
Theo Dong Hai
Thị trường Việt Nam hôm nay có các tin tức gì mới? Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục giải ngân vì vẫn còn cách rất xa so với mục tiêu gần 4.000 tỷ đồng để mua cổ phiếu Việt Nam. Lãi suất huy động 12 tháng ở ngân hàng nào cao nhất? Tỷ giá USD ngày 23/3: Giảm sau công bố lãi suất của Fed… Dưới đây là nội dung chính 3 tin tức mới trong phiên giao dịch hôm nay thứ Năm ngày 23/3.
1. Fubon ETF tiếp tục rót tiền vào cổ phiếu Việt Nam
Fubon FTSE Vietnam ETF đã được Ngân hàng Trung ương phê duyệt số tiền huy động vốn bổ sung đợt 5 là 5 tỷ TWD (~160 triệu USD) tương đương gần 4.000 tỷ đồng. Thời gian huy động bắt đầu từ ngày 15/3/2023.
Theo thống kê từ FIDT trong phiên ngày 21/3, Fubon hút ròng thêm được gần 6 triệu USD. Tổng số hút ròng 5 phiên từ ngày 15/3 đến 21/3 đạt gần 29 triệu USD, tương đương 679 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch ngày 22/3, Fubon đã giải ngân mua ròng hơn 350 tỷ đồng, tập trung 14h00 trở về sau, tiền ròng cuối ngày của quỹ còn gần 500 tỷ.
Điều đó cho thấy, quá trình huy động vốn của Fubon có thể sẽ kéo dài vì vẫn còn cách rất xa so với mục tiêu gần 4.000 tỷ đồng để mua cổ phiếu Việt Nam.
Những cổ phiếu được Fubon giải ngân nhiều từ ngày 16/3 tới nay gồm VHM (HM:VHM) giá trị mua ròng 123 tỷ đồng; MSN (HM:MSN) 102 tỷ đồng; VCB 95 tỷ đồng; KDC (HM:KDC) 95 tỷ đồng; SSI (HM:SSI) 75 tỷ đồng; DCM (HM:DCM) 72 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, HPG (HM:HPG) bị bán ròng 195 tỷ đồng; STB (HM:STB) bị bán 121 tỷ đồng; HDB bị bán 95 tỷ đồng; PDR (HM:PDR) bị bán 89 tỷ đồng.
Chỉ riêng tuần giao dịch trước đó, Fubon hút ròng 17,8 triệu USD. Đáng lưu ý, lực cầu chỉ tập trung trên Fubon ETF trong khi các ETFs chủ đạo khác tiếp tục bị rút vốn.
Đáng chú ý, các ETFs đóng góp tích cực cho hoạt động hút vốn 6 tháng vừa qua đã bắt đầu bị rút vốn hoặc lực cầu đã giảm mạnh trong tuần trước, ví dụ như VFMVN Diamond bị rút 2,7 triệu USD , VNFin Lead, VFMVN30 ETF bị rút 4,1 triệu USD, và KIM Growth VN30 ETF bị rút nhẹ 0,9 triệu USD; SSIAM VNFIN LEAD cũng bị rút 1,2 triệu USD, MAFM VN30 ETF bị rút nhẹ 0,3 triệu USD.
Trong trường hợp này, dòng vốn vào Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu ổn định trở lại và áp lực rút vốn vẫn có thể xuất hiện trong những tuần kế tiếp.
2. Lãi suất huy động 12 tháng ở ngân hàng nào cao nhất?
Biểu lãi suất niêm yết trên website của 35 ngân hàng trong sáng ngày 23/3 cho thấy chỉ còn duy nhất ABBank còn áp dụng mức lãi suất trên 9% cho kỳ hạn 12 tháng. Theo đó, ngân hàng này áp dụng lãi suất 9,1% cho các khoản tiền gửi theo hình thức trực tuyến.
Ngoài ABBank, cũng chỉ còn 3 ngân hàng áp dụng mức lãi suất 9% cho kỳ hạn 12 tháng là SCB, OceanBank và BaoVietBank.
Trong khi đó, có khá nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất 8,8 – 8,9%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Đây hầu hết là các ngân hàng nhỏ như Kienlongbank, Saigonbank, Bac A Bank,…ngoại trừ HDBank (HM:HDB) với lãi suất niêm yết ở mức 8,8%/năm ở kỳ hạn này.
Các ngân hàng có lãi suất kỳ hạn 12 tháng cao tiếp theo có thể kể đến Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HM:LPB) (8,6%), NCB (8,55%), SHB (HM:SHB) và VPBank (HM:VPB) (8,5%), MSB (8,4%), …
Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là Agribank, BIDV (HM:BID), Vietcombank (HM:VCB), Vietinbank (HM:CTG) có mức lãi suất tiền gửi 12 tháng thấp nhất thị trường ở mức 7,2%/năm khi gửi tại quầy. Với hình thức gửi tiền online, lãi suất huy động tại nhóm Big4 thường cao hơn khoảng 0,5 điểm % so với gửi tại quầy.
3. Tỷ giá USD ngày 23/3: Giảm sau công bố lãi suất của Fed
Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 102,53 điểm, giảm 0,7% so với phiên trước đó. USD suy giảm trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản.