• CIM 11.24 0.01(0.12%)
  • BTC 87259.73 2080.49(2.44%)
  • GOLD 3424.770 97.940(2.94%)
  • WTI 62.73 0.94(1.48%)
  • EUR/USD 1.15175 0.01000(1.13%)
  • EUR/GBP 0.86079 0.00439(0.51%)
  • USD/CHF 0.80773 0.01000(0.95%)
  • USD/JPY 140.702 1.410(0.99%)
  • USD/CAD 1.38326 0.00083(0.06%)
  • GBP/USD 1.33790 0.01000(0.66%)
  • CAD/CHF 0.58383 0.01000(0.92%)
  • AUD/USD 0.64177 0.00456(0.71%)
  • NZD/USD 0.60028 0.01000(1.27%)
  • CIM 11.24 0.01(0.12%)
  • BTC 87259.73 2080.49(2.44%)
  • GOLD 3424.770 97.940(2.94%)
  • WTI 62.73 0.94(1.48%)
  • EUR/USD 1.15175 0.01000(1.13%)
  • EUR/GBP 0.86079 0.00439(0.51%)
  • USD/CHF 0.80773 0.01000(0.95%)
  • USD/JPY 140.702 1.410(0.99%)
  • USD/CAD 1.38326 0.00083(0.06%)
  • GBP/USD 1.33790 0.01000(0.66%)
  • CAD/CHF 0.58383 0.01000(0.92%)
  • AUD/USD 0.64177 0.00456(0.71%)
  • NZD/USD 0.60028 0.01000(1.27%)

Kinh tế thế giới 6 tháng: Vững vàng trong những cơn gió ngược

08:38 13/07/2024

Kinh tế thế giới năm 2024 đã cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên khi các nền kinh tế đã đối mặt với “vô số cú sốc” như các cuộc xung đột, giá cả hàng hóa tăng mạnh...

Kinh tế thế giới 6 tháng: Vững vàng trong những cơn gió ngược

Người dân mua sắm tại siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Kể từ đầu năm đến nay, kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều cú sốc như căng thẳng địa chính trị leo thang, lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt.

Tuy nhiên, các nền kinh tế đã đứng vững, cho thấy sự thích ứng tốt trong bối cảnh nhiều trở ngại. Các tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng cả năm, dù còn không ít những rủi ro phía trước.

Phục hồi trước những cú sốc

Các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định kinh tế thế giới năm 2024 đã cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên, bởi các nền kinh tế đã đối mặt với “vô số cú sốc” như các cuộc xung đột, giá cả hàng hóa tăng mạnh và chính sách tiền tệ thắt chặt cản trở hoạt động kinh tế.

Sự leo thang xung đột ở Trung Đông là nguy cơ lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới, gây sức ép lên các thị trường và đẩy giá dầu lên cao hơn.

Sự gián đoạn nghiêm trọng về nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông (nếu xảy ra) sẽ tác động tiêu cực đến các nền kinh tế. Vùng Vịnh là nguồn cung dầu mỏ quan trọng nhất thế giới, khi chiếm 48% trữ lượng và 33% sản lượng dầu của toàn cầu trong năm 2022.

Trong khi đó, xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ như được dự báo vào cuối năm 2023 gần như đã lắng xuống, khi các ngân hàng trung ương lớn đối mặt với thực tế là lạm phát dai dẳng hơn dự kiến và tăng trưởng kinh tế và tiền lương mạnh hơn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất trong tháng 6/2024. Tuy nhiên, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ECB cần thêm thời gian để khẳng định lạm phát đang quay về mức mục tiêu 2% và các số liệu kinh tế tích cực như thị trường lao động mạnh mẽ cho thấy việc tiếp tục hạ lãi suất hiện không phải là yêu cầu cấp bách.

Lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 6/2024 đã giảm nhẹ xuống 2,5%, thấp hơn mức 2,6% của tháng 5/2024.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm giá năng lượng, thực phẩm) vốn nhận được nhiều sự quan tâm từ ECB vẫn ở mức 2,9%.

