Đô thị đặc biệt của Việt Nam nhờ Chính phủ gỡ vướng cho dự án siêu cảng 5,5 tỷ USD
20:03 28/03/2025
Đô thị đặc biệt của Việt Nam kiến nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn đối với Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xây dựng tại cù lao Con Chó với tổng vốn đầu tư dự kiến 5,5 tỷ USD.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. HCM đã có văn bản khẩn gửi Chính phủ về đề xuất sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 9 Điều 7 Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế cũng như chính sách đặc thù phát triển TP. HCM.
Quy định tại Điểm b, khoản 9, Điều 7 Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội quy định: Phải giải ngân vốn đầu tư trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời trong thời gian này nhà đầu tư chiến lược không được phép chuyển nhượng dự án.
Vị trí xây dựng siêu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh chụp màn hình
Theo UBND TP. HCM, Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ do liên danh CTCP Cảng Sài Gòn và công ty thành viên của hãng tàu lớn nhất thế giới - Terminal Investment Limited Holding S.A đề xuất đầu tư.
Phía nhà đầu tư đề xuất dự án có tổng mức đầu tư hơn 113.500 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD), phân kỳ đầu tư thành 7 giai đoạn với thời gian thực hiện trong vòng 22 năm.
Phối cảnh Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Ảnh minh họa
Dự kiến, dự án sẽ tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác cảng giai đoạn trước năm 2030 từ 2-4 khu bến (dự kiến kinh phí khoảng 38.500 tỷ đồng); giai đoạn sau (từ năm 2030-2045) sẽ tiếp tục nghiên cứu đầu tư hoàn thành theo quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (với 13-15 khu bến, kinh phí dự kiến khoảng 89.500 tỷ đồng).
Theo UBND TP. HCM, việc đề nghị nhà đầu tư hoàn tất đầu tư toàn bộ bến cảng và đẩy nhanh tốc độ giải ngân trong vòng 5 năm có nguy cơ phá vỡ phương án tài chính của dự án, không phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ của thị trường; đồng thời phá vỡ quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cảng lân cận đã được tính toán theo quy hoạch được phê duyệt.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được kỳ vọng sẽ góp phần bổ sung năng lực cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải; biến khu vực này trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế hàng đầu trên thế giới. Ảnh minh họa
Do đó, để có thể kêu gọi được nhà đầu tư chiến lược đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư dự án, UBND TP. HCM đã báo cáo và kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh Điểm b, Khoản 9, Điều 7, Nghị quyết số 98 của Quốc hội.
Theo báo Lao Động, nội dung kiến nghị điều chỉnh cụ thể như sau:
"Phải giải ngân vốn đầu tư (tối thiểu bằng số vốn quy định tại khoản 1 điều này) trong thời hạn 10 năm kể từ ngày bàn giao đất, mặt nước trên thực địa. Trong thời gian này, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng dự án".
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
Trước đó, Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được xây dựng trên cù lao Con Chó, huyện Cần Giờ (TP. HCM).
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có quy mô 571ha với tổng kinh phí đầu tư theo đề xuất không thấp hơn 50.000 tỷ đồng, hoạt động trong vòng 50 năm kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư.
Sau khi hoàn thành, Cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ sẽ góp phần bổ sung năng lực cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải; biến khu vực này trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế hàng đầu trên thế giới.
Dự án cũng được kỳ vọng sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 6.000-8.000 lao động trực tiếp tại cảng và hàng chục nghìn lao động trong các khu vực hậu cần, logistics cũng như các ngành nghề liên quan.
Trong bối cảnh bất động sản phía Tây Hà Nội đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới nhờ cú hích hạ tầng, dự án của Vinhomes nổi lên như biểu tượng sống đẳng cấp, hội tụ đủ 6 lợi thế "nhất" hiếm có.
Sau Tp.HCM và Nhơn Trạch (Đồng Nai), cơn sốt đất nền phía Nam bắt đầu lan rộng ra khu vực Dĩ An, Thuận An (Bình Dương). Những ngày qua, môi giới liên tục chốt giao dịch. Thậm chí không có nguồn hàng để bán lại cho khách mua.
Tạm dừng thu phí từ tháng 1/2021, Dự án BOT đường tỉnh 768 bắt đầu thu phí trở lại từ 5/4/2025. Các chủ phương tiện ở khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án được giảm 100% vé qua trạm BOT trên đường Đồng Khởi.
Đón sóng đầu tư bùng nổ tại thị trường Long An, bất động sản Thủ Thừa - top 3 “thủ phủ” công nghiệp của tỉnh đang bước vào chu kỳ tăng tốc với kỳ vọng phát triển không kém cạnh những địa phương kỳ cựu.
UBND TP. Hà Nội giao 70.574,2 m2 đất cho UBND quận Long Biên để triển thực hiện dự án Xây dựng công viên, hồ tại phường Ngọc Thụy và Thượng Thanh. Thành phố cũng giao đất để xây dựng bệnh viện Mắt Hà Nội với quy mô 250 giường.
Theo nội dung hợp tác, HURC1 sẽ cung cấp thông tin liên quan đến tuyến Metro số 1 cho SATRA, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp này phát triển hệ thống bán lẻ và chuỗi cửa hàng tiện lợi tại các nhà ga.
(KTSG Online) - TPHCM dự kiến hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp quốc lộ 22, đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3, trong quí
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.