• CIM 11.50 0.13(1.18%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 92706.94 736.05(0.79%)
  • GOLD 3274.963 104.410(3.09%)
  • WTI 61.96 1.53(2.41%)
  • EUR/USD 1.13714 0.00478(0.42%)
  • EUR/GBP 0.85656 0.00017(0.02%)
  • USD/CHF 0.82607 0.01000(0.90%)
  • USD/JPY 142.400 0.820(0.58%)
  • USD/CAD 1.38826 0.01000(0.55%)
  • GBP/USD 1.32747 0.01000(0.4%)
  • CAD/CHF 0.59489 0.00226(0.38%)
  • AUD/USD 0.63838 0.00198(0.31%)
  • NZD/USD 0.59718 0.00084(0.14%)
  • CIM 11.50 0.13(1.18%)
  • VNI 1211.00 13.87(1.16%)
  • BTC 92706.94 736.05(0.79%)
  • GOLD 3274.963 104.410(3.09%)
  • WTI 61.96 1.53(2.41%)
  • EUR/USD 1.13714 0.00478(0.42%)
  • EUR/GBP 0.85656 0.00017(0.02%)
  • USD/CHF 0.82607 0.01000(0.90%)
  • USD/JPY 142.400 0.820(0.58%)
  • USD/CAD 1.38826 0.01000(0.55%)
  • GBP/USD 1.32747 0.01000(0.4%)
  • CAD/CHF 0.59489 0.00226(0.38%)
  • AUD/USD 0.63838 0.00198(0.31%)
  • NZD/USD 0.59718 0.00084(0.14%)

Hà cớ gì người Mỹ sợ lạm phát đến thế?

16:40 19/06/2022

Tình hình kinh tế Mỹ hiện nay không đáng sợ bằng những năm 1970, nhưng người dân tại siêu cường số một thế giới vẫn đang run sợ vì lạm phát.

18-06-2022 Chuyên gia kỳ cựu Phố Wall: Hoàn toàn không có dấu hiệu kinh tế Mỹ sắp suy thoái

17-06-2022 Fed muốn tránh suy thoái nhưng kế hoạch hành động lại đầy lỗ hổng

16-06-2022 Fed tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, giới chuyên gia cảnh báo suy thoái đang đến càng gần

Ai cũng ghét lạm phát

Trong một bài viết năm 1997 thực hiện cho Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ có tiêu đề “Tại sao mọi người không thích lạm phát”, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Robert Shiller và các cộng sự đã phỏng vấn hàng trăm người ở Mỹ, Đức và Brazil.

Mặc dù rất ít người hiểu về thuật ngữ kinh tế đang được đề cập, tất cả đều ghét lạm phát. Ngay cả khi một nhà nghiên cứu nói với một người rằng lạm phát có thể giúp anh ta tăng lương, người này vẫn kiên quyết phản đối.

Theo nghiên cứu của Robert Shiller, lạm phát là thuật ngữ kinh tế được nhắc đến nhiều nhất trong tất cả các phân tích từng được đăng trên cơ sở dữ liệu Nexis, thậm chí xếp trước các khái niệm khác như thất nghiệp, năng suất và nghèo đói.

Sau này, giáo sư N. Gregory Mankiw của Đại học Harvard đã viết một bài đánh giá về dự án của Robert Shiller. Ông Mankiw cho hay: “Tôi ngờ rằng giữa các nhà kinh tế và dân lao động có một khác biệt lớn. Ở một mức độ nào đó, họ đang nói những thứ ngôn ngữ khác nhau”.

Lý giải của giáo sư Mankiw có thể áp dụng cho vấn đề lạm phát. Không mấy dân thường hiểu được chính xác lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng tiền theo thời gian, hay thu nhập danh nghĩa của người lao động không theo kịp đà tăng của giá cả.

Nhiều người cũng không hiểu chính xác các cú sốc về nguồn cung sẽ ảnh hưởng ra sao tới chính sách tiền tệ, nhưng về cơ bản, chúng ta hiểu được rằng bất kỳ thứ gì làm xói món mức sống và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta đều đáng sợ.

Trên bàn ăn, người dân Mỹ đang lo lắng không thôi về việc giá cả tăng mạnh vì nhiều người chưa từng trải qua sự việc tương tự trong gần 4 thập kỷ qua. Song, không chỉ lạm phát, công chúng Mỹ còn đang bận tâm về nhiều thứ khác.

Hà cớ gì người Mỹ sợ lạm phát đến thế?

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở California. (Ảnh: Getty Images).

Một chuỗi sự kiện khác đang làm dấy lên lo ngại rằng nền tảng của cuộc sống hiện đại ở Mỹ đang sụp đổ, Bloomberg cho hay.

Đại dịch COVID-19 không có dấu hiệu lắng dịu. Người tiêu dùng thiếu thốn nhiều thứ từ ô tô mới đến sữa bột trẻ em. Các vụ xả súng hàng loạt xảy ra, khiến trường học mất an toàn.

Thị trường tài chính rung lắc dữ dội. Hệ luỵ từ cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn đang tiếp tục gieo rắc đồn đoán về tính công bằng của cuộc bầu cử.

Toà án tối cao có thể chấm dứt quyền phá thai của phụ nữ. Và chiến sự ở Ukraine có thể leo thang thành xung đột hạt nhân.

Tất cả những vấn đề trên đã khiến người Mỹ cảm thấy bất an, gợi nhắc họ về “tình trạng bất ổn” từng bao trùm đất nước dưới thời cựu Tổng thống Jimmy Carter - cũng là thời điểm gần nhất lạm phát hoành hành tại Mỹ.

Ông George Loewenstein, giáo sư kinh tế và tâm lý tại Đại học Carnegie Mellon, bình luận: “Giờ đây, tâm lý người dân Mỹ đã bị kích động đến mức khó lường trước. Khi mọi người ở trong trạng thái sợ hãi, họ trở nên lo lắng hơn về mọi thứ”.

“Vì vậy, họ có quyền run sợ về tình trạng của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi của công chúng còn bị khuếch đại bởi tất cả những rủi ro nền tảng khác mà họ đã và đang phải đối mặt”, vị giáo sư giải thích thêm.

Tại sao người Mỹ phản ứng sốc?

Muốn dự đoán kết cục cho cú sốc năm nay, chúng ta có thể thử nhìn lại thời đại Carter để biết thêm manh mối, Bloomberg gợi ý. Tương tự ngày nay, nền kinh tế Mỹ những năm 1970 từng bị rung chuyển bởi cú sốc giá dầu, vòng xoáy giá cả, chia rẽ chủng tộc và các cuộc khủng hoảng ở nước ngoài.

Tuy nhiên, tình hình năm 2022 lại khác biệt đôi chút. Trong thập niên 1970, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ dao động từ 4,9% đến 8,2%; còn hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp chỉ đạt khoảng 3,6% - thấp hơn hầu hết các tháng trong 20 năm qua.

Mặt khác, tỷ lệ lạm phát gần như tăng gấp ba lần trong những năm 1970 lên hơn 14%, trong khi đà leo thang của giá cả hiện nay kéo dài chưa đến hai năm và đang neo quanh mức 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ từng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trong hai năm 1973 và 1979, trong khi năm nay nhiên liệu vẫn còn tương đối nhiều cho những ai sẵn sàng trả trung bình hơn 5 USD/gallon xăng.

Hà cớ gì người Mỹ sợ lạm phát đến thế?

Tại sao người Mỹ lại hoang mang như vậy? Ông Richard Curtin, người chịu trách nhiệm cho khảo sát về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan từ năm 1976 đến đầu năm nay, có lời giải thích.

“Phần lớn người tiêu dùng hiện nay không trải qua cảnh lạm phát leo thang trong những năm 1970”, ông Curtin nhấn mạnh. “Hầu hết đều chứng kiến mức lạm phát rất thấp, với một vài đợt tăng giá đột biến nhưng trong thời gian ngắn. Sự thiếu kinh nghiệm này đã khiến phản ứng của họ với lạm phát trở nên bùng nổ”.

Nói cách khác, đối với những người chưa bao giờ thấy trời sập, thì một hạt mưa cũng giống như một cơn lũ, Bloomberg diễn giải.

Vòng tròn luẩn quẩn

“Que diêm” châm ngòi cho nhiều vấn đề hiện tại là đại dịch COVID-19. Nó làm thương mại quốc tế đột ngột đình trệ và siết chặt các chuỗi cung ứng từng cho phép Mỹ nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu thô và hàng hoá công nghiệp từ các công xưởng nước ngoài có chi phí thấp,…

Sau đó, hàng triệu người “rút chân” khỏi lực lượng lao động đã gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trên diện rộng. Đó là một lý do khác khiến việc sản xuất hàng hoá không thể nhanh chóng quay trở lại bình thường hoặc quay lại mức giá cũ.

