Hàng loạt thương hiệu xa xỉ như Gucci, Prada rút lui khỏi Trung Quốc, chính phủ khẩn cấp chi 41 tỷ USD kích cầu vì sức mua yếu
13:45 11/03/2025
Lạm phát tại Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau 13 tháng trong khi hàng loạt hãng bán lẻ đóng cửa chi nhánh đang khiến nguy cơ giảm phát lan rộng trong nền kinh tế.
Hãng tin CNBC cho hay Trung Quốc đã tăng gấp đôi trợ cấp cho chương trình đổi hàng tiêu dùng lên 300 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 41,47 tỷ USD cho năm 2025. Các khoản trợ cấp sẽ vào khoảng 15% đến 20% giá mua cho các sản phẩm được chọn, bao gồm điện thoại thông minh tầm trung và đồ gia dụng.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng CPI đã giảm lần đầu tiên sau 13 tháng còn hàng loạt hãng bán lẻ đồ xa xỉ như Gucci, Prada đã quyết định đóng cửa nhiều chi nhánh ở Trung Quốc vì dự báo sức mua yếu.
Những nỗi lo về chiến tranh thương mại, hàng rào thuế quan, cấm vận công nghệ, bất ổn trên thị trường bất động sản (BĐS), thiếu việc làm, dân số lão hóa...đang đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc.
"Kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với sức ép giảm phát. Dù tâm lý đầu tư, tiêu dùng được cải thiện phần nào nhờ các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ, nhu cầu nội địa vẫn yếu", chuyên gia Zhiwei Zhang tại Pinpoint Asset Management nhận định.
Rút lui
Tờ SCMP cho hay nhiều hãng bán lẻ xa xỉ toàn cầu đang đẩy nhanh việc rút lui khỏi Trung Quốc bằng cách đóng cửa các chi nhánh tại trung tâm mua sắm ở các thành phố lớn do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, nhiều dự báo cũng cho thấy doanh số tiêu dùng sẽ ảm đạm trong năm 2025.
Cụ thể, tập đoàn Kering của Pháp đã đóng 2 cửa hàng Gucci tại Thượng Hải vào tháng 2/2025 sau hơn 10 năm mở tại địa điểm nổi tiếng này. Tương tự, Prada cũng chấm dứt sự hiện diện kéo dài 2 năm tại sân bay quốc tế Hongqiao của Thượng Hải.
Nếu tính trong quý IV/2024, Thượng Hải có đến 8 cửa hàng và trong quý III/2024 là 2 cửa hàng nữa bị đóng cửa, tất cả đều liên quan đến những thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton, Chanel, Tiffany & Co và Bulgari.
"Hầu hết các thương hiệu đều chứng kiến doanh số bán hàng giảm mạnh ở Trung Quốc vì tâm lý suy giảm của người tiêu dùng trong nước", chuyên gia Jelena Sokolova tại Morningstar cho biết.
Báo cáo tháng 1/2025 của Bain & Co cho biết Chi tiêu trong nước yếu hơn đã khiến doanh số bán hàng xa xỉ tại Trung Quốc giảm 18-20% trong năm 2024.
Đồ trang sức và đồng hồ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi người tiêu dùng chuyển sang các tài sản có tính bảo toàn giá trị.
Sự rút lui của các hãng xa xỉ đang ảnh hưởng nặng đến ngành BĐS cũng như những chủ nhà ở Trung Quốc, vốn đang phải vật lộn với ngày càng nhiều gian hàng cho thuê bỏ trống.
Số liệu của công ty tư vấn BĐS Savills cho thấy tỷ lệ BĐS bán lẻ bị trống sẽ tăng bình quân lên mức 10,5% tại 11 thành phố hạng nhất và hạng hai của Trung Quốc.
Dù ngày càng nhiều người thuê bỏ mặt bằng nhưng giá cho thuê vẫn không giảm khiến áp lực chi phí đè nặng lên các thương hiệu.