Tại Mỹ, sau cuộc họp chính sách thường kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày 12/6 đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5%.

Mặc dù đánh giá tình hình lạm phát đã hạ nhiệt trong năm qua, song các nhà hoạch định chính sách Fed cho rằng việc cắt giảm lãi suất chỉ phù hợp khi nhận thấy lạm phát đang giảm một cách chắc chắn về mục tiêu 2%.

Lạm phát tại Mỹ ở mức 3,3% trong tháng 5/2024, giảm nhẹ so với tháng trước và vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế. Tốc độ tăng giá chậm lại đáng kể so với mức đỉnh khoảng 9% vào năm ngoái, nhưng lạm phát vẫn cao hơn so với mục tiêu 2% của Fed.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Mỹ đang điều chỉnh theo mức lãi suất cao, khiến nhu cầu chậm lại. Ước tính, tăng trưởng kinh tế trong quý 2/2024 hiện vào khoảng 2%, sau khi tăng trưởng 1,4% trong quý trước.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đánh giá tốc độ tăng trưởng của kinh tế nước này "vẫn vững chắc," với nhu cầu tư nhân "mạnh mẽ", điều kiện cung ứng tổng thể được cải thiện và "sự phục hồi" trong đầu tư nhà ở.

Ông Powell cho rằng thị trường lao động có thể đã hoàn toàn cân bằng trở lại.

Báo cáo việc làm hôm 5/7 của Bộ Lao động cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ đang chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 4,1%, điều mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho rằng sẽ giúp lạm phát tiếp tục giảm.

Đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, kể từ đầu năm nay, chính phủ nước này đã dùng đòn bẩy chính sách để đối phó với nhiều thách thức, như nhu cầu không cao, môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp, khắc nghiệt và bất ổn hơn...

Kinh tế thế giới 6 tháng: Vững vàng trong những cơn gió ngược

Cảng hàng hóa Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhờ những nỗ lực đó, GDP của Trung Quốc tăng 5,3% trong quý đầu tiên của năm 2024, vượt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% đặt ra cho cả năm. Tiêu dùng nổi lên là điểm sáng, đóng góp đáng kể vào nhu cầu trong nước và tăng trưởng kinh tế chung. Doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 4,7% trong quý 1/2024 so với cùng kỳ năm trước.

Tại Eurozone, nền kinh tế đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024. Kinh tế khu vực đạt mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024 so với quý trước đó.

Một diễn biến khả quan tiếp theo của nền kinh tế Eurozone là tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực trong tháng 6/2024 vẫn ở mức thấp kỷ lục 6,4% như tháng trước đó. Điều này cũng phù hợp với nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Và những dự báo lạc quan

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố ngày 11/6, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế toàn cầu duy trì mức tăng trưởng ổn định 2,6% vào năm 2024, không thay đổi so với năm 2023.

Dự báo mới tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1/2024 của WB, phần lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ.

WB đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 cho các nền kinh tế phát triển lên 1,5%, tăng 0,3 điểm phần trăm.

Theo WB, Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay, tăng 0,9 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1/2024, phần lớn nhờ hoạt động chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu chính phủ mạnh mẽ, cùng với giảm nhập khẩu.

WB hiện dự báo các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay, tăng nhẹ so với dự báo hồi tháng 1/2024.

WB cũng nâng triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc lên 4,8% trong năm nay, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 1/2024.

IMF trong dự báo mới nhất giữa tháng 4/2024 cũng nhận định GDP toàn cầu sẽ tăng 3,2% vào năm 2024, tăng nhẹ so với ước tính trước đó vào tháng 1/2024 (tăng 0,1 điểm phần trăm) và tháng 10/2023 (tăng 0,3 điểm phần trăm).

