Dự đoán về “thập kỉ hùng mạnh cuối cùng” của Trung Quốc: Liệu nền kinh tế thứ 2 thế giới đã đánh mất cơ hội vàng để vượt qua Mỹ?
10:34 26/11/2023
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng không ngừng về tầm ảnh hưởng và sự thịnh vượng kinh tế. Nhưng theo các chuyên gia, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy “phép màu kinh tế” đã kết thúc và con đường đạt được tăng trưởng cao hơn nữa trong những năm tới sẽ khó khăn hơn.
Nhưng liệu điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã mất cơ hội vượt qua Mỹ hay không? Dưới đây là một số phân tích về vấn đề này.
Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Trung Quốc, được điều chỉnh theo lạm phát, đã tăng từ 293 USD năm 1985 lên hơn 12.000 USD vào năm 2021. Các yếu tố bao gồm nhân khẩu học, xuất khẩu và đầu tư vốn đã biến điều kỳ diệu kinh tế này thành hiện thực.
Dân số rất đông của Trung Quốc - vốn là quốc gia đông dân nhất thế giới cho đến khi bị Ấn Độ vượt qua gần đây - đóng vai trò là nguồn lao động giá rẻ để sản xuất lượng hàng hóa xuất khẩu với số lượng khổng lồ. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu này và nâng cao mức sống người dân.
Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ mô hình tập trung xuất khẩu sang mô hình dựa trên nợ và lấy người tiêu dùng làm trọng tâm trong những năm gần đây. Mô hình này hiện đang gặp rủi ro. Tính đến tháng 7, xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm nhanh hơn dự kiến do nhu cầu yếu đi.
Thách thức khó khăn phía trước
Căng thẳng thương mại gần đây của Trung Quốc với Mỹ, bắt đầu dưới thời chính quyền tiền nhiệm và tiếp tục dưới thời Tổng thống Joe Biden, đã phá vỡ mối quan hệ thương mại không thể thiếu đối với “phép màu” kinh tế trong khoảng 4 thập kỷ qua.
Trong khi đó, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tiền lương đang tăng lên nhanh chóng, do đó thu hẹp khoảng cách giữa người lao động Trung Quốc và các đối thủ ở các thị trường khác. Do đó, Trung Quốc báo cáo rằng xuất khẩu của họ đã giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước, tính đến tháng 7. Đầu năm nay, Bắc Kinh cho biết nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2022, tốc độ chậm nhất kể từ giữa những năm 1970, không tính năm 2020 - năm đầu tiên có dịch Covid.
Dù GDP của Trung Quốc đã tăng lên 5% vào năm 2023 nhưng những rắc rối tiềm tàng của nước này vẫn chưa dừng lại ở đó.
Trung Quốc không những không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới; trên thực tế, dân số đang giảm và theo ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số của đất nước có thể giảm xuống dưới 1 tỷ vào năm 2080 và sau đó là dưới 800 triệu vào năm 2100.
Mối đe dọa lớn nhất đối với triển vọng kinh tế của Trung Quốc được cho là việc người dân nước này rất coi trọng bất động sản. Theo truyền thống, tài sản được coi là cách an toàn nhất để tiết kiệm và bảo vệ vốn ở Trung Quốc. Hiện nay, bất động sản nhà ở và thương mại chiếm tới 25% nền kinh tế đất nước. Giá nhà lao dốc và sự thất bại của các nhà phát triển nổi tiếng như Evergrande có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ.
Ý nghĩa toàn cầu
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã mang lại cho nước này ảnh hưởng lớn đối trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Do đó, nếu tăng trưởng này chững lại, cả thế giới sẽ chứng kiến nhiều tác động, kể cả đối với các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ. Việc Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới không vẫn còn là dấu hỏi lớn.
GDP bình quân đầu người của Mỹ là khoảng 80.410 USD, cao gấp 6 lần so với Trung Quốc. Nền kinh tế tăng trưởng 2,1% trong quý gần đây nhất và dự kiến tăng trưởng sẽ duy trì ổn định cho đến năm 2033. Đồng đô la Mỹ vẫn thống trị giao dịch và thương mại quốc tế, trong khi quốc gia này chỉ chiếm 12,4% hoạt động kinh tế toàn cầu.
Rất khó để dự đoán tương lai của nền kinh tế Mỹ hoặc Trung Quốc. Nhưng những thay đổi đột ngột về kinh tế hoặc những đột phá về công nghệ sẽ làm thay đổi cục diện. Trung Quốc vẫn có thể có cơ hội vượt qua đối thủ lớn nhất của mình. Dù vậy, dựa trên những dự đoán hiện tại, điều này có vẻ khó xảy ra. Trước những thay đổi này, các nhà đầu tư trên khắp thế giới sẽ cần chuẩn bị cho viễn cảnh một thế giới mà Trung Quốc không còn giữ được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như nhiều năm qua.
Thị trường ngày càng tin rằng lãi suất trên toàn cầu có thể bắt đầu giảm. Điều này gây áp lực giảm giá lên đồng USD vào thời điểm đồng tiền này thường giảm do yếu tố mùa vụ. Do đó, dữ...
Người tiêu dùng trên khắp thế giới – kể cả ở những quốc gia không có truyền thống ăn mì – đều đang tìm đến mì ăn liền với số lượng tăng dần, một phần do khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang chinh phục hàng triệu người tiêu dùng trên khắp thế giới với những mẫu xe giá rẻ. Tuy nhiên, họ lại đang vắng mặt ở một thị trường lớn: Mỹ.
Các công ty quản lý tài sản đang bán đô la Mỹ với tốc độ mạnh nhất trong một năm khi họ tăng cường đặt cược rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn tất chiến dịch thắt chặt tiền tệ lịch sử và sẽ bắt đầu giảm lãi suất nhiều đợt vào năm tới.
Vàng tăng giá trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và ghi nhận 2 tuần khởi sắc liên tiếp nhờ đà sụt giảm của đồng USD và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm chấm dứt chu kỳ nâng lãi suất.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Tại cuộc gặp của Bộ trưởng Tài chính Mỹ và Anh, hai bên không thống nhất được quan điểm về thuế khi phía Mỹ đưa ra những yêu cầu mới, trong đó có việc cắt giảm thuế với ôtô nhập khẩu vào Anh.
Việc Mỹ chấm dứt chính sách miễn thuế và kiểm tra hải quan với hàng giá trị thấp khiến nhiều sản phẩm bán trên Temu, Shein không còn rẻ.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Mặc dù thị trường chung giao dịch biến động mạnh và test lại vùng giá 1.200 điểm, nhưng khối ngoại là điểm sáng khi có tuần mua ròng đầu tiên từ đầu năm 2025 với giá trị đạt 450 tỷ đồng.
Báo cáo cập nhật quý I/2025 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã MWG) ghi nhận doanh thu thuần 36.091 tỷ đồng, hoàn thành 24% kế hoạch cả năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.