Cuối cùng, Nga tấn công Ukraine, qua đó thổi bùng chi phí năng lượng trên toàn cầu. Mà dầu thô và khí đốt là những mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến giá thành của hầu hết hàng hoá và dịch vụ khác. Giá cả tăng cao đột biến bỗng trở thành một chủ đề trên bàn ăn của nhiều người.

Trong bài viết của mình, ông Curtin cho rằng những đợt tăng giá lớn và đột ngột này có thể tác động nguy hiểm đến kỳ vọng của người tiêu dùng. Khi áp lực lạm phát phình to vào những năm 1970, công nhân đã yêu cầu mức lương cao hơn để bù đắp cho sức mua bị mất.

Điều đó buộc doanh nghiệp phải tăng giá hàng hoá và dịch vụ, và người lao động lại đòi mức lương béo bở hơn. Kết quả là, vòng xoáy lương - giá đã làm sụp đổ chính quyền các Tổng thống Ford, Carter và Reagan.

Theo ông Curtin, tình hình giá cả tăng cao trong thời điểm thị trường lao động vẫn còn thắt chặt đang dẫn dắt tâm lý người tiêu dùng đi theo hướng cũ: phải mua hàng trước khi giá trở nên đắt đỏ hơn!

Một khi suy nghĩ như vậy ăn sâu vào kỳ vọng của người tiêu dùng, thật khó để đảo ngược xu hướng đó, ông Curtin nhấn mạnh trong bài viết.

Thật vậy, Chủ tịch Fed Paul Volcker đã phải nâng lãi suất lên mức 21% để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, kết quả là nền kinh tế Mỹ phải chịu trận. Khi suy thoái xảy ra vào năm 1980 -1982, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ chạm mốc 10%.

Những ký ức không vui về thời kỳ cũ là một trong những lý do khiến nhiều chuyên gia Phố Wall cảm thấy lo lắng về động thái tiếp theo của Chủ tịch Fed đương nhiệm Jerome Powell.

Mọi người đều hiểu rằng lãi suất của Mỹ không thể mãi ở mức gần bằng 0%, nhưng việc chính sách tiền tệ lỏng lẻo được duy trì trong thời gian dài khiến nhiều người chưa kịp chuẩn bị để trở về trạng thái bình thường, hoặc thậm chí họ còn không rõ “chính sách tiền tệ bình thường” là gì.

