ĐHĐCĐ SSI: Kế hoạch margin 26.000 tỷ đồng, lãnh đạo trả lời lo ngại cổ đông về việc nắm giữ nhiều trái phiếu Becamex
17:21 18/04/2025
Tại Đại hội, ông Nguyễn Duy Hưng cũng khẳng định SSI sẽ không thay đổi kế hoạch kinh doanh 2025.
Chiều ngày 18/4/2025, CTCP Chứng khoán SSI (mã chứng khoán SSI) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch doanh thu đạt 9.695 tỷ - tăng 11% và lợi nhuận trước thuế 4.252 tỷ - tăng 20% so với kết quả thực hiện năm 2024. Kế hoạch này dựa trên kịch bản chỉ số VN-Index dao động trong khoảng 1.450 – 1.500 điểm, với thanh khoản trung bình 19.500 tỷ đồng/phiên.
Chiến lược hoạt động cho từng mảng kinh doanh cụ thể:
+ Dịch vụ Chứng khoán – Khối Bán lẻ: Mục tiêu mở rộng thị phần lên mức 7,69% - tăng trưởng 15% so với năm 2024. Dư nợ margin bình quân dự kiến đạt 19.909 tỷ đồng - tăng 16%.
+ Dịch vụ Chứng khoán – Khối Khách hàng Tổ chức: Mở rộng mạng lưới đối tác chiến lược và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa giao dịch và danh mục đầu tư.
+ Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư: Mục tiêu đạt doanh thu 105,9 tỷ, tăng trưởng 14% so với năm 2024, tập trung vào việc phát triển mạnh các mảng dịch vụ cốt lõi.
+ Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính: Dự tăng trưởng 10% so với năm 2024.
Kết thúc quý 1/2025, SSI ước doanh thu đạt 2.186 tỷ đồng và LNTT đạt 1.035 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản SSI đạt mức 73.507 tỷ, vốn chủ sở hữu đạt 26.827 tỷ đồng. Năm qua, Công ty ghi nhận tổng doanh thu đạt 8.711 tỷ - tăng 20% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.845 tỷ đồng.
Với kết quả trên, SSI sẽ chia cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương đương tổng số tiền thanh toán 1.974 tỷ đồng. Chính sách này đã được SSI duy trì liên tục từ năm 2015 đến nay.
Đại hội lần này cũng thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ. Cụ thể, SSI sẽ thực hiện kế hoạch chào bán 104 triệu cổ phiếu riêng lẻ (đã thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2024 nhưng chưa triển khai). Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2025 – 2026.
Nếu hoàn tất, vốn điều lệ SSI sẽ tăng từ 19.739 tỷ đồng lên 20.779 tỷ đồng, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động cho vay, bảo lãnh phát hành và đầu tư vào các tài sản tài chính như chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá.
Tại Đại hội, khi được cổ đông cảm thán đợt rồi “hô bắt đáy” quá chuẩn và hỏi tự doanh SSI có mua vào không?, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết: “Tôi không tham gia tự doanh, tôi đăng tải trên facebook cá nhân là cảm nhận của cá nhân tôi. Nhưng chắc chắn chúng tôi không bao giờ nói một đằng làm một nẻo”.
Thảo luận tại Đại hội
1. Với những biến động vĩ mô hiện nay, thì SSI có điều chỉnh kế hoạch kinh doanh không?
Ông Nguyễn Duy Hưng: Nói thực thì kế hoạch kinh doanh xây dựng từ tháng 11 và bắt đầu đưa ra con số vào tháng 12, trước khi có sự kiện thuế quan Mỹ. Tuy nhiên nhìn lại thị trường, tiêu cực là khối ngoại rút nhiều nhưng Chính phủ cũng có những động thái hỗ trợ rất mạnh mẽ. Với những cam kết từ Chính phủ thì không có lý do gì SSI thay đổi kế hoạch 2025, và với con số quý 1 thì chúng tôi cũng tự tin hoàn thành chỉ tiêu.
