Hai vạn lệnh trừng phạt dội vào nền kinh tế, Nga lung lay nhưng không bấp bênh: Bài toán ngày một cấp bách với ông Trump
13:14 06/01/2025
Các chuyên gia tin rằng các lệnh trừng phạt và viện trợ quân sự sẽ là những quân bài để mặc cả trong các cuộc đàm phán. Vậy những quân bài trừng phạt mà ông Trump nắm giữ có giá trị như thế nào?
Hàng nghìn lệnh trừng phạt sâu rộng đã được hàng chục quốc gia áp dụng đối với các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân Nga kể từ khi Moscow thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Pankin, các nước phương Tây đã áp đặt khoảng 20.000 lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga.
Giờ đây, hơn 1.000 ngày sau, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức, những câu hỏi về hiệu quả các lệnh trừng phạt cũng như tương lai sẽ được đưa ra xem xét lại.
Ông Trump đã tuyên bố: “Tôi muốn sử dụng càng ít lệnh trừng phạt càng tốt”. Ông đã nói rõ sẽ có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Ukraine, hứa rằng sẽ chấm dứt xung đột chỉ trong một ngày.
Các chuyên gia tin rằng các lệnh trừng phạt và viện trợ quân sự sẽ là những quân bài để mặc cả trong các cuộc đàm phán. Vậy những quân bài trừng phạt mà ông Trump nắm giữ có giá trị như thế nào? Câu trả lời vẫn đang được bàn luận sôi nổi.
Lệnh trừng phạt ghìm chân Nga
Ban đầu, những hạn chế về kinh tế được kỳ vọng sẽ làm suy yếu nước Nga hoặc khiến đồng rúp mất giá. Nhưng mục tiêu này đã không thành hiện thực. Nhà kinh tế người Nga Sergei Guriev tại Trường Kinh doanh London cho biết ý tưởng dùng lệnh trừng phạt kinh tế để nhanh chóng chấm dứt xung đột thường là sản phẩm của hy vọng hơn là đánh giá thực tế.
Ông Guriev cho biết, thước đo tốt hơn là tự hỏi liệu các lệnh trừng phạt có cản được Moscow tiếp tục cuộc chiến hay không. Và theo ông cũng như một số nhà phân tích khác, câu trả lời là có.
Sau năm 2022, Mỹ, châu Âu và các đồng minh đã phản ứng với tốc độ và quy mô đáng kinh ngạc. Họ hạn chế Nga tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu và đồng USD, cản trở khả năng bán dầu của Nga – mặt hàng xuất khẩu có giá nhất của nước này.
Các ngân hàng phương Tây đã đóng băng hơn 300 tỷ USD tài sản của Nga. Các chính phủ cấm mua bán nhiều loại dịch vụ và hàng hóa, bao gồm một số vũ khí tiên tiến.
Châu Âu trước đây từng nhập khẩu 40% khí đốt của Nga nay đang cố gắng “cai nghiện”. Nga thậm chí có thể sẽ bán được ít năng lượng cho châu Âu hơn sau khi Ukraine từ chối gia hạn thoả thuận trung chuyển khí đốt Nga trong đường ống chạy qua lãnh thổ của mình. Thoả thuận này đã hết hạn vào ngày 1/1/2025.
Ông Guriev nói: “Hãy tưởng tượng một thế giới mà các lệnh trừng phạt không được áp dụng. Một thế giới mà thương mại quốc tế của Nga không bị hạn chế nghiêm trọng và nước này có thể tiếp cận toàn bộ dự trữ ngoại hối bị đóng băng của mình”.
Nhà kinh tế học chỉ ra rằng rõ ràng các lệnh trừng phạt đã làm ảnh hưởng đến ông Putin. Thậm chí, có thể nói nếu không có các lệnh trừng phạt, Nga có thể đã chiến thắng trong cuộc xung đột này.
Cảng Vladivostok, Nga. Ảnh: Reuters
Nền kinh tế Nga đã cảm nhận được những áp lực. Lạm phát tăng vọt đã thúc đẩy ngân hàng trung ương của nước này tăng lãi suất chuẩn lên 21%. Mặc dù chính phủ đã chi rất nhiều tiền để tài trợ cho quân sự, nhưng tăng trưởng kinh tế nói chung đang chậm lại.
“Khi ông Trump ngồi xuống đàm phán với ông Putin, các lệnh trừng phạt sẽ là một con bài cực kỳ có giá trị", Elina Ribakova, Phó Chủ tịch phụ trách chính sách đối ngoại tại Trường Kinh tế Kyiv và là học giả không thường trú tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết.