Cú lao dốc của thị trường tiền ảo khó bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ, mấu chốt ở việc vay nợ
Cú lao dốc của thị trường tiền ảo khó bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ, mấu chốt ở việc vay nợ
3 năm trước
Trao đổi với CNBC, các nhà kinh tế và chuyên gia ngân hàng cho rằng cú cắm đầu của thị trường tiền ảo mới đây không thực sự đáng lo ngại với nền kinh tế Mỹ, vì tài sản ảo thường không gắn với liền với hoạt động vay nợ trong thế giới thực.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Suy thoái chưa chắc sẽ xảy ra, nhưng lạm phát cao đến mức 'không thể chấp nhận được'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Suy thoái chưa chắc sẽ xảy ra, nhưng lạm phát cao đến mức 'không thể chấp nhận được'
3 năm trước
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ tin tưởng nước này có thể tránh được suy thoái, nhưng cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế có thể giảm tốc vì lạm phát.
Thời tiết châu Á bất ổn
Thời tiết châu Á bất ổn
3 năm trước
Theo Reuters, cơ quan dự báo thời tiết địa phương ngày 19-6 cho biết nhiều trận mưa xối xả đang diễn ra ở các tỉnh Quý Châu, Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Quảng Tây của Trung Quốc và sẽ kéo dài đến ngày 21-6.
Thì ra đây là một chuyến bay trong
Thì ra đây là một chuyến bay trong "kỷ nguyên vàng" của ngành hàng không: Khác xa những gì chúng ta tưởng tượng!
3 năm trước
Thì ra đây là một chuyến bay trong "kỷ nguyên vàng" của ngành hàng không: Khác xa những gì chúng ta tưởng tượng!
Chứng khoán Trung Quốc ngược dòng tăng mạnh, mở ra cơ hội phục hồi cho châu Á nửa cuối năm
Chứng khoán Trung Quốc ngược dòng tăng mạnh, mở ra cơ hội phục hồi cho châu Á nửa cuối năm
3 năm trước
Chính sự gia tăng của chứng khoán Trung Quốc trong bối cảnh tình trạng bán tháo diễn ra trên toàn cầu giúp các nhà đầu tư châu Á có niềm tin vào một cú phục hồi trong nửa còn lại của năm.
Tỷ phú Bill Gates bật mí nơi làm việc phù hợp cho những người có chỉ số IQ cao: Đừng chỉ đổ xô vào làm việc ở Phố Wall
Tỷ phú Bill Gates bật mí nơi làm việc phù hợp cho những người có chỉ số IQ cao: Đừng chỉ đổ xô vào làm việc ở Phố Wall
3 năm trước
Tỷ phú Bill Gates bật mí nơi làm việc phù hợp cho những người có chỉ số IQ cao: Đừng chỉ đổ xô vào làm việc ở Phố Wall
"Người bí ẩn" trả 19 triệu USD để ăn trưa với tỉ phú Warren Buffett
3 năm trước
Bữa trưa đặc biệt - ăn beefsteak với tỉ phú Warren Buffett - được đem ra đấu giá hàng năm để quyên góp cho tổ chức từ thiện dành cho người vô gia cư Glide.
Nhà Trắng lên tiếng sau khi Tổng thống Biden ngã xe đạp
Nhà Trắng lên tiếng sau khi Tổng thống Biden ngã xe đạp
3 năm trước
Một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden “vẫn ổn” sau cú ngã hôm 18-6 khi đạp xe dạo quanh công viên gần nhà nghỉ dưỡng ven biển ở Rehoboth, bang Delaware.
Viết thư ngỏ lên án hành vi của Elon Musk, nhiều nhân viên SpaceX bị đuổi việc
Viết thư ngỏ lên án hành vi của Elon Musk, nhiều nhân viên SpaceX bị đuổi việc
3 năm trước
Viết thư ngỏ lên án hành vi của Elon Musk, nhiều nhân viên SpaceX bị đuổi việc
Dùng công nghệ hiện thực hóa “khát vọng trị thủy nghìn năm”, người Nhật đang khiến thế giới trầm trồ ra sao?
Dùng công nghệ hiện thực hóa “khát vọng trị thủy nghìn năm”, người Nhật đang khiến thế giới trầm trồ ra sao?
3 năm trước
Là một quốc đảo với địa hình phần nhiều là đồi núi, các khu vực tập trung đông cư dân sinh sống ở Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, đặc biệt là mưa lũ. Đó cũng là lý do khiến...
Cuộc đua bí mật dưới lòng đại dương: Khi đáy biển được “phân lô” để tranh giành hàng tỷ đô lợi nhuận
Cuộc đua bí mật dưới lòng đại dương: Khi đáy biển được “phân lô” để tranh giành hàng tỷ đô lợi nhuận
3 năm trước
Sâu thẳm dưới đại dương, một cuộc đua bí mật đang diễn ra. Một cuộc đua gấp rút giữa các công ty tư nhân để tranh giành cơ hội tiếp cận những khoáng sản quý giá.
Từ sợ bị bỏ lỡ cơ hội khi không chạy theo đám đông, giới đầu tư tiền số giờ lo sợ chứng kiến tài khoản giảm mỗi ngày
Từ sợ bị bỏ lỡ cơ hội khi không chạy theo đám đông, giới đầu tư tiền số giờ lo sợ chứng kiến tài khoản giảm mỗi ngày
3 năm trước
Từ FOMO, giới đầu tư tiền số đang sống trong sợ hãi, bước vào "mùa đông" lạnh lẽo chưa từng có.
Thứ Tư, 23/04/2025
21:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -2.353M
Dự báo:
Trước đó: -1.851M
-2.353M
-1.851M
21:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 0.661M
Dự báo:
Trước đó: 0.466M
0.661M
0.466M
21:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -0.021M
Dự báo:
Trước đó: 0.019M
-0.021M
0.019M
21:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
1.8%
-0.4%
21:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -4.476M
Dự báo:
Trước đó: -1.958M
-4.476M
-1.958M
'Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc''Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc'
27 phút trước
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%
39 phút trước
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%
1 giờ trước
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Vietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam AirlinesVietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines
3 giờ trước
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Nhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểmNhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểm
3 giờ trước
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầuIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
4 giờ trước
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh
5 giờ trước
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữuGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữu
5 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số VN-Index di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Khẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuấtKhẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuất
5 giờ trước
Báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành do liên danh Vingroup (VIC) và Techcombank (TCB) lập đã được thẩm định.
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
6 giờ trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của MỹÔng Nguyễn Duy Hưng: PAN không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế của Mỹ
6 giờ trước
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
Khối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phụcKhối ngoại quay đầu bán ròng gần 120 tỷ đồng phiên hồi phục
6 giờ trước
Sau 3 phiên mua ròng liên tục, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 115 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, tâm điểm rút vốn là FPT, MBB.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.