Giải ngân vốn đầu tư công sớm, tránh “đầu năm thong thả, cuối năm tất tả”
07:00 10/02/2025
Các Bộ, ngành và địa phương phải nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, phát huy những kinh nghiệm tốt về triển khai tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn lực tài chính quốc gia.
Theo Nghị quyết số 159 năm 2024 của Quốc hội, dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển năm 2025 là hơn 790.000 tỷ đồng, cao hơn 110.000 tỷ đồng so với năm 2024. Không những vậy, một số kế hoạch đầu tư - công trình trọng điểm quốc gia cho các mục tiêu dài hạn, cũng vừa được đề ra và yêu cầu khởi động ngay trong năm nay, sẽ góp phần làm kế hoạch đầu tư công năm nay tăng mạnh so với các năm trước.
Yêu cầu đặt ra ra cho năm 2025 là tăng đầu tư phát triển, tiếp tục lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội, cùng chung sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tạo nền tảng tốt cho thời kỳ phát triển bứt phá của đất nước trong giai đoạn mới 2025-2030. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngày từ đầu năm, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025, để làm cơ sở cho Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi, thanh toán và giải ngân vốn.
Các công trình giao thông luôn "sáng đèn" để đảm bảo tiến độ
Với kinh nghiệm của đơn vị nhiều năm dẫn đầu về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư của Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, cần đẩy nhanh thủ tục giao vốn giám sát thực hiện kế hoạch vốn.
“Khi Chính phủ giao vốn cho Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tự đề xuất nhu cầu vốn mỗi dự án, kế hoạch cho từng tháng là bao nhiêu? Để sau này chịu trách nhiệm và Bộ đánh giá các ban trên cơ sở kế hoạch đầu năm, không phải kế hoạch điều chỉnh. Như vậy, cần phải xác định kế hoạch giải ngân đầu năm rất chính xác", ông Dũng nói.
Theo đó, các Bộ, ngành và địa phương sau khi khẩn trương phân bổ chi tiết danh mục và mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cần kịp thời nhập kế hoạch phân bổ vốn chi tiết vào hệ thống Thông tin ngân sách và kho bạc – TabMis, để làm cơ sở cho kho bạc kiểm soát chi và giải ngân vốn từ sớm.
Ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi thuộc Kho bạc Nhà nước nhấn mạnh, trên cơ sở kế hoạch Thủ tướng giao, Kho bạc Nhà nước chỉ đạo các đơn vị kho bạc tập trung ngay từ đầu năm thực hiện giải ngân, làm sao đảm bảo đáp ứng giải ngân, vì năm 2025 số lượng vốn đầu tư công sẽ lớn hơn năm 2024 rất nhiều.
“Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ tốt nhất cho chủ đầu tư và các đơn vị sử dụng ngân sách để giải ngân. Ngay từ đầu năm, Kho bạc đã đôn đốc các đơn vị phân bổ ngay kế hoạch nhập vào TabMis và phê duyệt vào TabMis để phục vụ công tác kiểm soát thanh toán. Bên cạnh đó, trong năm 2025, Kho bạc sẽ phối hợp với các đơn vị để đáp ứng nhu cầu chi của các chủ đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh thủ tục giải ngân, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ", ông Hà khẳng định.
Các dự án đầu tư hạ tầng nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, đòi hỏi chuẩn bị sẵn sàng khâu thủ tục để triển khai ngay khi điều kiện thuận lợi
Đối với các chủ đầu tư, tháng 1 đầu năm thường là thời gian cao điểm để tập trung giải ngân nốt kế hoạch vốn đầu tư công năm trước. Do đó, từ tháng 2 này, các đơn vị cần triển khai mạnh các bước thực hiện dự án đầu tư năm 2025, để có khối lượng nghiệm thu, từ đó làm thủ tục giải ngân qua kho bạc Nhà nước. Đặc biệt, phải chú trọng những công đoạn đầu tiên, như: chuẩn bị hồ sơ thiết kế, đấu thầu...