Về dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu khu vực và thế giới, IMF dự báo tăng trưởng của Mỹ sẽ ở mức 2,4% vào năm 2024 và giảm xuống 1,9% vào năm 2025, do cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Trong khi đó, các nền kinh tế Eurozone lại dự kiến sẽ tăng trưởng từ mức 0,4% vào năm 2023 lên 0,8% vào năm 2024, sau đó lên 1,5% vào năm 2025, nếu giá năng lượng giảm, tiêu dùng và đầu tư tiếp tục trở lại nhờ kinh tế ổn định, lạm phát suy yếu.

Kinh tế thế giới 6 tháng: Vững vàng trong những cơn gió ngược

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, giới phân tích cũng chỉ ra rằng tương lai phía trước của kinh tế toàn cầu vẫn chưa phải màu hồng.

Các chuyên gia WB chỉ ra ba rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bao gồm lãi suất cao, căng thẳng địa chính trị và các vấn đề chính trị.

Ông Ayhan Kose, Phó Chuyên gia kinh tế trưởng WB nhận định lạm phát lõi vẫn tương đối cao và có thể tiếp tục duy trì như vậy. Điều này sẽ khiến các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn trì hoãn cắt giảm lãi suất. Các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục bị thắt chặt.

Ngay cả với những ngân hàng trung ương lớn đã hạ lãi suất như ECB, dư địa để tiếp tục cắt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm cũng không nhiều.

Theo dự báo mới nhất của WB, lạm phát toàn cầu ước giảm xuống mức 3,5% trong năm nay và 2,9% vào năm 2025. Tuy nhiên, tốc độ giảm là không đều và chậm hơn so với dự báo đưa ra cách đây 6 tháng, cản trở đáng kể nỗ lực cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Ngoài ra, một thách thức lớn khác là căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng, mà mới nhất có thể là giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Đây đang là những trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi của kinh tế thế giới.

Chính phủ Mỹ hồi tháng 5/2024 đã tuyên bố tăng thuế đối với 18 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Tiếp đó, đến lượt EU tuyên bố áp dụng các mức thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Các động thái này nhiều khả năng sẽ kéo theo các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc.

Theo IMF, sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, đặc biệt là giữa Mỹ, Trung Quốc và EU sẽ gây tổn hại lớn cho kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp xấu nhất, xung đột thương mại có thể khiến kinh tế thế giới thiệt hại 7% GDP.

Bên cạnh đó, nguy cơ từ căng thẳng Nga-Ukraine hay xung đột Hamas-Israel có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do giá dầu mỏ và chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao.

Theo WB, xung đột leo thang cũng có thể tác động tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng, làm gia tăng lo ngại rủi ro, ảnh hưởng đến nhu cầu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

