Khách sạn nổi tiếng bậc nhất Hà Nội từng rao bán nhiều năm, dính 2 đợt khủng hoảng vẫn đón 2 đời Tổng thống Mỹ và 100 đoàn nguyên thủ quốc gia lưu trú
00:02 19/03/2024
Khách sạn này dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn là khách sạn mang thương hiệu ấn tượng tại Thủ đô.
Sheraton Hà Nội là một trong số các khách sạn 5 sao sang trọng tại Hà Nội, sở hữu vị trí đắc địa ngay cạnh Hồ Tây. Có thể nói, hiện nay có rất nhiều khách sạn mọc lên nhưng Sheraton vẫn là khách sạn mang thương hiệu riêng khó có khách sạn nào tại Thủ đô vượt qua được.
Sheraton Hà Nội được khởi công từ năm 1993 bởi Tập đoàn Thái Lan Faber Group (Faber Labuan Sdn Bhd). Đến năm 1998, công trình về cơ bản được hoàn thiện và chuẩn bị đón khách thì cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan đã khiến chủ đầu tư gặp khó khăn. Cha đẻ Faber Group đã rao bán Sheraton Hà Nội nhưng không thành công.
Khách sạn Sheraton nằm ở vị trí đắc địa của Thủ đô
Sau khi rao bán nhiều lần không được, ông chủ tiếp tục hoàn thiện khách sạn và mất thêm 6 năm nữa, đến năm 2004, khách sạn này mới được đưa vào hoạt động. Sau đó, ngày khai trương khách sạn đã bị lùi lại tới tháng 3/2004 với đúng thiết kế ban đầu: 18 tầng, 299 phòng.
Song, chỉ vài tháng sau ngày khai trương, Sheraton lại một lần nữa dính vận đen khi bị chập điện. "Ngay trong đêm, Ban Giám Đốc khách sạn phải đưa ra quyết định sơ tán toàn bộ khách sang khách sạn khác. Vì sự cố mất điện xảy ra trong đêm, tất cả nhân viên trực trong khách sạn lúc ấy phải lên từng phòng của khách giúp họ đóng đồ và hộ tống họ xuống sảnh bằng thang bộ", bà Nguyễn Thị Cẩm Ly – Phó Giám đốc Marketing và Truyền thông Sheraton Hà Nội chia sẻ trong lễ kỷ niêm 20 năm thành lập.
Kỳ diệu là Sheraton Hà Nội nhanh chóng gặt hái được trái ngọt từ những năm hoạt động đầu tiên. Doanh thu của khách sạn tăng dần đều, 10 triệu USD, 20 triệu USD và 44 triệu USD trong các năm 2005, 2006, 2007. Lợi nhuận mà khách sạn này đạt được lần lượt là 6,9 triệu USD, 13 triệu USD và 23 triệu USD qua 3 năm này.
Bên trong đại sảnh khách sạn Sheraton Hà Nội
Ấn tượng nhất là vào năm 2006, khách sạn Sheraton vinh dự được lựa chọn là nơi đón tiếp cựu Tổng thống Mỹ - George W. Bush khi ông đến tham dự hội nghị APEC và thăm chính thức Việt Nam. Khi đó, phía Mỹ đã thuê trọn tầng 18 của khách sạn để dành cho Tổng thống. Toàn bộ tầng 18 và hành lang được lực lượng an ninh Mỹ phụ trách, không ai có thể tiếp cận. Một báo cáo cho biết tại thời điểm 31/12/2006, sau chuyến thăm của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, tỷ lệ lấp đầy tại Sheraton đã chạm mốc 75,4%.
Tuy nhiên, đến năm 2007, Faber Group đã đưa ra một quyết định chiến lược: Rút hoàn toàn khỏi Sheraton Hà Nội. Người mua là Berjaya Land Berhad (BHR) của tỷ phú Malaysia Vincent Tan. Thương vụ này trị giá 68,2 triệu USD (khoảng 995 tỷ đồng tại thời điểm đó).
