Hà Nội lên phương án táo bạo 'hồi sinh' dòng sông 2.000 năm tuổi gây ô nhiễm thành phố
10:52 04/04/2024
Thủ đô Hà Nội nỗ lực lên phương án hồi sinh "dòng sông chết" với phương án tạo dòng chảy tự nhiên từ sông Hồng.
Sông Tô Lịch là con sông với hơn 2.000 năm lịch sử, từng là một hào nước thiên nhiên quy mô lớn bao quanh thành Thăng Long, giữ vai trò là một tuyến đường thủy quan trọng và phần nào xác định ranh giới của kinh đô xưa kia. Con sông này từng mà một nhánh chảy từ sông Cái (nay là sông Hồng) và có kết nối với Hồ Tây.
Vào năm 1889, người Pháp đã lấp một phần của sông Tô Lịch để xây dựng 36 phố phường. Sau khi hai cửa sông bị chặn lại hoàn toàn, không còn liên kết với sông Hồng hay thông với Hồ Tây, con sông này dần trở thành một con sông ô nhiễm nặng nề vì phải chứa lượng nước thải khổng lồ từ thành phố. Sự ô nhiễm của sông Tô Lịch khiến con sông trở thành "sông chết" giữa lòng Thủ đô, đồng thời làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như cuộc sống của những người dân xung quanh.
Sông Tô Lịch hiện là con sông ô nhiễm giữa lòng Hà Nội
Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua đặt mục tiêu giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô.
Để "hồi sinh" sông Tô Lịch, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của thành phố là xây dựng đập trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống nhằm đảm bảo mực nước ổn định, phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội trên các dòng sông. Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ tiến hành nghiên cứu xây đập Xuân Quan trên sông Hồng và đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, góp phần làm "sống dậy" sông Tô Lịch. Nước từ sông Hồng, sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy, thoát cảnh dòng sông chết, tích tụ nước thải như hiện nay.
Bên cạnh đó, để nâng cao mực nước sông Hồng, tăng khả năng lấy nước vào các sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và hệ thống thủy lợi khác, thành phố Hà Nội sẽ tạm ngừng khai thác cát trên sông Hồng.
Xây đập Xuân Quan trên sông Hồng và đập Long Tửu trên sông Đuống góp phần làm sạch sông Tô Lịch. Ảnh: AI
Thực tế, trong quá khứ, thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều lần nỗ lực làm sạch sông Tô Lịch, song đều không thành công.
Năm 2009, thành phố đã xem xét một phương án là bơm nước từ sông Hồng vào Hồ Tây và sau đó là vào sông Tô Lịch để thúc đẩy dòng chảy tự nhiên. Song vì nhiều trở ngại, dự án này không được thực hiện.
Vào tháng 6/2019, một phần của sông Tô Lịch dài hơn 200m đã được xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Bio-nano của Nhật Bản, công nghệ này được kỳ vọng có khả năng phân hủy hoàn toàn lớp bùn ở đáy sông mà không cần phải nạo vét. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không đạt kết quả cuối cùng mong đợi
Sau đó 1 tháng, một cơn mưa lớn khiến sông Tô Lịch bỗng dưng nhận được lượng nước lớn, ước tính khoảng 1 triệu khối từ Hồ Tây. Điều này đã giảm đi đáng kể mùi hôi của con sông này, nước sông cũng chuyển từ màu đen sang xanh hơn. Tận dụng kết quả này, Công ty Thoát nước Hà Nội đã đề xuất một kế hoạch đầu tư trị giá 150 tỷ đồng để xây dựng trạm bơm nước từ sông Hồng vào Hồ Tây và sông Tô Lịch. Dù vậy, đến nay kế hoạch này vẫn chỉ nằm trên giấy và tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch chưa có gì thay đổi.
Viễn cảnh sông Tô Lịch khi đã được làm sạch. Ảnh: AI
Cũng trong năm 2019, Hà Nội cũng đã thử nghiệm việc làm sạch sông Tô Lịch sử dụng chế phẩm Redoxy-3C tại khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Báo cáo ban đầu cho thấy một số cải thiện tích cực về mức độ ô nhiễm và mùi hôi của dòng sông. Song phương pháp này vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm và không được triển khai rộng rãi.
Hiện nay, để giảm ô nhiễm cho sông Tô Lịch, Công ty Thoát nước Hà Nội vẫn tiếp tục áp dụng các phương pháp xử lý truyền thống như sử dụng sức người của hàng trăm công nhân cùng với trang thiết bị đơn giản để nạo vét bùn và chất thải trên sông.
Vì ngôi nhà hẹp ngang chỉ có mặt tiền phía trước nên nhóm thiết kế sử dụng 2 khu vườn đóng vai trò là nút kết nối với thiên nhiên, tạo điều kiện thông gió chéo cho không gian nhà bao bọc gia đình 4 người .
Chủ tịch UBND xã và công chức địa chính xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bị tạm đình chỉ công tác để xem xét trách nhiệm liên quan vụ khu biệt thự "khủng" không phép mọc lên ở xã này.
Không gian sống tràn ngập hoa cỏ với những khu vườn quanh nhà, tâm điểm kinh doanh thời thượng đem đến trải nghiệm mua sắm thư giãn và lắng đọng, tất cả đều có thể tìm thấy tại shopvilla Vaquarius.
Vinpearl có thương hiệu hàng đầu Việt Nam về du lịch và nghỉ dưỡng, bao gồm các tổ hợp khách sạn, biệt thự biển đẳng cấp năm sao và trên năm sao quốc tế.
Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, hàng loạt doanh nghiệp phải trả giá vì phát triển ồ ạt ở các giai đoạn trước, nhiều dự án bị tạm dừng khiến lượng tồn kho tăng mạnh, trong khi nguồn cung mới sụt giảm nghiêm trọng.
Tầng 2 các ngôi nhà từ ngã ba Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Xí được quây kín. Công nhân tất bật làm việc trong nắng nóng để hoàn tất dự án cải tạo tuyến phố có giá cho thuê mặt bằng đắt đỏ nhất Hà Nội.
Hàng chục nghìn căn nhà "ổ chuột" ven kênh rạch ở TP.HCM gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ hoả hoạn. Vụ hỏa hoạn dãy nhà ven kênh Tàu Hũ mới đây là một lời cảnh tỉnh.
Tháng 3/2024, thống kê từ Sở Xây dựng các địa phương cho thấy, có 6 tỉnh thành công bố dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Đáng chú ý, phần lớn dự án được phép bán là nhà ở xã hội.
(KTSG Online) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế thông qua việc xây dựng
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.