• CIM 11.32 0.08(0.73%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 87308.56 2129.32(2.50%)
  • GOLD 3398.460 71.630(2.15%)
  • WTI 62.36 1.31(2.06%)
  • EUR/USD 1.15371 0.01000(1.30%)
  • EUR/GBP 0.86152 0.01000(0.60%)
  • USD/CHF 0.80601 0.01000(1.16%)
  • USD/JPY 140.789 1.320(0.93%)
  • USD/CAD 1.38050 0.00359(0.26%)
  • GBP/USD 1.33899 0.01000(0.74%)
  • CAD/CHF 0.58378 0.01000(0.93%)
  • AUD/USD 0.64160 0.00436(0.68%)
  • NZD/USD 0.60035 0.01000(1.28%)
  • CIM 11.32 0.08(0.73%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 87308.56 2129.32(2.50%)
  • GOLD 3398.460 71.630(2.15%)
  • WTI 62.36 1.31(2.06%)
  • EUR/USD 1.15371 0.01000(1.30%)
  • EUR/GBP 0.86152 0.01000(0.60%)
  • USD/CHF 0.80601 0.01000(1.16%)
  • USD/JPY 140.789 1.320(0.93%)
  • USD/CAD 1.38050 0.00359(0.26%)
  • GBP/USD 1.33899 0.01000(0.74%)
  • CAD/CHF 0.58378 0.01000(0.93%)
  • AUD/USD 0.64160 0.00436(0.68%)
  • NZD/USD 0.60035 0.01000(1.28%)

Liệu Trung Quốc còn có thể duy trì Zero COVID khi số ca nhiễm hàng ngày lập kỷ lục hơn 40.000 người?

10:45 29/11/2022

Chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo rằng số ca tử vong vì COVID-19 ở Trung Quốc có thể sẽ gia tăng trong những ngày tới và hệ thống y tế có nguy cơ bị quá tải nếu xảy ra thêm đợt bùng phát vào mùa đông.

28-11-2022 Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong năm 2023 để nâng đỡ nền kinh tế

23-11-2022 Biểu tình, bạo lực nổ ra tại nhà máy iPhone lớn nhất Trung Quốc

Liệu Trung Quốc còn có thể duy trì Zero COVID khi số ca nhiễm hàng ngày lập kỷ lục hơn 40.000 người?

Nhân vien y tế giúp chuyển đồ cho người dân trong một tòa nhà bị phong tỏa ở Bắc Kinh. (Ảnh: AP). 

Kỷ lục đáng ngại

Làn sóng COVID mới nhất ở Trung Quốc cho thấy các biến thể mới của virus dễ lây lan nhưng cũng bớt nguy hiểm hơn trước. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo rằng giờ vẫn còn quá sớm để lạc quan. 

Khoảng hai tuần sau khi Trung Quốc nới lỏng một số biện pháp chống dịch, số trường hợp nhiễm COVID-19 ở nước này đã lập kỷ lục 40.052 người vào ngày 28/11, trong đó có 36.304 ca không triệu chứng.

Trong đợt bùng phát hiện tại, Trung Quốc có 104 ca nhiễm được đánh giá là “nghiêm trọng” và 7 ca tử vong. Tất cả bệnh nhân qua đời đều trên 80 tuổi và có bệnh nền.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), số ca COVID ở Trung Quốc đã trên đà tăng kể từ đầu tháng 10. Nguyên nhân được cho là bởi các biến thể phụ mới của Omicron. Tuy nhiên, số trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng lại tương đối thấp.

Giáo sư Benjamin Cowling, trưởng khoa dịch tễ và thống kê sinh học tại Đại học Hong Kong, chia sẻ quan điểm: “Chúng ta cần phải thận trọng trong việc diễn giải tỷ lệ tử vong thấp hiện nay bởi thời gian từ lúc mắc bệnh đến khi tử vong thường là hai tuần, và đợt bùng phát hiện tại vẫn chưa kết thúc. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ ghi nhận thêm các ca tử vong trong vài tuần tới”.

