Lãnh đạo Vietcombank, MB, VPBank và HDBank kỳ vọng điều gì khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém?
09:33 29/01/2025
Trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém. Đây là bước chuyển lớn sau 10 năm các ngân hàng này bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Ngày 17/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc (CGBB) GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank.
Trước đó, ngày 17/10/2024, NHNN cũng chuyển giao bắt buộc OceanBank (nay là MBV) cho MB và CB (nay là VCBNeo) cho Vietcombank.
Như vậy, trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém. Cả 4 ngân hàng yếu kém trên đều bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trong năm 2015.
Việc chuyển giao ngân hàng yếu kém được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng này khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt; trong khi các ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi để mở rộng quy mô tài sản, tín dụng và tạo động lực để các nhà băng này quyết liệt tham gia tái cấu trúc thành công các tổ chức tín dụng yếu kém.
Vietcombank kỳ vọng không bị giới hạn tăng trưởng tín dụng
Trong thông cáo phát đi sau Lễ Nhận chuyển giao CB (nay là VCBNeo), Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới; có thể nhận sáp nhập, duy trì CB như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng CB cho nhà đầu tư mới trong và sau khi kết thúc phương án CGBB.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua, ban lãnh đạo Vietcombank cũng nhấn mạnh những lợi ích khi tiếp nhận ngân hàng yếu kém.
Theo ông Đỗ Việt Hùng - Thành viên HĐQT, nếu nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, Vietcombank sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, đã được Luật TCTD 2024 quy định. Ngoài ra, tổ chức nhận chuyển giao sẽ có quyền định đoạt, xử lý tổ chức chuyển giao bắt buộc: nếu tìm được tổ chức nước ngoài phù hợp, có thể bán tổ chức nhận chuyển giao, duy trì hoặc có phương án khác như chuyển đổi, cải cách (chẳng hạn như chuyển sang ngân hàng số).
Tại tài liệu phục vụ cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo Vietcombank cho biết việc nhận chuyển giao tổ chức tín dụng yếu kém sẽ góp phần vào sự phát triển lành mạnh và ổn định của ngành ngân hàng, nền kinh tế; đồng thời tạo cơ hội mang lại lợi ích cho cổ đông của Vietcombank.
Theo đó, hoạt động này sẽ cho phép Vietcombank có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới,...Cụ thể, Vietcombank sẽ được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Phương án CGBB bao gồm:
Vietcombank được ưu tiên chấp thuận cho vay vượt 15%/25% vốn tự có của Vietcombank đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan của ngân hàng; cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm; tăng thị phần phục vụ các dự án vốn tín dụng quốc tế cho Vietcombank trong suốt thời gian TCTD chưa hết lỗ luỹ kế;
Bên cạnh đó, NHNN không giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm của Vietcombank nếu Vietcombank đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định; Vietcombank được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngay sau khi nhận CGBB TCTD; Vietcombank được trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ để tăng vốn tự có (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của TCTD); Vietcombank được mở thêm Chi nhánh/PGD trên các địa bàn tỉnh thành phố với số lượng tối thiểu bằng ngân hàng thương mại có vốn nhà nước có số chi nhánh/PGD thấp nhất trên địa bàn.
Ngoài ra, Vietcombank không phải áp dụng các điều kiện hạn chế trong giao dịch với TCTD nhận CGBB với tư cách là một ngân hàng con của Vietcombank, các giao dịch liên quan đến tài sản có với TCTD được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
MB có thể tăng trưởng vượt trội sau khi nhận CGBB
Với MB, Chủ tịch Lưu Trung Thái cho biết việc tiếp nhận OceanBank (nay là MBV) đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của MB, khi MB Group sẽ phát triển thành một tập đoàn với hệ sinh thái bao gồm 3 ngân hàng (MB, MBCambodia, OceanBank) và 6 công ty thành viên (MBS, MBCapital, MIC, MB Ageas, MBAMC, Mcredit), đồng thời góp phần mở rộng không gian tăng trưởng cho MB.
“Hiện hệ sinh thái của MB là tập đoàn tài chính có đầy đủ các dịch vụ tài chính từ chứng khoán, quản lý quỹ, ngân hàng, bảo hiểm và tài chính tiêu dùng, tạo ra động lực nội sinh đầy đủ và lớn nhất ngành tài chính ngân hàng.” lãnh đạo MB cho hay.
Tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch MB cũng nhấn mạnh rằng: "Nếu được phê duyệt phương án nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng thì mức tăng trưởng của ngân hàng sẽ cao hơn".
Trước đó, ban lãnh đạo của MB từng nhiều lần chia sẻ về những lợi ích khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MB có cơ hội để tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5~ 2 lần trong dài hạn, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới.
Đồng thời, việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc (dự kiến khoảng 401 điểm mạng lưới trên toàn quốc) cùng với các điều kiện ưu tiên được phát triển mạng lưới trong tương lai sẽ giúp MB tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư, tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng theo chiến lược bán lẻ và chuyển đổi số của MB.
Trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, MB được xử lý phần vốn góp, xử lý cổ phần dưới các hình thức phù hợp hoặc sáp nhập theo phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt, qua đó MB có cơ hội tạo giá trị thặng dư vốn và/ hoặc tăng quy mô cho MB.
VPBank kỳ vọng mở rộng quy mô, cơ sở khách hàng, mạng lưới
Đối với VPBank, ngân hàng này cho biết sẽ có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới; duy trì GPBank như một ngân hàng con hoặc bán, chuyển nhượng GPBank cho nhà đầu tư mới sau khi kết thúc phương án chuyển giao bắt buộc. VPBank cũng sẽ được áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, nói về lý do VPBank tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng, Chủ tịch Ngô Chí Dũng cho biết, về năng lực tài chính, năng lực quản trị, không phải ngân hàng nào cũng có thể thực hiện nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém vì các ngân hàng này có mức lỗ luỹ kế và nợ xấu lớn. Và VPBank "hơi đặc biệt" là với sự tham gia của SMBC đã giúp ngân hàng có nền tảng vốn lớn.
Theo ông Dũng, dưới góc độ tài chính, tham gia tái cơ cấu, VPBank không được lợi nhưng lại có những điểm hấp dẫn khác như: tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn trung bình ngành, mở room sở hữu nước ngoài bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có mong muốn được nâng tỷ lệ sở hữu lên.
"Ngoài ra, việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng là góp phần giúp an ninh hệ thống ngân hàng tốt hơn, đóng góp với hệ thống", ông Dũng cho hay.
HDBank sẽ được áp dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ từ NHNN
Lãnh đạo HDBank cho biết việc tiếp nhận DongA Bank tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, tăng trưởng tín dụng, phát triển các mô hình kinh doanh mới. DongA Bank và HDBank sẽ được áp dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ từ NHNN để đảm bảo quá trình CGBB hiệu quả.
HDBank sẽ tập trung nguồn lực, kinh nghiệm tái cấu trúc để đồng hành và hỗ trợ DongA Bank củng cố hoạt động, khắc phục tồn tại, hướng tới mục tiêu xây dựng DongA Bank trở thành ngân hàng có tài chính lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, mang lại lợi ích tốt hơn cho khách hàng và đối tác.
Với những cải tiến này, ngân hàng tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành và mang đến những trải nghiệm tài chính tối ưu cho khách hàng trong thời gian tới.
”Việc phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp lành mạnh gắn liền với trung tâm tài chính quốc tế sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng, giúp cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế tăng tốc vượt bậc”. Đó là...
Giá vàng hôm nay 29/1/2025 trên thị trường quốc tế giảm mạnh do đồng USD vụt tăng và cổ phiếu Mỹ lao dốc sau cơn địa chấn startup trí tuệ AI DeepSeek của Trung Quốc.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới đến các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng.
Chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2024 mang đến cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho thị trường trái phiếu Việt Nam. Bức tranh kinh tế vĩ mô đầy triển vọng, nhưng rủi ro thanh khoản và áp lực đáo hạn tiếp tục là những điểm nghẽn cần tháo gỡ.
Trước những thay đổi trong môi trường tài chính và sự chuyển mình về công nghệ, các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình để giữ vững sự phát triển bền vững.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Trong khi nhiều nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ hoang mang, tìm cách “cắt lỗ” thì các nhà quản lỹ quỹ cho biết đã tận dụng nhịp giảm sốc của thị trường chứng khoán vừa qua để “bắt đáy” các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.