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công trình xây dựng (Bộ NN&PTNT) chia sẻ kinh nghiệm, cần chuẩn bị đầu tư ngay từ cuối năm trước. "Còn 2 tháng của năm 2024, nhưng Cục đã xây dựng kế hoạch cho 2025, bởi việc giải ngân năm 2025 phải chỉ ra các giải pháp nên phải chuẩn bị từ trước, thường là từ 1 đến 2 quý của năm trước đó. Một giải pháp nữa để chuẩn bị sớm là chuẩn bị đầu tư. Chủ đầu tư và các ban quản lý dự án đã có sự chuẩn bị từ trước, đến thời gian thi công là rất nhanh, không phải vừa thi công vừa triển khai các công việc song hành", ông Nam chia sẻ.
Thực tế năm 2024, giải phóng mặt bằng tiếp tục là một vướng mắc lớn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư của nhiều địa phương, dù các địa phương như Hà Nội, đã có những nỗ lực mạnh mẽ.
"Đối với mỗi dự án sẽ có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết quá trình tổ chức thực hiện. Hàng quý, hàng tháng có báo cáo định kỳ về triển khai thực hiện. Còn với công tác giải phóng mặt bằng, Sở nhận diện đây là nhiệm vụ xác định rõ Chủ tịch UBND quận, huyện chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác giải phóng mặt bằng, cũng như tổ chức triển khai thực hiện dự án đó", ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết.
Việc Hà Nội và TP.HCM - hai đầu tàu kinh tế của cả nước, mỗi thành phố chiếm tới khoảng 12% tổng kế hoạch đầu tư công của cả nước, nhưng tỷ lệ giải ngân lại thấp hơn bình quân chung, đã kéo giảm đáng kể tỷ lệ giải ngân của cả nước. Tình trạng này cần cải thiện tốt hơn trong năm 2025.
Dù có nhiều chuyển biến tích cực về giải phóng mặt bằng, nhưng nhìn chung, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội và TP.HCM đều đạt thấp so với mặt bằng chung của cả nước
Đặc biệt, có tình trạng chung đáng chú ý là nhiều năm qua, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thường chậm trễ vào đầu năm và tăng mạnh vào cuối năm. Ngoài lý do khách quan, không thể không nói đến tình trạng một số chủ đầu tư còn mang tâm lý lơi lỏng, chờ xong thủ tục đầu tư, đấu thầu mới đẩy mạnh triển khai dự án. Tuy nhiên, Luật Đầu tư công sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2025, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh hơn, cải cách thủ tục đầu tư, cũng như công tác chuẩn bị đầu tư...
Do đó, các Bộ, ngành và địa phương cần đốc thúc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến trình chuẩn bị dự án để sớm bước vào giai đoạn thi công. Có như vậy mới tránh được tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm tất tả” giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhanh và hiệu quả ngay từ đầu năm.
Bên cạnh 4 khoản phí cố định, trong năm 2025, khi làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ, người dân có thể phải nộp thêm các khoản phí khác như phí đo đạc, trích lục bản đồ tùy theo yêu cầu cụ thể tại địa phương.
Nhà máy sở hữu ba tổ máy với tổng công suất 342MW, sản xuất gần 1,33 tỷ kWh điện/năm. Sản lượng này đủ cung cấp cho khoảng 1,1 triệu hộ gia đình với mức tiêu thụ trung bình 100kWh/tháng.
Bên trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô có diện diện tích 26,4ha (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mới được hạ rào vẫn nhếch nhác, hoang tàn chưa có được sự đầu tư mới nào do đơn vị...
Dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang không chỉ đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông vùng Bắc Bộ, mà còn được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Tuyến đường bộ song hành đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội (giai đoạn I) có tổng chiều dài 8,372km. Điểm đầu tuyến tại nút giao kết nối vào Quốc lộ 21, phường Tân Hiệp, TP. Phủ Lý và...
Thủ tướng giao các bộ, ngành hướng dẫn Quảng Ngãi tháo gỡ xung đột giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành, đẩy nhanh các dự án đầu tư lớn, bao gồm Đề án Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng...
Theo đề án nghiên cứu khả năng hình thành sân bay Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo phương đường thẳng, sân bay Tây Ninh cách sân bay Long Thành khoảng hơn 106km.
Chiều nay (9/2) đã xảy ra vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy lan sang 2 xưởng bên cạnh gây thiệt hại nặng nề.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.