IMF: Dòng vốn vào thị trường mới nổi phục hồi về mức của năm 2018
IMF: Dòng vốn vào thị trường mới nổi phục hồi về mức của năm 2018
9 tháng trước
Tổng dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, trong năm ngoái đã tăng lên 110 tỷ USD - tương đương 0,6% sản lượng kinh tế của các nước này, mức cao nhất kể từ năm 2018.
Cuộc chiến thuế quan phương Tây - Trung Quốc và những hệ lụy
Cuộc chiến thuế quan phương Tây - Trung Quốc và những hệ lụy
9 tháng trước
Sáu tháng đầu năm 2024, kinh tế thế giới liên tục đón nhận những thông tin không mấy tích cực về quan hệ thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc.
Khó khăn bủa vây Boeing
Khó khăn bủa vây Boeing
9 tháng trước
Trích dẫn các nguồn tin thân cận, Bloomberg News cho hay trong những tuần gần đây, hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đã thông báo cho một số khách hàng đặt mua mẫu 737 Max rằng các máy bay dự kiến giao vào...
Nhật Bản có thể vừa can thiệp tiền tệ khoảng 22 tỷ USD để hỗ trợ đồng yên
Nhật Bản có thể vừa can thiệp tiền tệ khoảng 22 tỷ USD để hỗ trợ đồng yên
9 tháng trước
(ĐTCK) Hôm thứ Sáu (12/7), dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã gợi ý về khả năng can thiệp khoảng 22 tỷ USD vào thị trường tiền tệ khi nước này cố gắng hỗ trợ đồng yên đang suy yếu.
Kim ngạch thương mại Nga - Trung tăng 1,8% trong 6 tháng đầu năm 2024
Kim ngạch thương mại Nga - Trung tăng 1,8% trong 6 tháng đầu năm 2024
9 tháng trước
Ngày 12/7, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, kim ngạch thương mại Nga - Trung trong 6 tháng đầu năm nay đạt 116,8 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trong những du thuyền lớn nhất thế giới 'thả neo' ở Đông Nam Á: Nặng hơn 200.000 tấn, sở hữu phong cách cổ tích 'độc, lạ' chưa từng có
Một trong những du thuyền lớn nhất thế giới 'thả neo' ở Đông Nam Á: Nặng hơn 200.000 tấn, sở hữu phong cách cổ tích 'độc, lạ' chưa từng có
9 tháng trước
Forbes cho biết, siêu du thuyền cổ tích của hãng truyền thông lớn sẽ lần đầu tiên có mặt ở châu Á và "thả neo" ở Singapore.
Bế mạc hội nghị thượng đỉnh NATO
Bế mạc hội nghị thượng đỉnh NATO
9 tháng trước
Ngày 11/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg đã tuyên bố bế mạc Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Washington (Mỹ).
Dow Jones trở lại mốc 40.000 điểm
Dow Jones trở lại mốc 40.000 điểm
9 tháng trước
Chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên giao dịch tích cực khi nhà đầu tư bắt đầu tìm đến những nhóm cổ phiếu ít được chú ý như công nghiệp.
Số 1 thế giới nhưng Samsung lại tụt hậu trong cuộc đua chip AI, đối thủ bứt tốc mạnh mẽ nhờ Nvidia
Số 1 thế giới nhưng Samsung lại tụt hậu trong cuộc đua chip AI, đối thủ bứt tốc mạnh mẽ nhờ Nvidia
9 tháng trước
Mặc dù Samsung là nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, hãng đang bị đối thủ SK Hynix bỏ xa trong phân khúc chip nhớ băng thông cao (HBM).
Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất lần thứ 12 liên tiếp
Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất lần thứ 12 liên tiếp
9 tháng trước
BoK đã giữ nguyên lãi suất chuẩn lần thứ 12 liên tiếp, đồng thời ngụ ý sẽ cắt giảm lãi suất trong tương lai nếu tình trạng giảm phát hiện nay vẫn tiếp diễn.
Siêu đô thị của Trung Quốc ngập trong mưa lớn: Thiệt hại gần 300 tỷ đồng, 'căng như dây đàn' khi Đập Tam Hiệp chuẩn bị xả lũ với lượng nước 43.000 m3/s
Siêu đô thị của Trung Quốc ngập trong mưa lớn: Thiệt hại gần 300 tỷ đồng, 'căng như dây đàn' khi Đập Tam Hiệp chuẩn bị xả lũ với lượng nước 43.000 m3/s
9 tháng trước
Siêu đô thị Trùng Khánh, nằm dọc thượng nguồn sông Dương Tử, đang hứng chịu những trận mưa rất lớn. Song, tình hình còn cấp bách hơn khi Đập Tam Hiệp đang chuẩn bị cho một đợt xả lũ mới.
Rơi máy bay ở ngoại ô Moscow, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng
Rơi máy bay ở ngoại ô Moscow, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng
9 tháng trước
Một chiếc máy bay chở khách đã rơi xuống khu rừng gần thủ đô Moscow (Nga) hôm 12/7, khiến cả 3 người trong phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
2 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
4 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
5 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
5 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
6 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
8 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
8 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
8 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
8 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
9 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
9 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
9 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.