Kỳ tích 5.400 tỷ hiếm có tại Việt Nam: Hé lộ bí quyết "đãi vàng" từ lò luyện thép của Hòa Phát
12:49 27/03/2025
Tập đoàn Hòa Phát đã làm được điều mà ít ai ngờ tới.
Năm 2024 đánh dấu bước tiến nổi bật trong hành trình tối ưu hóa sản xuất bền vững của Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam - Hòa Phát.
Trong ngành luyện thép đầy cạnh tranh, Hòa Phát đã làm được điều mà ít ai ngờ tới: Tiết kiệm tới 5.400 tỷ đồng chỉ từ việc tận dụng nhiệt dư trong quá trình sản xuất.
Đây không chỉ là một thành tựu kinh tế mà còn là dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững, góp phần định hình tương lai của năng lượng xanh tại Việt Nam. Điều này đúng với triết lý của Tập đoàn: "Đối với Hòa Phát, quan trọng là bền vững".
Sức mạnh nhiệt dư: Hòa Phát đang viết nên câu chuyện năng lượng bền vững
Cụ thể, các nhà máy nhiệt điện dư thuộc hai Khu liên hợp gang thép Hải Dương và Dung Quất đã ghi nhận sản lượng phát điện đáng kinh ngạc: 3,18 tỷ kWh, tăng trưởng tới 29% so với cùng kỳ. Điều này đã giúp Hòa Phát tự chủ tới 90% nhu cầu điện phục vụ sản xuất, giảm thiểu sự phụ thuộc vào điện lưới quốc gia.
Hình minh họa về hệ thống thu hồi nhiệt thải. Ảnh: Sre-energy
Đặc biệt, tại Dung Quất, ngày 5/2/2025, Nhà máy Nhiệt điện - Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất (Công ty thành viên lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát) chính thức vượt mốc 10 tỷ kWh điện lũy kế từ khi đi vào hoạt động, khẳng định sự thành công của chiến lược sử dụng nhiệt dư và khí dư.
Hòa Phát đã tận dụng nguồn nhiệt dư và khí dư sinh ra trong quá trình sản xuất để phát điện, giúp tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Việc này không chỉ giảm tải áp lực điều độ hệ thống điện lưới quốc gia mà còn góp phần giúp Hòa Phát thiết lập tiêu chuẩn mới về hiệu quả năng lượng trong ngành thép.
Quan trọng hơn cả, tận dụng "mỏ vàng" nhiệt dư không chỉ cắt giảm chi phí sản xuất mà còn giảm thiểu tác động tới môi trường – một bài toán khó mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Thay vì lãng phí lượng nhiệt sinh ra trong quá trình luyện thép, công ty đã chuyển đổi chúng thành năng lượng điện.
Công nghệ của Hòa Phát đã biến những tài nguyên tưởng chừng vô ích thành những giá trị thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường và tạo nên một hình mẫu phát triển bền vững mà các doanh nghiệp khác có thể học hỏi.
Đẳng cấp công nghệ từ G7: Biến thứ "thải" thành "vàng nóng"
Thông tin mới nhất từ Tập đoàn Hòa Phát cho hay, Hòa Phát đặt mục tiêu đạt doanh thu 170.000 tỷ đồng năm 2025, tăng khoảng 21% so với kết quả đạt được năm 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hòa Phát.
Nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất và bảo vệ môi trường, Tập đoàn Hòa Phát không ngừng đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại từ các nước G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ). Những công nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa sản xuất - góp phần đạt mục tiêu doanh thu khủng năm 2025, mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững dài hạn.
Hiện tại, Hòa Phát áp dụng 5 giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất thép, bên cạnh công nghệ thu hồi nhiệt dư, biến nhiệt thải thành "vàng nóng" - tiết kiệm hơn 5.000 tỷ đồng năm 2024:
1. Thu hồi nhiệt và khí dư: Nhiệt dư từ quá trình sản xuất than cốc và khí dư từ giai đoạn luyện gang, luyện thép được tái sử dụng để phát điện phục vụ sản xuất.
2. Công nghệ dập cốc khô: Sử dụng công nghệ này vừa thân thiện với môi trường, vừa phục vụ mục đích sản xuất điện.
3. Tuabin thu hồi năng lượng Quạt gió lò cao (BPRT): Ứng dụng công nghệ tuabin Quạt gió lò cao (BPRT), giúp tiết kiệm đến 50% điện năng so với phương pháp truyền thống.
4. Tận dụng nhiệt dư trong thiêu kết quặng: Quy trình này tận dụng nhiệt dư để sản xuất điện.
5. Công nghệ Đúc - Cán liên tục: Tận dụng nhiệt từ phôi nóng (750-900 độ C) để chuyển trực tiếp sang dây chuyền cán, tối ưu năng lượng sử dụng, giảm chi phí sản xuất và hạn chế phát thải CO2.
Hành trình của Hòa Phát không chỉ là câu chuyện về con số 5.400 tỷ đồng, mà còn là bài học về sự sáng tạo, đổi mới và cam kết mạnh mẽ đối với phát triển bền vững. Thành tựu này mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp tục ghi dấu ấn sâu sắc, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên trường quốc tế.
Tổng Công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) vừa thông báo thay đổi ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền từ 07/04 sang 09/04, do 07/04 là ngày nghỉ lễ. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là 08/04.
Sau năm thành công, Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, HOSE: PVT) dự báo thị trường vận tải biển năm 2025 sẽ đối mặt nhiều áp lực, bao gồm nhu cầu suy yếu, giá cước giảm và cạnh tranh tăng. Kế hoạch kinh doanh theo đó suy giảm đáng kể.
Ngày 27/03/2025 - Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp lưu trữ năng lượng...
Chuỗi dược phẩm Long Châu sẽ tiếp tục mở rộng sang các khu vực có kinh tế ít phát triển hơn, với các cửa hàng nhỏ hơn. Dịch vụ tiêm chủng được chú trọng. Ở mảng kinh doanh hàng công nghệ, FPT...
(ĐTCK) Ngày 29/3 tới, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (mã DBC - sàn HOSE) sẽ công bố thương mại vắc-xin dịch tả lợn châu Phi (ASF) và khánh thành Nhà máy vắc-xin Dacovet tại Bắc Ninh.
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Thị trường chứng khoán sụt giảm mở ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.