Dự án đường vành đai hơn 120.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Bộ dự kiến khởi công vào năm 2026
14 giờ trước
Theo tờ trình, tuyến Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 159,31km, đi qua địa phận 5 tỉnh, thành gồm Bà Rịa - Vũng Tàu (18,23km), Đồng Nai (46,08km), Bình Dương (47,95km), TP. HCM (16,7km) và Long An (78,3km).
Sáng 18/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TP. HCM đã thống nhất chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - tuyến giao thông liên vùng quan trọng của khu vực phía Nam.
Theo tờ trình, tuyến Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 159,31km, đi qua địa phận 5 tỉnh, thành gồm Bà Rịa - Vũng Tàu (18,23km), Đồng Nai (46,08km), Bình Dương (47,95km), TP. HCM (16,7km) và Long An (78,3km). Riêng đoạn qua tỉnh Bình Dương sẽ được triển khai độc lập theo nghị quyết đã được HĐND tỉnh này thông qua.
Dự án được quy hoạch với mặt cắt ngang rộng 74,5m, gồm 8 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên. Các địa phương sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn để tiết kiệm chi phí và rút ngắn tiến độ.
Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 (không bao gồm đoạn qua Bình Dương) ước tính khoảng 120.412,55 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương dự kiến hơn 29.576 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 40.000 tỷ đồng, và phần vốn kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP - hợp đồng BOT) khoảng 50.632 tỷ đồng.
Với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 120.000 tỷ, dự án Vành đai 4 TP. HCM là dự án đầu tư tuyến đường bộ lớn nhất tại khu vực Đông Nam Bộ từ trước đến nay.
UBND TP. HCM cho biết, nếu triển khai theo hình thức đầu tư công, ngân sách Nhà nước cần bố trí tới 114.298,81 tỷ đồng chỉ riêng cho phần tuyến qua địa bàn TP. HCM với quy mô phân kỳ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách Trung ương đang phải tập trung cho các dự án đường bộ cao tốc quốc gia trọng điểm giai đoạn 2021-2025, cùng nhiều dự án nhóm A khác dự kiến triển khai sau năm 2026, phương án PPP được đánh giá là phù hợp hơn.
Hình thức đầu tư PPP không chỉ giúp giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước, mà còn tạo điều kiện huy động nguồn lực xã hội tham gia từ giai đoạn xây dựng, qua đó tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì và quản lý sau này.
Bối cảnh dự án Vành đai 4 TP. HCM. Nguồn ảnh: Báo Giao Thông
Việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm triển khai các dự án hạ tầng lớn cũng được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả và tiến độ thực hiện.
Bên cạnh đó, dự án còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước khẳng định năng lực, đổi mới công nghệ, phát triển quy mô vốn và trình độ quản trị, từng bước vươn lên làm chủ các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia.
Dự án Vành đai 4 sẽ do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi được phê duyệt, các địa phương liên quan sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch và ổn định đời sống người dân bị thu hồi đất.
Trong đó, cần ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các khu vực có nền đất yếu, khu vực dân cư đông đúc, khu vực xây dựng tái định cư, đổ vật liệu thừa và các mỏ vật liệu - những điểm có thể ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.
TP. HCM dự kiến, sau khi được Quốc hội thông qua, công tác lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện trong năm 2026. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư sẽ bắt đầu từ năm 2025 và hoàn thành trong năm 2027. Các dự án thành phần qua địa phương sẽ khởi công từ năm 2026 và toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2029.
Dự án có điểm đầu tại nút giao với đường Phạm Văn Chí (quận 6), điểm cuối tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) với tổng chiều dài khoảng 3,66km.
5 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) sẽ được ngành chức năng kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, thuê, thuê mua và mua nhà ở.
Hôm nay, ngày 19/4, Nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), có tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, chính thức khánh thành sau 20 tháng thi công.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nêu rõ tên gọi và địa điểm đặt trung tâm hành chính - chính trị được xem là 2 nội dung lớn nhận được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân tỉnh nhà trong suốt thời gian vừa qua.
Sau nhiều năm thi công, cầu vượt sông Vĩnh Điện (nối 2 phường Điện An và Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cơ bản hoàn thành nhưng lại không có đường dẫn nên công trình vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.
Trước thông tin sáp nhập tỉnh thành, nhiều nhà đầu tư đến từ Hải Dương đổ về TP Thủy Nguyên (Hải Phòng) “săn” đất, kéo theo mặt bằng giá tăng hơn 20% trong quý đầu năm 2025.
Trước làn sóng siết chặt thương mại toàn cầu và đặc biệt là nguy cơ Mỹ áp thuế cao với hàng hóa Việt Nam, Chính phủ đã nhanh chóng định hướng một chiến lược phát triển dài hạn, lấy công nghiệp công nghệ cao và thân thiện môi trường làm nền tảng
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành công tác thanh quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 18/4/2025 về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024.
Ngày 15/4, Liên danh nhà thầu do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (HANCORP) là thành viên đứng đầu, đã hoàn thành xây dựng Nhà ga hành khách T3 – Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Đây là sự nỗ lực lớn...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do công ty con của Vingroup (VIC) triển khai, có diện tích 2.870 ha và quy mô dân số gần 230.000 người.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.