Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU
13:32 16/03/2025
Sản phẩm thép cuộn cán nóng của đơn vị này sẽ không bị Liên minh Châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá tạm thời khi xuất khẩu sang các nước này.
Ngày 14/3, Tổng cục Thương mại và An ninh kinh tế thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) đã ban hành Thông báo đề xuất áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng của Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU).
Theo thông báo này, Formosa và các doanh nghiệp xuất khẩu thép cán nóng khác của Việt Nam chịu mức thuế tạm thời là 12,1%. Thép cán nóng của Nhật Bản nhập khẩu vào EU chịu mức thuế tạm thời từ 6,9 – 33%, Ai Cập là 15,6%.
Văn bản cũng ghi rõ, đề xuất không áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hàng nhập khẩu từ Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất.
Các sản phẩm chịu thuế tạm thời là một số sản phẩm cán phẳng bằng sắt, thép không hợp kim hoặc thép hợp kim khác, có dạng cuộn hoặc không, không được gia công thêm ngoài cán nóng, không phủ, mạ, có xuất xứ từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam.
Các sản phẩm bị loại trừ trong cuộc điều tra này bao gồm Thép không gỉ hoặc thép điện silicon định hướng hạt; thép công cụ và thép công cụ có độ cứng lớn chuyên dụng; thép không ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày lớn hơn 10 mm và khổ rộng từ 600 mm trở lên; và thép không ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày từ 4,75 mm trở lên nhưng không quá 10 mm và có khổ rộng từ 2.050 mm trở lên.
Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2024. Giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3/2024.
Trên website của mình, Tập đoàn Hoà Phát đã đăng bài viết cho biết thêm về sự kiện này. “Thành công của Hòa Phát trong vụ việc này xuất phát từ nhiều yếu tố. Đầu tiên, thép cuộn cán nóng của Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, các khâu sản xuất đều được tối ưu hóa nên có giá thành cạnh tranh. Trong quá trình EU điều tra, Hòa Phát hợp tác chặt chẽ, chủ động cung cấp đầy đủ dữ liệu liên quan cho cơ quan điều tra của EU. Dữ liệu minh bạch, hệ thống rõ ràng là một trong các yếu tố góp phần vào sự thành công của Hòa Phát trong vụ kiện này”, bài viết này nêu.
Cùng đó, trang web cũng cho biết việc thép cán nóng Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá cho thấy trình độ và kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý trên thị trường quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng HRC Hòa Phát có cơ hội xuất khẩu sang EU mà không lo ngại về nguồn gốc xuất xứ và phá giá nguyên liệu.
Theo Hòa Phát, Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các mặt hàng tập trung chủ yếu vào thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao phục vụ công nghiệp cơ khí chế tạo. Hòa Phát giữ vị thế thị phần số 1 ở thị trường trong nước và đã xuất khẩu nhiều loại thép khác nhau tới 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, HOSE: HAX) diễn ra sáng 15/03, Chủ tịch HĐQT Đỗ Tiến Dũng bày tỏ quan điểm thị trường ô tô Việt Nam năm nay tiếp tục đối mặt...
Phú Quốc được Chính phủ lựa chọn làm nơi tổ chức APEC 2027, nên mọi nguồn lực đang đổ về đây để biến thành phố đảo này thành điểm sáng về kinh tế dịch vụ và du lịch.
Tổng Giám đốc CTCP Hóa chất Việt Trì (Mã: HVT) vừa có văn bản giải trình biến động lợi nhuận gửi gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
(KTSG) - Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng những hiểu biết khoa học hành vi vào khâu tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhằm cải thiện
(ĐTCK) Ngày 13/3/2025, CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (mã TNA – UPCoM) nhận được Quyết định số 413/QĐ-TCT của Bộ Tài chính Cục thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế qua thanh tra thuế.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.