Ông cảnh báo rằng hệ thống y tế của Trung Quốc có thể sẽ không đối phó nổi với COVID nếu có thêm một làn sóng dịch vào mùa đông. Ông cho rằng các nhà chức trách có thể sẽ cần xem xét lại chiến lược phòng dịch để giảm bớt tác động.

Các quan chức Trung Quốc vẫn đang tuân thủ nghiêm ngặt chính sách Zero COVID năng động, tức là cắt đứt chuỗi lây nhiễm sớm nhất có thể bằng xét nghiệm trên diện rộng và phong tỏa nhanh chóng.

Các quan chức nói rằng hệ thống y tế của Trung Quốc không thể “sống chung với virus” và để mặc bệnh dịch lây lan tại đất nước tỷ dân sẽ khiến số ca nhiễm nặng và tử vong tăng mạnh.

Năm 2021, hệ số giường hồi sức tích cực (ICU) của Trung Quốc là 4,53 trên 100.000 người và có sự chênh lệch đáng kể giữa các tỉnh thành.

Để so sánh, hệ số giường hồi sức tích cực của Đức là 33,9 trên 100.000 người, ở Australia và Mỹ lần lượt là 28,9 và 25,8. Trong khi đó, số bác sĩ chuyên khoa hồi sức tích cực của Trung Quốc chỉ đạt 0,8% tổng số bác sĩ đang hành nghề.

Giáo sư Cowling nhận định: “Tôi nghĩ hệ thống của Trung Quốc sẽ khó mà xoay xở nếu xảy ra làn sóng dịch lớn vào mùa đông năm nay. Omicron rất dễ lây lan và số ca nhiễm có thể tăng rất nhanh. Do vậy, dù hầu hết bệnh nhân chỉ bị bệnh nhẹ, số người bị bệnh nặng có lẽ vẫn sẽ quá đông, vượt quá khả năng xử lý của hệ thống y tế”.

Ông nói rằng khi việc duy trì Zero COVID trở nên quá khó khăn bởi chiến dịch này đòi hỏi phải thực hiện thêm các biện pháp nghiêm ngặt, kéo dài thời gian phong tỏa và tiến hành thêm nhiều xét nghiệm, Trung Quốc sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời bỏ nó. Đó là chưa kể đến sự bất mãn của người dân và tác động lên xã hội và kinh tế của Zero COVID.

Ông nói: “Nếu các biện pháp nghiêm ngặt không thể được duy trì, số ca nhiễm sẽ tăng. Nếu việc đưa số ca nhiễm trên toàn quốc trở về 0 là bất khả thi dù giới chức trách tiến hành phong tỏa kéo dài và xét nghiệm hàng loạt lặp đi lặp lại, thì có thể Trung Quốc sẽ không còn cách nào khác ngoài việc từ bỏ các chính sách nghiêm ngặt đó”.

Khuyến nghị của chuyên gia y tế

Nếu viễn cảnh trên thực sự xảy ra, Trung Quốc sẽ cần thực hiện một số chuẩn bị. Ông Cowling đề xuất việc từ bỏ xét nghiệm PCR trên diện rộng và tập trung vào xét nghiệm nhanh, bởi phương pháp này có thể sẽ hiệu quả hơn trong việc chẩn đoán các ca nhiễm nhẹ.

Ông nói thêm rằng chính phủ nên đưa ra các chính sách cách ly tại nhà đối với các trường hợp nhẹ và những người tiếp xúc gần, từ bỏ ứng dụng theo dõi sức khỏe và nới lỏng hạn chế đi lại.

Theo tờ SCMP, từ lâu các chuyên gia đã kêu gọi tăng cường tỷ lệ tiêm vắc xin, đặc biệt là cho người cao tuổi. Họ coi đây là biện pháp khẩn cấp và quan trọng để bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất và ngăn hệ thống y tế khỏi bị quá tải một khi các hạn chế được nới lỏng.

Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết tính đến ngày 11/11, khoảng 86% người trên 60 tuổi ở đại lục đã được tiêm phòng đủ hai mũi và 68% tiêm mũi tăng cường. Nhưng với những người trên 80 tuổi, các tỷ lệ này lần lượt là 66% và 40%.

Ông David Hui Shu-cheong, Giáo sư thuộc Đại học Trung Quốc Hong Kong, cũng ủng hộ việc tăng tỷ lệ tiêm vắc xin tại đại lục. Ông là nhà cố vấn cho chính quyền Hong Kong trong việc chống dịch.

Ông Hui đánh giá: “Các nhà chức trách ở đại lục cần tiêm phòng cho người dân - đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao - bằng vắc xin của các nền tảng công nghệ khác như vắc xin mRNA nhằm tăng cường phản ứng kháng thể”.

Chiến dịch tiêm chủng hàng loạt của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các loại vắc xin bất hoạt do doanh nghiệp trong nước phát triển.

Ông Hu kêu gọi: “Chính sách ngăn chặn không phải là giải pháp dài hạn để đối phó với đại dịch COVID-19. Trung Quốc đại lục cần sử dụng nhiều loại vắc xin khác nhau trong chiến dịch tiêm chủng thay vì chỉ dựa vào vắc xin bất hoạt”.

Nội dung liên quan:Trung QuốcLàn sóng Covid-19
Ukraine và các đối tác triển khai kế hoạch xuất khẩu ngũ cốc trị giá 150 triệu USD
Ukraine và các đối tác triển khai kế hoạch xuất khẩu ngũ cốc trị giá 150 triệu USD
2 năm trước
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vừa tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Kiev với các quốc gia đồng minh ngày 26/11 để khởi động kế hoạch xuất khẩu ngũ cốc trị giá 150 triệu USD sang các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi nạn đói và hạn hán nhất.
Những lý do nào khiến chặng đường nới lỏng Zero COVID của Trung Quốc trở nên gập ghềnh?
Những lý do nào khiến chặng đường nới lỏng Zero COVID của Trung Quốc trở nên gập ghềnh?
2 năm trước
Thiệt hại mà chính sách Zero COVID gây ra cho xã hội lẫn nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng chồng chất. Tuy nhiên, do một vài thách thức mà chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình chưa thể nới lỏng các biện pháp chống dịch một cách suôn sẻ.
Người dân Trung Quốc xuống đường phản đối chính sách Zero COVID, ngọn nguồn từ một vụ cháy ở Tân Cương
Người dân Trung Quốc xuống đường phản đối chính sách Zero COVID, ngọn nguồn từ một vụ cháy ở Tân Cương
2 năm trước
Làn sóng biểu tình phản đối của công chúng Trung Quốc đối với chính sách Zero COVID bắt đầu từ một đoạn video trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một người phụ nữ sợ hãi la hét trong một toà nhà đang bốc cháy tại Tân Cương.
'17 nhân viên và một chú chó' gồng mình giữ lưới điện một quốc gia không sụp đổ
'17 nhân viên và một chú chó' gồng mình giữ lưới điện một quốc gia không sụp đổ
2 năm trước
Khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt và phóng tên lửa vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, Moldova đang phải chạy đua để giảm sự phụ thuộc vào hệ thống lưới điện được xây dựng từ thời Liên Xô.
Mỹ: Nguy cơ thiệt hại lên tới 1 tỷ USD do đình công trong ngành đường sắt
Mỹ: Nguy cơ thiệt hại lên tới 1 tỷ USD do đình công trong ngành đường sắt
2 năm trước
Một cuộc đình công trong ngành vận tải đường sắt có thể gây thiệt hại 1 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong tuần đầu tiên diễn ra cuộc đình công.
Trung Quốc đã không thể quay đầu để trở lại chiến lược Zero COVID?
Trung Quốc đã không thể quay đầu để trở lại chiến lược Zero COVID?
2 năm trước
Giới chức Trung Quốc đang phải tìm cách mở cửa nền kinh tế mà không để COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng số ca nhiễm tăng vọt trong những ngày qua khiến Trung Quốc chỉ còn con đường duy...
Nga gia tăng sức mạnh ở Bắc Cực bằng hai con tàu hạt nhân mới
Nga gia tăng sức mạnh ở Bắc Cực bằng hai con tàu hạt nhân mới
2 năm trước
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết sẽ phát triển hạm đội tàu phá băng hạt nhân dù kinh tế nước này đang đương đầu với nhiều lệnh trừng phạt.
CIA chiêu mộ người Nga bất mãn với xung đột Ukraine để thu thập tình báo
CIA chiêu mộ người Nga bất mãn với xung đột Ukraine để thu thập tình báo
2 năm trước
CIA cho rằng cuộc xung đột Ukraine đang tạo cơ hội để phương Tây mở rộng mạng lưới tình báo.
Biểu tình, bạo lực nổ ra tại nhà máy iPhone lớn nhất Trung Quốc
Biểu tình, bạo lực nổ ra tại nhà máy iPhone lớn nhất Trung Quốc
2 năm trước
Hàng trăm công nhân đã đụng độ với nhân viên an ninh tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất của Foxconn ở thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc.
Tập đoàn Đức đi từ sản xuất kính ngắm xe tăng tới mắt xích trọng yếu của ngành bán dẫn toàn cầu
Tập đoàn Đức đi từ sản xuất kính ngắm xe tăng tới mắt xích trọng yếu của ngành bán dẫn toàn cầu
2 năm trước
Carl ZEISS từ lâu đã được coi là ông vua trong lĩnh vực thiết bị quang học. Tuy vậy, ít ai biết được rằng ZEISS cũng là mắt xích tối quan trọng trong ngành bán dẫn toàn cầu. Nếu không có sản phẩm...
Làn sóng tị nạn dồn dập đang làm khó châu Âu
Làn sóng tị nạn dồn dập đang làm khó châu Âu
2 năm trước
Người tị nạn từ châu Á, châu Phi và Ukraine đang tới châu Âu với tốc độ chóng mặt, đe dọa lặp lại kịch bản của cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria năm 2015-16.
Một cường quốc quân sự đang nổi lên ở châu Âu
Một cường quốc quân sự đang nổi lên ở châu Âu
2 năm trước
Theo trang Politico, Ba Lan đang chuyển sang các thỏa thuận mua vũ khí lớn từ Hàn Quốc để tạo dựng sức mạnh quân sự tại châu Âu.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.10%
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
3.10%
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
18:30
   