Đến giai đoạn 2008-2009 lại là giai đoạn xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính khác trên phạm vi toàn cầu. Tỷ lệ lấp đầy tại Sheraton Hà Nội bị giảm từ 75,4% xuống chỉ còn hơn 50% vào năm 2009.
Phải đến năm 2016, khách sạn mới lấy lại được phong độ như hồi trước khủng hoảng. Khi đó, tỷ lệ lấp đầy tăng vọt lên 82,9%, khách sạn ghi nhận mức tăng doanh thu từ 29,6% lên khoảng 15,3 triệu USD. Những năm sau đó, doanh thu dao động từ 15-20 triệu USD. Năm 2019, trước thềm đại dịch Covid-19, Sheraton chỉ thu về 19,7 triệu USD, tăng trưởng tích cực trong mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống. Đối với doanh thu phòng khách có xu hướng đi lùi khi tỷ lệ đặt phòng trong 9 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, trải qua những năm tháng kinh doanh thăng trầm, Sheraton vẫn là địa chỉ tin cậy đối với các chính khách nước ngoài. Tính từ năm 2004 đến nay, đã có khoảng 100 đoàn nguyên thủ quốc gia tới lưu trú tại khách sạn.
Gần đây nhất vào tháng 9/2023, Sheraton Hà Nội tiếp tục đón một tổng thống Mỹ khác, khi tổ chức sự kiện phục vụ tiệc chiêu đãi trọng thể Tổng thống Mỹ Joe Biden của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Ngoài ra, mỗi năm khách sạn này tiếp đón khoảng 100.000 khách và tổ chức hơn 100 sự kiện, đám cưới.
Bên cạnh 2 tuyến cao tốc Bắc Nam: Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ đưa vào khai thác trong quý 2 năm nay thì tuyến chính phía Đông, cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến cũng thông xe trước tháng 10.
Nhu cầu nhà ở của người dân liên tục tăng trong khi quỹ đất khan hiếm, chi phí xây dựng tăng cao đã đẩy giá chung cư tại thành phố đông dân nhất Việt Nam lên cao.
UBND tỉnh Thái Nguyên có các quyết định về việc thành lập 5 cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện Phú Bình với tổng vốn đầu tư hơn 3,387 ngàn tỷ đồng và diện tích hơn 290ha.
Ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Vietinbank cho rằng, lãi suất sinh lời của NOXH, nhà ở công nhân hiện nay bị khống chế ở mức 10% là chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 234/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa (Dự án).
Năm nay, Sonadezi Châu Đức dự kiến chi gần 1.090 tỷ đồng để lập và phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng khu công nghiệp diện tích 92,99 ha.
Trong năm 2025, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 41% so với 2024. Riêng trong quý I, dự kiến lợi nhuận đạt 80 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Ngày 24/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX từ ngày 5/5. Hệ thống này được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi như giao dịch trong...
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch trước, vì đồng USD yếu và hoạt động bắt đáy, trong khi sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng phục hồi sang phiên thứ ba khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ phục hồi liên tiếp trong ba phiên khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Mức thuế 170% của Mỹ đã khiến ngành cá rô phi ở Mậu Danh, Trung Quốc, rơi vào khủng hoảng chưa từng có. Cá không xuất được, nhà máy đóng cửa, nông dân trắng tay. Toàn bộ chuỗi cung ứng địa phương đang chật vật cầm cự, theo Reuters.
Nhu cầu nội địa yếu và cuộc chiến giá khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc ngần ngại chuyển hướng, dù họ đang chịu sức ép thuế với Mỹ.
Hodeco (HDC) ghi nhận doanh thu trước thuế tăng tới 148 lần khi so với mức nền thấp của quý 1/2024 lãi trước thuế chỉ gần 115 triệu đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.