Khối cường quốc công nghiệp G7, gồm 7 thành viên Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Canada, Ý, nhất trí tăng tốc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch như than và dầu khí. Đồng thời, đồng ý thúc đẩy phát triển năng lượng gió và mặt trời. Cam kết này được đưa ra trong tuyên bố chung hôm 16-4 của Hội nghị bộ trưởng khí hậu, năng lượng và môi trường G7 vừa kết thúc ở thành phố Sapporo, Nhật Bản.
Phái đoàn Nhật Bản, do Bộ trưởng Công nghiệp Yasutoshi Nishimura và Bộ trưởng Môi trường Akihiro Nishimura dẫn đầu, tại hội nghị bộ trưởng khí hậu, năng lượng và môi trường G7 ở thành phố Sapporo. Ảnh: Kyodo
Trong hai ngày họp, hội nghị bộ trưởng G7 ở Sapporo tập trung xác định các biện pháp hướng tới mục tiêu đưa phát thải carbon của khối này về mức zero ròng vào năm 2050 bằng cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo.
Theo hãng tin Kyodo, trong tuyên bố chung, các bộ trưởng khẳng định cam kết khử carbon hoàn toàn hoặc phần lớn ngành điện vào năm 2035. Lần đầu tiên, họ nhất trí loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch chưa được xử lý để giảm cường độ carbon, bao gồm than và dầu khí trong ngành điện.
Tuy nhiên, các bộ trưởng cũng cho rằng đầu tư vào lĩnh vực khí đốt, theo cách phù hợp với các mục tiêu khí hậu, có thể là sự lựa chọn phù hợp hiện nay để ứng phó rủi ro thiếu hụt nguồn cung do tác động của cuộc xung đột Nga- Ukraine. Nhật Bản, nước phụ thuộc vào nhập khẩu hầu hết nhu cầu năng lượng, muốn sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) làm nhiên liệu chuyển tiếp trong ít nhất 10-15 năm.
Các bộ trưởng cũng đồng ý đến năm 2035 hoặc sớm hơn, giảm lượng phát thải carbon từ xe cộ ít nhất 50% so với mức phát thải của năm 2000.
Nhật Bản, nước chủ nhà, đã rất thận trọng khi đưa ra các mục tiêu con số cụ thể về lượng phát thải carbon vì xe chạy xăng và xe lai sạc điện (hybrid) vẫn là thế mạnh của các hãng xe trong nước.
Đảm bảo an ninh năng lượng là chủ đề quan trọng trong chương nghị sự quan trọng của các bộ trưởng G7 sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine châm ngòi cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu hồi năm ngoái.
Giá dầu khí tăng mạnh sau cuộc xung đột đó, khiến một số nước chuyển sang sử dụng than đá và khí đốt để sản xuất điện, làm chậm nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính.
“Ban đầu, mọi người cho rằng hành động bảo vệ khí hậu đồng thời với bảo đảm an ninh năng lượng sẽ xung đột nhau. Nhưng trong cuộc thảo luận và trong tuyên bố chung, chúng tôi đã cho thấy rằng hai mục tiêu này thật sự hòa hợp với nhau”, Jonathan Wilkinson, Bộ trưởng Tài nguyên Canada, nói.
Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng G7 nhất trí đến năm 2030, tăng công suất điện gió xa bờ của khối thêm 150 GW và công suất điện mặt trời thêm hơn 1 TW (1.000 GW). Theo Nikki Asia, các con số này sẽ giúp công suất điện mặt trời và điện gió xa bờ của G7 vào năm 2030 tăng lần lượt gấp 3 và 7 lần so với năm 2021.
“Các cam kết tăng công suất điện mặt trời và gió của G7 là lời khẳng định về tầm quan trọng của năng lượng sạch trong nỗ lực loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch”, Dave Jones, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dữ liệu của tổ chức tư vấn năng lượng Ember (Anh), nói.
Dù cam kết dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch nhưng các bộ trưởng của G7 không đưa ra thời hạn cụ thể để chấm dứt sử dụng năng lượng than. Anh và Canada muốn các nước G7 chấm dứt sản xuất điện than vào năm 2030. Nhưng Nhật Bản không đồng ý đưa khung thời gian cụ thể do quốc gia nghèo tài nguyên cần phải dựa vào năng lượng than trong ít nhất hai thập niên nữa.
G7 tự xác định khối này đóng vai trò lãnh đạo trong sứ mệnh toàn cầu để khử carbon. Do vậy, tuyên bố chung của Hội nghị bộ trưởng khí hậu, năng lượng và môi trường G7 sẽ gửi tín hiệu chính trị quan trọng để tác động đến các cuộc đối thoại về năng lượng và khí hậu đa phương trong thời gian còn lại của năm nay. Việc G7 không đặt ra thời hạn dừng sử dụng than để sản xuất điện có thể làm suy yếu quyết tâm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của cộng đồng quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh COP28 về khí hậu quan trọng của Liên hợp quốc diễn ra tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) vào cuối năm nay.
(KTSG Online) - Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc vẫn giảm với tốc độ nhanh nhất thế giới dù chính phủ nước này đã chi 280 nghìn tỉ won (212 tỉ đô la Mỹ) trong 15
(KTSG Online) - Lào, một trong những nước xuất khẩu thủy điện lớn nhất châu Á, đang nuôi tham vọng lớn trong lĩnh vực năng lượng gió vì xem đây là giải
(KTSG Online) – Tỉ phú Elon Musk, ông chủ của hãng xe điện Tesla, nền tảng mảng xã hội Twitter và Công ty công nghệ không gian SpaceX, đã thành lập một
Năm 2022, Saigontel (SGT) mang về 105,16 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 50,6% so với năm 2021. CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn - Saigontel (SGT), doanh nghiệp do ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Đô thị Kinh...
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30% và chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%. Ngày 21/4 tới đây CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái...
Tại ngày 31/3/2023, nợ phải trả của Tisco tăng 7% lên 8.807 tỷ đồng. Đáng chú ý, cuối năm 2022, đơn vị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của TIS (HN:TIS) do nợ vượt 4,2 lần vốn chủ sở hữu....
Tới đây, loạt doanh nghiệp sẽ chốt danh sách trả cổ tức các đợt năm 2021, 2022 như: TNH, QNS, RAL, DSN (HM:DSN), OPC,… CTCP Mía Đường Cao Bằng (UPCoM: CBS) trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:50...
(ĐTCK) Nhật Bản sẽ xem xét dành 15 nghìn tỷ yên (113 tỷ USD) trong các quỹ khu vực công và tư nhân trong 15 năm tới để tạo ra chuỗi cung ứng hydro và amoniac nhằm giúp chuyển hướng sang năng lượng xanh.
(ĐTCK) Những lo ngại xung quanh sức khỏe của thị trường bất động sản thương mại châu Âu đang gia tăng, với một số nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu đây có thể là lĩnh vực căng thẳng tiếp theo sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng trước hay không.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phụ trách Cộng đồng kinh tế Satvinder Singh cho biết ASEAN và Hàn Quốc đang trong quá trình đàm phán nâng cấp hiệp định thương mại tự do song phương AKFTA.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.