Liệu các nước Đông Nam Á có 'rục rịch' đi trước FED trong việc hạ lãi suất?
20:01 10/08/2023
Câu hỏi đặt ra rằng các nước ASEAN sẽ có quyết định thế nào so với “cung đường” của Fed?
Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo nhận định về triển vọng chính sách lãi suất của các nước Đông Nam Á.
Liệu NHTW của các nước ASEAN có tiến hành giảm lãi suất trước Fed hay không?
Khi lạm phát có xu hướng giảm dần, vấn đề giảm lãi suất chính sách sẽ sớm được các ngân hàng trung ương ASEAN đưa ra thảo luận. Lúc này, vấn đề trọng tâm là liệu họ có tiến hành giảm lãi suất trước Fed hay không?. “Với quan điểm của chúng tôi, tình hình sẽ khá đa dạng”, báo cáo của HSBC cho biết.
Báo cáo cũng chỉ ra, Indonesia có thể sẽ cắt giảm lãi suất trước Fed vì lãi suất chính sách thực tế vốn đang cao hơn mức trước đại dịch trong khi tài khoản vãng lai của nước này đang ở vị thế thuận lợi hơn trước.
Nước này được kỳ vọng sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng ngay khi cảm nhận được lãi suất của Fed đạt đỉnh. Nó có thể bắt đầu bằng một đợt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong quý IV/2023.
Tuy nhiên, với Philippines , các chuyên gia kỳ vọng NHTW nước này sẽ chỉ cắt giảm lãi suất sau khi Fed có động thái, trong bối cảnh các điều kiện trong nước cần thêm thời gian để hạ nhiệt và ổn định.
Tài khoản vãng lai của Malaysia nhiều khả năng sẽ trở lại mức trước đại dịch, giúp nước này có thêm tự do trước Fed. Các chuyên gia của HSBC cũng nhận định: với lạm phát nằm trong vòng kiểm soát, nước này có thể sẽ giữ nguyên mức lãi suất.
Đối với Thái Lan, ngân hàng trung ương có thể sẽ phải giữ các mức lãi suất cao hơn mức trước đại dịch do thặng dư nhiều khả năng sẽ thu hẹp hơn trước.
Ngược lại, Singapore có dư địa để đưa ra động thái khác với Fed. Nước này có tài khoản vãng lai dồi dào nhất, tương đương với 15% GDP, tạo điều kiện để ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng chảy vốn. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn nhận định chính sách tiền tệ sẽ chỉ được nới lỏng khi lạm phát cơ bản hạ nhiệt.
Báo cáo cũng cho biết, Việt Nam đã cắt giảm lãi suất và tương lai có khả năng sẽ còn một đợt giảm nữa.
Dự báo lãi suất chính sách ở các nước ASEAN (cuối kỳ, %)
“Lạc nhịp” với Fed tạo ảnh hưởng thế nào?
Để biết được thời điểm ngân hàng trung ương của các nước ASEAN có thể cắt giảm lãi suất, cần xác định mức độ tự do trong chính sách tiền tệ mà mỗi nước có được trước Fed.
Theo HSBC, nếu tự tách khỏi lộ trình của Fed quá sớm, các nước có thể gặp tình trạng rút vốn ồ ạt và giảm tỷ giá đột ngột do nhà đầu tư hướng đến lợi nhuận cao hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu không có gì thay đổi, Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất trong quý II/2024.
Có thể thấy, từ tháng 6/2022 tới tháng 11/2022, Fed đã tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm 4 lần liên tiếp. Điều này cũng khiến một lượng lớn vốn chảy khỏi ASEAN và các đồng nội tệ phải chịu áp lực. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, ngân hàng trung ương ASEAN nên bám sát Fed cùng các đợt tăng, mặc dù mức độ ở mỗi nước sẽ là khác nhau.
Mặt khác, tất cả ngân hàng trung ương ở ASEAN đều dư khả năng giảm thiểu tác động của tình trạng chảy vốn và xoa dịu những biến động tiền tệ.
Vậy cắt giảm hay không cắt giảm?
Đây là câu hỏi đặt ra cho hầu hết các nước ASEAN. Để giải đáp, cần làm rõ là liệu các điều kiện trong nước có đủ đảm bảo một đợt cắt giảm hay không? Chúng sẽ tùy thuộc vào tình hình của từng quốc gia.
Đầu tiên là lạm phát . Lấy ví dụ, theo báo cáo của HSBC, lạm phát ở Philippines và Singapore vẫn duy trì ở mức cao. Thậm chí, các nhà kinh tế còn nhận định, Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore - MAS) không nên nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 10/2023 mà phải tới tháng 4 năm sau.
Nhưng ngược lại, ở Malaysia, lạm phát đã duy trì ở mức thấp ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm của làn sóng lạm phát ở châu Á.
Về tăng trưởng , Philippines và Thái Lan có tăng trưởng ổn định còn Singapore lại đang phải đối mặt với một số thách thức về thương mại.
Tỷ lệ tiết kiệm ở Indonesia đã vượt trên mức trước đại dịch. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt đang phát huy tác dụng; chính sách phi tiền tệ cũng góp phần gánh vác khó khăn để giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô cho nước này.
Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia trên toàn ASEAN
Còn tỷ lệ tiết kiệm ở Singapore, Thái Lan và Malaysia vẫn cần tăng lên một chút để hoàn toàn bình thường hóa.
Bên cạnh đó, các điều kiện tài chính vẫn ổn định ở ASEAN. Báo cáo HSBC chỉ ra, cho đến nay, nhờ chỉ số tín dụng gia tăng, hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á chưa cần vội vàng cắt giảm lãi suất. Mặc dù biên độ chênh lệch CDS kỳ hạn 5 năm ít nhiều đang tăng lên trên khắp khu vực nhưng không ở mức đáng lo ngại.
Tóm lại, Việt Nam đã cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Philippines vẫn có thể hạ nhiệt thêm một chút để giảm lạm phát và duy trì cân bằng trong nước (tiết kiệm = đầu tư). Singapore được kỳ vọng chỉ nới lỏng chính sách tiền tệ trong quý II/2024.
Malaysia có thể không cần tăng cũng như cắt giảm lãi suất. Thái Lan có thể sẽ duy trì lãi suất chính sách cao hơn mức trước đại dịch.
Indonesia đang có một vị thế tốt. Tăng trưởng chậm đã dẫn đến sự cân bằng kinh tế vĩ mô, tạo dư địa cho NHTW cắt giảm lãi suất chính sách.
Hơn 1 năm kinh tế Mỹ chìm trong lạm phát, lãi suất cao, vài ngân hàng sụp đổ và thị trường trồi sụt liên tiếp, nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tìm đến các kim loại quý như vàng và bạc.
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp được công bố có thể cho thấy tốc độ tăng của giá cả đã chậm lại. Nhưng điều đó chưa đủ để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút lui trong cuộc chiến chống lạm phát.
Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở tỉnh miền núi Quý Châu, Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là chuyến tàu đặc biệt khi đi băng qua những ngọn núi cao và thung lũng dốc.
Năm 2019, WeWork từng là công ty tư nhân thuê nhiều diện tích văn phòng nhất ở Manhattan và London, vận hành hàng triệu m2 ở hàng chục quốc gia. Công ty từng được định giá 47 tỷ USD.
Ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm phiên thứ hai liên tiếp khi thị trường nín thở chờ đợi dữ liệu lạm phát được công bố vào ngày 10/8.
Cuộc họp tiếp theo của Fed để thảo luận về lãi suất dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 19-20/9. Trước đó, Fed đã để ngỏ khả năng có thể tiếp tục nâng lãi suất để ứng phó lạm phát tăng cao.
Giá vàng giảm nhẹ vào ngày thứ Tư (09/08), khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ có thể cung cấp thêm tín hiệu về lập trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về chính sách tiền tệ.
Giá dầu chạm mức đỉnh mới vào ngày thứ Tư (09/08), với hợp đồng dầu Brent chạm mức cao nhất kể từ tháng 1/2023, sau khi dự trữ nhiên liệu tại Mỹ giảm mạnh và nguồn cung khan hiếm do việc cắt giảm sản lượng của Ả-rập Xê-út và Nga.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
(ĐTCK) Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Campuchia vừa ký nghị định thư với Trung Quốc, cho phép nước này xuất khẩu tổ yến, sầu riêng và cá sấu nuôi sang thị trường tỷ dân.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.