IndiaINRIndia
   
Thực tế: 3.8%
Dự báo:
Trước đó: 3.4%
3.8%
3.4%
3 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.060%
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
1 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
1 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
1 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
2 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
2 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
2 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
USD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của FedUSD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của Fed
2 giờ trước
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của VingroupKiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của Vingroup
3 giờ trước
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Lợi nhuận chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao… giảm mạnhLợi nhuận chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao… giảm mạnh
3 giờ trước
Trong năm 2024, Goldsun Food, chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao... báo lãi sau thuế 5 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ.
VNDirect cắt giảm 1/3 nhân sự so với thời kỳ đỉnh cao, Chủ tịch Phạm Minh Hương đưa ra cảnh báoVNDirect cắt giảm 1/3 nhân sự so với thời kỳ đỉnh cao, Chủ tịch Phạm Minh Hương đưa ra cảnh báo
3 giờ trước
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
[Cập nhật] KQKD ngân hàng quý I: VietinBank tạm thời dẫn đầu, SeABank và ABBank tăng ba con số[Cập nhật] KQKD ngân hàng quý I: VietinBank tạm thời dẫn đầu, SeABank và ABBank tăng ba con số
3 giờ trước
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
VN-Index về sát mốc 1.200 điểm, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn dậy sóngVN-Index về sát mốc 1.200 điểm, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn dậy sóng
3 giờ trước
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.