Khả năng miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu?
17:45 19/10/2021
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, khả năng miễn dịch do từng mắc Covid-19 không kéo dài lâu như một vài người nhận định và chắc chắn không kéo dài suốt đời.
Theo dữ liệu từ Our World Data, gần một nửa dân số thế giới đã nhận được ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19. Theo các nhà khoa học, vaccine giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng không cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn trước Covid-19. Trong khi có một số báo cáo về các trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 nhiều hơn một lần thì những con số này vẫn còn quá nhỏ để tiến hành một nghiên cứu về dịch tễ học. Điều đó đồng nghĩa với việc khó xác định được khả năng miễn dịch sau khi mắc Covid-19 có thể kéo dài bao lâu.
Ảnh minh họa: Reuters
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích các virus tương tự như virus SARS-CoV-2 nhằm xác định thời gian miễn dịch sau khi mắc Covid-19. Nghiên cứu được công bố trên The Lancet Microbe này cho thấy, những người từng mắc Covid-19 nhưng chưa tiêm vaccine có khả năng miễn dịch kéo dài từ 3 - 61 tháng nếu virus vẫn đang hiện diện trong cộng đồng.
Theo giáo sư Ajay Sethi tại Đại học Wisconsin-Madison - người không tham gia nghiên cứu trên, nghiên cứu này sẽ khuyến khích mọi người đi tiêm vaccine.
"Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rằng khả năng miễn dịch từ miễn dịch tự nhiên không kéo dài lâu như một vài người nhận định và chắc chắn không kéo dài suốt đời".
Ông cũng giải thích rằng, "nghiên cứu cho thấy, việc tiêm vaccine dù từng mắc Covid-19 sẽ tạo ra hệ miễn dịch thậm chí còn mạnh mẽ hơn so hệ miễn dịch của những người đã tiêm vaccine mà không có tiền sử mắc Covid-19. Hy vọng là ngày càng nhiều người từng mắc Covid-19 sẽ lựa chọn tiêm vaccine".
Một nhóm nghiên cứu từ Trường Y tế Công Cộng thuộc Đại học Yale và Đại học Bắc Carolia đã xem xét gen của 177 virus corona ảnh hưởng đến con người. Các nhà nghiên đã xác định được những họ hàng gần nhất với virus SARS-CoV-2 và tìm ra 5 virus đáp ứng tiêu chí này. Đó là virus SARS-CoV-2 từng gây nên dịch SARS năm 2003 và MERS-CoV - virus được phát hiện lần đầu vào năm 2012. Ngoài ra, trong số những virus trên cũng bao gồm cả các virus gây ra bệnh cảm lạnh thông thường.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã phân tích dữ liệu để xem mức độ kháng thể giảm dần qua thời gian như thế nào - từ 128 ngày cho tới 28 năm sau khi mắc bệnh. Họ cũng xem xét rủi ro tái nhiễm theo các mức độ kháng thể khác nhau đối với những loại virus này.
Sử dụng những thông tin này, các nhà khoa học dự đoán, miễn dịch tự nhiên sau khi mắc Covid-19 kéo dài ít hơn một nửa so với thời gian miễn dịch sau khi mắc các virus corona trên.
Họ phát hiện ra rằng, việc tái nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những người từng mắc bệnh chưa tiêm vaccine có thể xảy ra sớm nhất là 3 tháng và rủi ro tái nhiễm trung bình là khoảng 16 tháng trong các điều kiện đặc hữu.
Đồng chủ nhiệm nghiên cứu, giáo sư Alex Dornburg làm việc tại Đại học Bắc Carolina cho biết: "Khi các biến thể mới tăng lên, phản ứng miễn dịch trước đó trở nên ít hiệu quả hơn trong việc chống lại virus. Những người từng mắc bệnh trước đó ngày càng tăng khả năng tái nhiễm trong tương lai gần".
Các tác giả nghiên cứu cũng kết luận, các biến thể mới có thể thoát khỏi hệ miễn dịch nên việc tập trung vào các chương trình tiêm chủng toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm làm giảm nguy cơ các biến thể xuất hiện.
Dù vậy, nghiên cứu trên vẫn còn một số hạn chế. Chẳng hạn, nghiên cứu này không xem xét mức độ nghiêm trọng của các ca mắc Covid-19 ban đầu hay tình trạng miễn dịch của từng cá nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch tự nhiên như thế nào.
Trao đổi về việc này, giáo sư Alexander Edwards thuộc Đại học Reading ở Anh, người không tham gia nghiên cứu trên, đánh giá: "Tái nhiễm không thực sự là vấn đề quan trọng trong dịch Covid-19. Thay vào đó, điểm quan trọng nhất là mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Nếu việc từng mắc Covid-19 bảo vệ chúng ta trước những triệu chứng nghiêm trọng thì điều này không quá quan trọng với những người mắc bệnh lần hai".
"Tuy nhiên, với dịch Covid-19, chúng ta không biết liệu việc từng mắc bệnh trước đó có hoàn toàn bảo vệ chúng ta trước các triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong hay không".
Cha đẻ của cái tên nổi đình nổi đám nhất trong giới thời trang những ngày này lại là 1 chuyên gia về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), thành lập công ty khi trong tay chẳng có chút kinh nghiệm nào về may mặc.
Sau cuộc rà soát các chính sách cấm vận kéo dài 9 tháng do Bộ Tài chính Mỹ đứng đầu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng các biện pháp cấm vận sẽ vẫn là một công cụ chính sách quan trọng nhưng cần được điều chỉnh tốt hơn...
Một vài trong số các tài phiệt ở Đông Nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các startup công nghệ, tìm kiếm các cơ hội mới trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành kinh doanh từ bán lẻ đến sản xuất và dịch vụ.
Trong khi tổ tiên của họ phải sống lay lắt với nghề đánh cá và làm nông nghiệp, sự bùng nổ của Thâm Quyến đã khiến nhiều người trở thành triệu phú theo cách "không thể khước từ".
Investing.com - Trung Quốc đang tiếp thị bán trái phiếu bằng đô la ở Hồng Kông trong năm thứ năm liên tiếp, ngay cả khi căng thẳng xuất hiện trên thị trường tín dụng trong bối cảnh lo ngại ngày càng...
Investing.com – Đồng Đô la đã giảm vào sáng thứ Ba tại châu Á, vẫn ở gần mức đáy của phạm vi gần đây. Dữ liệu nhà máy ở Hoa Kỳ yếu hơn mong đợi và việc gia tăng kì vọng rằng chính sách...
Scott Gottlieb, cựu ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ, đã kêu gọi “nghiên cứu khẩn cấp” về biến thể Delta Plus, sau khi số ca mắc Covid-19 mới tại Anh tăng vọt.
Investing.com - Đồng đô la suy yếu gần mức đáy của phạm vi gần đây so với các đồng tiền chính vào thứ Ba, bị đánh bật bởi dữ liệu sản lượng sản xuất yếu kém của Mỹ qua đêm và đánh cược...
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.