. Tại đây, ông có thể bán một lượng rúp không giới hạn để đổi lấy đô la. Ông chấp nhận mua đô la với giá cao hơn 10% so với tỷ giá hối đoái chính thức.
“Bạn có thể cất giữ đô la ở nhà, hoặc có thể đào một cái hố trong vườn và chôn đô la của bạn xuống đó”, ông nói.
Elizabeth Holmes - biểu tượng một thời của Thung lũng Silicon - sẽ làm công việc được trả 0,12 USD một giờ và dùng phòng tắm chung trong nhà tù ở Texas.
Trung Quốc đang đối mặt với ba mối nguy lớn là dân số già hóa, bong bóng nợ chực chờ đổ vỡ và các nhà máy mất đi sức hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài. Các nhà chức trách Trung Quốc đã...
Người trẻ Trung Quốc đổ về nông thôn làm việc ngày càng nhiều trong bối cảnh thất nghiệp tại thành thị tiếp tục tăng, còn lượng sinh viên tốt nghiệp kỷ lục.
Trong bối cảnh hoạt động hàng không bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục sau đại dịch, rất nhiều hãng hàng không trên thế giới bất ngờ bị đẩy vào tình huống khó khi đối mặt với những chủ nợ là các “quỹ kền kền”.
(ĐTCK) Hôm thứ Ba (30/5), giá dầu có mức giảm lớn nhất trong 4 tuần do các dấu hiệu nhu cầu yếu hơn và nguồn cung dồi dào trước cuộc họp của OPEC+ sắp tới.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu được Quốc hội thông qua, thoả thuận đình chỉ trần nợ sẽ giúp Mỹ tránh được một cuộc vỡ nợ trong năm nay, nhưng không thay đổi hướng đi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chỉ số Dow Jones đã mất điểm trong phiên giao dịch ngày 30/5 khi các nhà đầu tư xem xét liệu dự luật đình chỉ trần nợ có được Quốc hội thông qua hay không.
(ĐTCK) Sau các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, thị trường bất động sản Trung Quốc đã nhúc nhắc trở lại, nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đối mặt với khả năng vỡ nợ.
Trong bối cảnh sở hữu bất động sản tại Anh ngày càng trở nên đắt đỏ do chi phí vay tăng mạnh, giá thuê nhà ở nước này trong 12 tháng tính đến tháng 4/2023 đã tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tuần qua, một số quốc gia châu Âu đã ghi nhận giá điện xuống mức âm trên thị trường năng lượng bán buôn vào ban ngày, chủ yếu nhờ các nguồn năng lượng tái tạo dồi dào kết hợp với giá khí đốt lao dốc khi nhu cầu xuống thấp.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.