Các chuyên gia kinh tế đều đồng tình rằng các lệnh trừng phạt hiệu quả nhất là những lệnh liên quan đến hệ thống tài chính toàn cầu, một đấu trường mà Mỹ có thể phát huy sức mạnh độc nhất.
Đồng USD là một ví dụ. Đồng tiền này giữ vị thế thống trị trong thương mại và dự trữ toàn cầu. Và chỉ có các ngân hàng Mỹ mới có thể xử lý các giao dịch bằng USD. Kết quả là nhiều tài sản tài chính của thế giới đều nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ.
Washington không chỉ cắt đứt hầu hết quyền truy cập của Nga vào hệ thống này mà còn đe doạ cấm bất kỳ ngân hàng nào trên thế giới vi phạm các quy tắc của mình. Đó là một rủi ro mà ngay cả nhiều tổ chức ở Trung Quốc cũng không muốn vi phạm.
Việc Nga bị chặn khỏi hệ thống nhắn tin thanh toán quốc tế SWIFT cũng làm gia tăng chi phí và độ phức tạp của các giao dịch quốc tế, dù là để mua dược phẩm, máy móc hay bán dầu và phân bón.
Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia khác, lệnh trừng phạt lại không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Đối sách của Moscow
Theo thời gian, Nga có được sự giúp đỡ to lớn từ Trung Quốc. Moscow đã tìm ra một số cách để giảm tác động của lệnh trừng phạt bằng cách mở rộng thương mại với các quốc gia khác và khai thác các lỗ hổng.
Ví dụ, Trung Quốc và Ấn Độ đã lấp đầy ngân khố của Moscow bằng cách mua rất nhiều dầu của Nga. Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Nga quyền tiếp cận các bộ phận vũ khí, chất bán dẫn và các vật liệu thiết yếu khác.
Rất nhiều hàng hóa của phương Tây đã đến Nga thông qua các quốc gia không tham gia lệnh trừng phạt, như Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Một số nhà phê bình lập luận rằng các quốc gia phương Tây chưa đủ mạnh tay hoặc phản ứng chưa đủ nhanh để siết chặt áp lực đối với Nga.
Những lo ngại về việc cắt giảm nguồn cung năng lượng khi giá dầu tăng vọt và lạm phát cao đã khiến Mỹ và châu Âu nới lỏng các hạn chế đối với việc xuất khẩu nhiên liệu của Nga.
Quyết định của châu Âu thay thế các lệnh trừng phạt toàn diện hơn đối với giao dịch dầu của Nga bằng một mức giá trần có nghĩa là Nga có thể tiếp tục kiếm được doanh thu khổng lồ từ xuất khẩu năng lượng.
Theo thời gian, Nga đã phát triển thêm nhiều cách để lách lệnh trừng phạt, chẳng hạn như phát triển đội tàu ngầm của riêng mình để vận chuyển dầu. Và Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang mua gần 50% khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà Nga xuất khẩu.
Jeffrey Schott, một thành viên cấp cao tại Viện Peterson, cho biết các lệnh trừng phạt từng phần và việc thực thi thiếu hiệu quả cũng khiến thòng lọng kinh tế với Nga lỏng lẻo hơn.
Tuy nhiên, ngay cả những quân bài có giá trị nhất từ các lệnh trừng phạt cũng không đủ để thuyết phục ông Putin đồng ý với một giải pháp mà Ukraine và các đồng minh châu Âu cùng chấp nhận được.
Một cơn bão mùa đông kèm băng tuyết và giá lạnh đã tiến vào khu vực miền Trung nước Mỹ và đang hướng tới khu vực thủ đô Washington. Khoảng 60 triệu người ở hơn 10 tiểu bang dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi cơn bão.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ với hy vọng nền kinh tế ổn định nhưng không quá nóng, từ đó củng cố kỳ vọng về tiềm năng tăng trưởng trong năm 2025.
Boeing đã thực hiện những cải tổ lớn trong 12 tháng qua nhằm tăng cường chất lượng và an toàn của máy bay do hãng này sản xuất. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước khởi đầu.
Tất cả như trong biên chế của trung đoàn không quân tiêm kích! Hệ thống "Make in Vietnam" cho phép luyện tập các tình huống không chiến phức tạp mà hệ thống của Nga chưa đáp ứng.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.