Không phải Mỹ, xuất hiện 'miền đất hứa' mới của ô tô điện: Hàng loạt ông trùm Trung Quốc BYD, NIO, Xpeng,...tiến công thần tốc, quyết tâm giành được thị phần béo bở
09:19 01/07/2023
Hàng loạt thương hiệu ô tô điện Trung Quốc đang ôm tham vọng soán ngôi các nhà sản xuất địa phương để “chiếm đóng” thị trường béo bở này.
Cơ hội vàng của ô tô điện Trung Quốc
Các “chiến binh” ô tô điện Trung Quốc như BYD, Nio hay Chery đang muốn “tranh thủ thời cơ” để bành trướng ảnh hưởng của mình trên thị trường toàn cầu.
Nếu đến Nio House ở Frankfurt, Đức, khách hàng không chỉ được chiêm ngưỡng những chiếc xe mới tại khu vực trưng bày mà còn được trải nghiệm không gian chung miễn phí, bao gồm phòng họp, quán cà phê hay nhà trẻ.
Tháng 3 năm nay, Qin Lihong, đồng sáng lập kiêm chủ tịch của Nio đã nói với đội ngũ bán hàng mới được tuyển dụng rằng đừng bận tâm đến mục tiêu doanh số, thay vào đó hãy “cống hiến vì cộng đồng”.
Chiến lược “đặt khách hàng làm trung tâm” này là khúc dạo đầu trong kế hoạch thâm nhập vào thị trường ô tô châu Âu mà Nio hay nhiều hãng xe điện Trung Quốc khác đang nhắm tới.
Được biết, họ muốn định hình lại thị trường ô tô tại khu vực này, “soán ngôi” nhiều cái tên quyền lực đang đương nhiệm và trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
“Chúng tôi muốn trở thành một trong ba thương hiệu hàng đầu trong khu vực vào cuối thập kỷ. Thậm chí là đứng đầu nếu chúng tôi có thể”, Michael Shu, Giám đốc điều hành của BYD châu Âu cho biết. BYD là thương hiệu được hậu thuẫn bởi huyền thoại đầu tư Warren Buffett và là cái tên khiến hãng xe Volkswagen “dè chừng” nhất.
Thời gian qua, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã dần dần trở thành các chuyên gia về xe điện. Quốc gia này thống trị sản xuất hầu hết mọi vật liệu và linh kiện.
Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc thống trị thị trường quê nhà
Và khi đã có chỗ đứng vững chắc tại quê nhà, các công ty như Nio, BYD, Li Auto, Xpeng và Great Wall đã “bước chân” ra quốc tế.
Cho đến nay, Trung Quốc khai thác thị trường phương Tây chủ yếu bằng cách mua các thương hiệu sẵn có. Ví dụ hãng Geely sở hữu nhà sản xuất ô tô Thụy Điển Volvo, hay SAIC sở hữu MG ở Anh.
Còn giờ đây, họ có ý định mang thương hiệu của mình sang châu Âu. Số lượng các thương hiệu có “tham vọng” này ngày càng tăng. Thậm chí, một số còn có ý định xây dựng nhà máy của riêng mình ở đó.
Đến năm 2035, ô tô sử dụng động cơ xăng và dầu diesel sẽ không còn được bán ở châu Âu. Và Trung Quốc đã cảm nhận được “cơ hội vàng” đã đến.
Chery hiện là nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất của Trung Quốc, có kế hoạch bán tới 15.000 xe vào năm 2024 chỉ riêng thị trường Anh - vượt qua Jeep, Jaguar và Suzuki ngay từ bước khởi đầu.
Victor Zhang, giám đốc Chery ở Anh cho biết hiện tại ô tô của tập đoàn đã hoàn toàn sẵn sàng để gia nhập đường đua.
3 “chìa khóa” giúp ô tô điện Trung Quốc cạnh tranh
Ngành ô tô điện Trung Quốc nhận được nhiều hậu thuẫn từ Chính phủ. Từ năm 2009 đến năm 2017, tổng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực ô tô điện ở quốc gia này đạt gần 60 tỷ USD, theo ước tính từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS). Họ cũng cho biết nó đã tăng thêm 66 tỷ USD từ năm 2018 đến năm 2021.
Sự hiện diện "mờ nhạt" của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài tại Trung Quốc (% thay đổi trong doanh số bán hàng theo đơn vị 2021-2022)
Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất xe điện đang lên của Trung Quốc cũng có một số lợi thế về cơ cấu tổ chức. Theo người trong ngành, các công ty này sẽ thiết lập tất cả các bộ phận làm việc cùng nhau, quá trình chế tạo ô tô thành một tổng thể, các bộ phận làm việc tại cùng một nơi, từ đó tạo nên dây chuyền vận hành nhịp nhàng.
Makoto Uchida, giám đốc điều hành đơn vị sản xuất ô tô Nhật Bản Nissan nói rằng tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã nhanh hơn nhiều so với những gì mà họ dự đoán.
