Điều gì xảy ra nếu ông Trump sa thải Chủ tịch Fed, trực tiếp can thiệp vào chính sách tiền tệ của Mỹ?
07:26 20/12/2024
Sự can thiệp trực tiếp của Tổng thống vào chính sách tiền tệ có thể mang lại rủi ro lớn, đặc biệt với một nền kinh tế vốn phụ thuộc vào niềm tin đối với tính độc lập của NHTW như Mỹ.
Trong một tuyên bố trong giai đoạn tranh cử, ông Trump khẳng định nếu nắm quyền Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới ông sẽ thúc đẩy sửa đổi Đạo luật Dự trữ Liên bang để mở rộng quyền kiểm soát chính sách tiền tệ của Tổng thống.
Đến nay, danh tính chủ nhân Nhà Trắng 2025 đã chắc chắn, câu hỏi đặt ra là: Liệu sự độc lập của Fed có đứng vững dưới thời đại Trump 2.0 ?
Chủ tịch Fed Jerome Powell
Khi còn tại nhiệm, ông Trump từng chỉ trích Fed tăng lãi suất không đủ nhanh để kiểm soát lạm phát trong giai đoạn 2022-2023. Nhưng nay, ông lại cho rằng Fed giảm lãi suất quá chậm. Cựu Tổng thống tự tin tuyên bố: "Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền, rất thành công, và tôi nghĩ mình có bản năng tốt hơn nhiều người làm việc ở Fed, thậm chí cả Chủ tịch Fed."
Theo Tổng thống đắc cử, chính sách tiền tệ nên dựa vào trực giác kinh doanh. Đồng thời ông cũng từng cho biết muốn sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, người do chính ông bổ nhiệm vào năm 2017.
Mặc dù ông Jerome Powell khẳng định luật pháp không cho phép Tổng thống cách chức chủ tịch Fed, điều đó không ngăn ông Trump liên tục gây áp lực lên cơ quan kiểm soát chính sách tiền tệ trung ương.
Đáng chú ý, ông Trump có nhiều cơ hội để thực hiện ý định này khi Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Ngay cả khi không thể buộc ông Powell rời ghế, Tổng thống vẫn có quyền bổ nhiệm người kế nhiệm khi nhiệm kỳ chủ tịch của ông kết thúc vào năm 2026. Với xu hướng lựa chọn các nhân sự trung thành, không khó để hình dung ông Trump sẽ chọn một người sẵn sàng thực hiện chính sách theo ý mình.
Cái giá của việc can thiệp vào Fed
Viễn cảnh Fed mất đi tính độc lập đang khiến giới chuyên gia lo ngại. Dữ liệu 50 năm qua cho thấy rõ: chỉ có một Ngân hàng Trung ương độc lập, chuyên nghiệp mới đảm bảo được ổn định giá cả và lạm phát - yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế.
Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã thành công trong việc gây áp lực lên Chủ tịch Fed Arthur Burns để có chính sách tiền tệ có lợi cho chiến dịch tái tranh cử. Kết quả là Fed hạ lãi suất bất chấp lạm phát cao, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng đình lạm (kinh tế đình trệ, lạm phát cao -”stagflation”) những năm 1970.
Phải đến đầu thập niên 1980, khi Chủ tịch Fed thời đó là Paul Volcker quyết định nâng lãi suất lên tới mức 20%, giá cả mới trở lại ổn định. Dù Chủ tịch Powell khẳng định không chịu khuất phục trước áp lực, tương lai độc lập của Fed vẫn còn nhiều dấu hỏi.
Đạo luật Dự trữ Liên bang chưa quy định rõ về quyền sa thải chủ tịch Fed của Tổng thống. Theo luật, thành viên hội đồng quản trị Fed chỉ có thể bị bãi nhiệm "vì lý do chính đáng" - thuật ngữ còn nhiều cách giải thích và nhiều khả năng sẽ cần Tòa án Tối cao phán quyết.
Các chuyên gia pháp lý nhận định, "lý do chính đáng" thường chỉ áp dụng cho gian lận hoặc trốn tránh trách nhiệm. Bất đồng về chính sách lãi suất khó có thể là căn cứ đủ mạnh để bãi nhiệm Chủ tịch Fed. Ngay cả khi đắc cử, ông Trump có thể chỉ được phép bổ nhiệm chủ tịch mới từ các thành viên Hội đồng Dự trữ Liên bang hiện tại.
Tuy nhiên, quá trình pháp lý kéo dài có thể gây bất ổn cho thị trường tài chính. Điều tương tự cũng xảy ra nếu ông Trump và đảng Cộng hòa cố gắng sửa đổi Đạo luật Dự trữ Liên bang - động thái chắc chắn sẽ vấp phải thách thức pháp lý.
Các chuyên gia đặt câu hỏi liệu Hội đồng cố vấn kinh tế của ông Trump có thể thuyết phục ông về tác động tiêu cực của việc can thiệp vào Fed. Họ có thể chỉ ra rằng việc chờ đợi đến hết nhiệm kỳ của Jerome Powell sẽ hợp lý hơn, nhất là khi Fed đã bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất.
Dù diễn biến nào xảy ra, nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump sẽ mang lại giai đoạn ít nhiều biến động về chính sách tiền tệ từ nay đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2026. Trong khi đó, những bài học lịch sử vẫn cho thấy rõ: tính độc lập của Ngân hàng Trung ương là chìa khóa để duy trì ổn định giá cả và sự thịnh vượng của Mỹ.
Chỉ số Dow Jones vừa có phiên phục hồi nhẹ, thoát chuỗi giảm kéo dài 10 phiên. Trong khi đó, hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite vẫn tiếp tục đi xuống.
Giá vàng tăng vào ngày thứ Năm (19/12), xoá bớt phần nào mức tăng đầu phiên, sau khi dữ liệu của Mỹ củng cố kỳ vọng của thị trường rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cách tiếp cận thận trọng đối với việc nới lỏng chính sách trong năm tới.
Giá dầu giảm vào ngày thứ Năm (19/12), khi các ngân hàng trung ương tại Mỹ, châu Âu và châu Á ra tín hiệu thận trọng về việc nới lỏng chính sách tiền tệ, làm dấy lên lo ngại rằng hoạt động kinh tế yếu kém có thể làm giảm nhu cầu dầu vào năm tới.
Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik trên chiến trường đã khiến số người Mỹ tìm mua hầm trú ẩn hạt nhân tăng gấp bốn lần, theo giám đốc điều hành (CEO) một công ty kinh doanh hầm trú ẩn có trụ sở tại Texas.
Các ngân hàng kỳ vọng khối lượng giao dịch toàn cầu sẽ vượt quá 4.000 tỷ USD vào năm tới, với cam kết của ông Trump về việc giảm thuế doanh nghiệp và có lập trường ủng hộ doanh nghiệp Mỹ.
Theo SCMP, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng sáp nến để tạo ra các hạt dạng gel gốc nước có thể tách uranium khỏi nước biển một cách hiệu quả. Họ cho biết, công nghệ này có thể mở ra...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.