2. Mục tiêu 2025 tập trung vào những mảng nào? Tỷ trọng lợi nhuận đóng góp ra sao?
CFO Nguyễn Thị Thanh Hà: Chúng ta có mảng dịch vụ chứng khoán, tự doanh đầu tư, kinh doanh nguồn vốn, Ngân hàng đầu tư và ký quỹ. Chúng tôi không thiên vị cho bất kỳ một mảng nào mà sẽ phát triển tất cả các mảng, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Dù vậy, nhìn vào con số những năm trước thì doanh thu chính SSI đến từ 3 mảng chính là môi giới, cho vay margin và tự doanh (cổ phiếu và giấy tờ có giá).
3. Quy mô margin năm 2025?
Năm 2024 thì dư nợ margin tốt, tăng 41% và tiếp tục tăng tốt trong quý 1/2025. Kế hoạch margin quân bình năm nay là 26.000 tỷ. Dù vậy, trong quý 1 năm nay, có lúc margin lên đến 28.000-29.000 tỷ, SSI tự tin đủ nguồn lực để cấp margin cho nhà đầu tư.
4. Trong bối cảnh biến động, SSI quản lý danh mục tự doanh ra sao?
Giám đốc Khối Nguồn vốn và Kinh doanh Tài chính Nguyễn Vũ Thuỳ Hương: SSI luôn tuân thủ chiến lược tập trung vào nhóm sản phẩm có mức độ rủi ro thấp. Quý 1/2025, quy mô đầu tư là 52.000 tỷ, so với hơn 45.000 tỷ cuối năm qua. Trong đó, tỷ trọng các nhóm tài sản đầu tư chứng chỉ tiền gửi chiếm đến 63% tỷ trọng, tương đương 33.000 tỷ, trái phiếu chiếm 30% với khoảng 16.000 tỷ, đầu tư cổ phiếu chiếm 7% với 2.000 tỷ đồng.
Thời gian quan nhiều nhà đầu tư lo ngại việc SSI đầu tư nhiều vào nhóm trái phiếu khu công nghiệp, trong khi nhóm này bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thuế quan. Tại đây chúng tôi cũng chia sẻ là với DN khu công nghiệp là Becamex thì SSI chỉ có khoảng 200 tỷ trái phiếu, và SSI đã có kế hoạch phòng ngừa có thể bán lại bất cứ lúc nào.
5.SSI có kế hoạch tăng vốn năm nay không?
Ông Duy Hưng: SSI chưa có kế hoạch tăng vốn.
6. Kế hoạch tăng thị phần môi giới ra sao?
Giám đốc khối bán lẻ Bùi Thế Tân: Thị trường thay đổi và chúng tôi đang đặt kế hoạch theo sát. SSI không tập trung quá vào thị phần. Trong các phiên giảm thì ở SSI không có force sell nhiều. Trong đợt giảm đó, chúng tôi vẫn tận dụng cơ hội để thêm khách hàng về công ty. Gần đây khi thị trường giảm thì thị phần của SSI đã mở rộng trở lại.
SSI có lượng khách hàng high-network rất lớn, SSI cũng đang tập trung vào khách hàng đại trà và khách hàng trẻ để mở rộng cho tương lai.
7. SSI đang làm 'deal' IB nào?
Ông Duy Hưng: SSI đang làm một deal lớn, nhưng do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ nên hiện các bên đang tạm dừng lại. Tất cả các thương vụ IB lớn trên TTCK chúng tôi đều quan tâm.
8. Đánh giá thế nào khi KRX đưa vào vận hành?
Phó TGĐ Nguyễn Đức Thông: Chúng tôi đang test với Sở và kỳ vọng 15/5 tới đây KRX sẽ được golive thành công. Về kỳ vọng, chúng tôi dự kiến có nhiều sản phẩm mới.
Còn với nâng hạng, thì SSI cũng kỳ vọng năm nay TTCK Việt Nam sẽ được nâng lên mới nổi, và từ đó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư thế giới.
10. Sau sự cố VNDirect, SSI có kế hoạch quản trị rủi ro như thế nào?
Ông Duy Hưng: Đây không chỉ là sự cố của mỗi VNDirect, và chúng tôi rất chia sẻ với công ty bạn.
Còn về mức độ quan tâm thì sẽ tuỳ thuộc vào mỗi công ty. Tại SSI, một trong những điều SSI khác với các CTCK khác, bộ phận bảo mật không trong mảng IT mà phải được quản trị và báo cáo trực tiếp với ban lãnh đạo.