Chưa hết, ô tô điện Trung Quốc có giá cả phải chăng nhưng chất lượng “tốt không ngờ”. Zhu Yi, một blogger công nghệ 30 tuổi cho biết mình đã mua một chiếc hybrid BYD với giá 23.000 USD sau khi lái thử rất nhiều mẫu kể cả của Tesla hay Volkswagen.
Một người mua khác cũng nhận định: “Xét về tổng quan và nội thất, Model 3 của Tesla giống như một không gian thô, trong khi mẫu Han của BYD giống như một căn hộ đã được trang bị nội thất”.
Theo Financial Times, Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ 2 vào năm ngoái và đang âm thầm “chạy đua” để chiếm lấy vị trí top đầu từ Nhật Bản trong năm nay.
Chiến trường ô tô điện mới - châu Âu
Các thương hiệu châu Âu - vốn dành nhiều ngân sách để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc - nay đã trở nên mờ nhạt trong lĩnh vực ô tô điện.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, chỉ riêng BYD đã bán được gần 1 triệu xe điện và xe hybrid tại Trung Quốc, chiếm 38% thị trường tại đây, theo dữ liệu từ công ty cố vấn Automobility.
Ngược lại, Volkswagen, một trong những thương hiệu châu Âu đầu tiên thâm nhập thị trường Trung Quốc từ cuối những năm 1980, nay chỉ chiếm 2% doanh số bán ô tô điện.
Theo KPMG, các thương hiệu Trung Quốc có thể chiếm tới 15% trong doanh số bán ô tô mới ở châu Âu - lớn hơn cả Renault của Pháp - trong vòng hai năm tới. Hiện tại, những công ty này đang trong quá trình “thiết lập sự hiện diện” để thu hút khách hàng.
Vào năm tới, Chery dự kiến sẽ mở 50 phòng trưng bày chỉ riêng ở Anh, tăng gấp đôi vào năm 2025. Hay Đức - trung tâm ô tô của châu Âu - đã từng dự đoán trong vài năm nữa, những chiếc xe “made in China” sẽ phủ sóng tại quốc gia này.
Hành trình trở thành nước xuất khẩu ô tô hàng đầu của Trung Quốc
Nhận định càng rõ ràng khi tháng 10 năm ngoái, BYD tuyên bố hợp tác với Sixt. Công ty cho thuê ô tô lớn nhất của Đức đã đồng ý mua 100.000 chiếc từ BYD cho đến năm 2028 và tập trung vào chiếc Atto 3.
Mặt khác, cho đến này, sự “bành trướng” vẫn còn khiêm tốn. Trong số gần 870.000 ô tô mới được đăng ký tại Đức trong năm nay, có khoảng 111 mẫu BYD.
Các công ty Trung Quốc đã sẵn sàng để chơi cuộc đua lâu dài nhưng đây sẽ không là một chặng đường dễ dàng. “Ngành công nghiệp xe hơi ra đời ở châu Âu. Đức và Pháp vẫn có những thương hiệu địa phương rất mạnh. Chúng tôi là số một ở Trung Quốc nhưng cũng phải mất tới gần 20 năm”, ông Michael Shu nói.
Victor Zhang, giám đốc Chery ở Anh cũng thừa nhận rằng châu Âu là một thị trường có quy định rất nghiêm ngặt và cạnh tranh gay gắt.
Ông cũng chia sẻ hầu hết các thương hiệu đến châu Âu chỉ tung ra một phần nhỏ các sản phẩm của họ, vì các tiêu chuẩn an toàn và chi phí liên quan quá cao.
“Chúng tôi cần hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng châu Âu. Chúng tôi cũng biết mình còn thiếu kinh nghiệm, cần theo dõi kỹ nhu cầu thị trường và sở thích của khách hàng”, Giám đốc điều hành của Geely, Daniel Li nói.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng vào ngày 30/6. Các tên tuổi công nghệ tiếp đà tăng trưởng, giúp chỉ số Nasdaq Composite có nửa đầu năm tốt nhất trong vòng 40 năm.
Không cần đến công ty, làm việc ở bất kỳ đâu trên thế giới nhưng vẫn có mức lương khủng: Đây là xu hướng làm việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay.
Trong phiên 30/6, đồng yen đã có lúc chạm đáy 145,07 yen/USD vào đầu phiên giao dịch ở châu Á, mức thấp nhất trong hơn bảy tháng và đang hướng tới mức giảm hơn 8% tính theo quý.
Mỗi tuabin gió 16 MW đang được lắp đặt nằm trong dự án với một tuabin trung tâm có độ cao 146 m, tương đương toà nhà 50 tầng. Ước tính, dự án này sẽ tạo ra 1,6 TWh điện và đi vào hoạt động từ tháng 8/2023.
Trong khi các điều kiện kinh tế và tài chính đang thắt chặt hơn, doanh nghiệp Mỹ vẫn tiếp tục đốt tiền để mua lại cổ phiếu và chia cổ tức cho nhà đầu tư thay vì trả nợ.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.