Chuyên gia Sokolova của Morningstar cho biết người tiêu dùng Trung Quốc thường sử dụng khoản tiết kiệm để mua sắm tùy ý chứ không giống văn hóa chi tiêu của người Phương Tây. Bởi vậy khi các tài sản tiết kiệm trong BĐS cũng như nguồn thu khác giảm, sức mua cũng giảm theo.
Lần đầu tiên trong 10 năm
Quay trở lại chương trình 41,47 tỷ USD kích cầu, đây là mức mở rộng từ chương trình 150 tỷ Nhân dân tệ của năm ngoái.
Đồng sáng lập kiêm CEO Jacob Cooke của WPIC Marketing + Technologies cho hay dù có nhiều hoài nghi về tác dụng lâu dài của chương trình kích cầu nhưng chính phủ sẽ tung ra các chương trình khác tiếp nối.
Ông Cooke nói thêm rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 5% của Trung Quốc và việc ưu tiên tiêu dùng cho thấy Bắc Kinh sẽ làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tuần trước đã công bố báo cáo thường niên về công tác của chính phủ, trong đó nêu rõ thúc đẩy tiêu dùng là nhiệm vụ hàng đầu trong năm tới.
Đồng quan điểm, chiến lược gia Laura Wang tại Morgan Stanley nhận định đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ, Trung Quốc ưu tiên tiêu dùng như vậy. Bà Wang nói thêm rằng báo cáo công tác của chính phủ đã trích dẫn "tiêu dùng" 27 lần, nhiều nhất trong suốt 10 năm qua.
Người đứng đầu nhóm soạn thảo Báo cáo công tác của chính phủ và giám đốc Văn phòng nghiên cứu của Quốc vụ viện, ông Shen Danyang cũng đã phải thừa nhận Trung Quốc đang tập trung nhiều hơn vào nhu cầu trong nước trước những "cú sốc mới" từ bên ngoài.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, chi tiêu hộ gia đình chiếm chưa đến 40% GDP của Trung Quốc, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình quốc tế là khoảng 60%.
Trong nhiều năm, xuất khẩu và đầu tư vẫn là trụ cột tăng trưởng của Trung Quốc nhưng căng thẳng thương mại từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã buộc nền kinh tế này chuyển hướng.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc chỉ tăng 3,5% vào năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7,2% của năm trước đó.
Dữ liệu chính thức cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 2 đã giảm xuống mức âm lần đầu tiên sau hơn một năm, cho thấy sức tiêu dùng liên tục đi xuống.
Ông Chen Changsheng, thành viên nhóm soạn thảo Báo cáo công tác của Chính phủ và Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu của Quốc vụ viện, cho biết nếu giá cả quá thấp sẽ khó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và tăng thu nhập cho người tiêu dùng.
Hiện BĐS chiếm phần lớn tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc. Việc chính phủ siết chặt nguồn vốn BĐS năm 2020 đã thúc đẩy một cuộc suy thoái gây ảnh hưởng ngược lại thị trường tiêu dùng.
Dù đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực, song EU vẫn "khổ sở" vì thiếu khí đốt trong bối cảnh thời tiết lạnh giá và nhu cầu tăng cao. Do đó, một số lãnh đạo EU đang kêu gọi đưa khí đốt Nga trở lại châu Âu.
Vụ án CEO đầu độc chủ tịch tập đoàn bằng hơn 100 liều thuốc độc trá hình đã gây chấn động dư luận. Vị CEO này đã bị kết án tử hình vì tội danh giết người.
Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bị cảnh sát nước này bắt giữ vào ngày 11/3 sau khi chính phủ Philippines thông báo họ nhận được trát của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) yêu cầu bắt ông này.
Một trong những khu vực bí ẩn nhất của Amazon là Vale do Javari, nơi ước tính có khoảng 2.000 người thuộc các bộ lạc chưa được biết đến đang sinh sống.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump thường xuyên khoe thành tích của thị trường chứng khoán như bằng chứng chứng tỏ nền kinh tế đang hoạt động mạnh mẽ. Tuy nhiên, có vẻ ông đã từ bỏ thói quen này.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.