11. Với mục tiêu Tp.HCM trở thành Trung tâm tài chính quốc tế, SSI có vai trò như thế nào?
Trung tâm tài chính là đề án lớn mang tính chất quốc gia, dự cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ triển khai thực tế. SSI cũng rất theo sát và đánh giá cơ hội đầu tư mới sau khi triển khai, không chỉ dừng lại ở tài chính truyền thống mà mở rộng sang tài chính số cũng như giao dịch hàng hoá.
Trung tâm tài chính nhìn nhận là nơi để mua vốn và bán vốn, tăng cơ hội mua bán. Đây sẽ là cơ sở để SSI làm trung gian, như vậy trước mắt chúng tôi sẽ gặp với các định chế tài chính lớn để tìm hiểu mong muốn của họ.
12. SSI đánh giá khả năng xảy ra chiến tranh tiền tệ ra sao? Và SSI sẽ ứng phó thế nào?
Kinh tế trưởng Phạm Lưu Hưng: Quan điểm của SSI là hiện tại chúng ta đang có chiến tranh thương mại. Mọi người sẽ hiểu là các nước phá giá tiền tệ để tạo lợi thế trong thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng đây là vấn đề cần xem xét lại, còn Việt Nam thì SSI đánh giá động lực tăng trưởng chính thì đến từ trong nước như tiêu dùng, đầu tư công… Nên hiện tại, Việt Nam sẽ chưa cần tham gia vào việc phá giá, mà chỉ nên tập trung vào nội tại nên chưa có rủi ro xảy ra chiến tranh tiền tệ.
Ông Duy Hưng bổ sung: Người Việt Nam với 100 triệu dân trẻ, tiêu dùng không vay nợ, mua bằng tiền mặt nên nếu có xảy ra chiến tranh tiền tệ thì Việt Nam tôi dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
13. Chiến tranh thương mại và Covid-19 khác nhau thế nào?
Ông Duy Hưng: Đại dịch Covid-19 thì không có người để đàm phán và không có thắng thua, chỉ có còn sống hay không. Còn ciến tranh thương mại thì có đàm phán, có thắng thua. Còn ngồi lại để đàm phán để lật sang trang mới. Cá nhân tôi sợ Covid-19 hơn.
14. Nhà đầu tư ngoại rút vốn có ảnh hưởng gì tới thị trường?
Tổng Giám đốc SSIAM Nguyễn Ngọc Anh: Quỹ ngoại rút vốn thì thường ảnh hưởng tới công ty quản lý quỹ và ảnh hưởng mảng môi giới tổ chức. Từ đầu năm tới giờ thì Việt Nam vẫn bị rút ròng nhưng SSIAM không có dấu hiệu bị rút. Với mảng môi giới tổ chức thì ưu điểm là tạo thanh khoản cao cho thị trường, thị phần môi giới tổ chức của SSI đã tăng khoảng 15% so với năm trước.
Lực bán dâng cao vào cuối phiên khiến VN-Index lùi sát mốc tham chiếu. Dù vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán vẫn ghi nhận mức tăng tích cực, góp phần nâng đỡ thị trường.
Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities - Mã: CTS) ghi nhận doanh thu hoạt động quý I đạt gần 465 tỷ đồng, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 106 tỷ đồng, tăng 7%.
Sau khi mất hơn 43% giá trị chỉ trong nửa tháng, cổ phiếu AGM tăng trần phiên 18/04 lên 1,590 đồng/cp. Trước đó, Công ty vừa có văn bản giải trình với HOSE, khẳng định không tác động đến diễn biến...
Hai bên đã thảo luận chuyên sâu nhằm mở rộng hợp tác trong chuyển đổi số, tập trung vào các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và phát triển nguồn nhân lực trẻ.
Lấn sân từ bất động sản – xây dựng sang đầu tư tài chính, doanh nghiệp này đang “nếm trái đắng” khi nhiều khoản đầu tư chứng khoán chưa thể hồi vốn sau hơn 2 năm gồng lỗ.
Ban lãnh đạo đánh giá những thuận lợi tác động tới ngành chứng khoán năm nay tới từ đà hồi phục kinh tế vĩ mô và môi trường lãi suất thấp tạo điều kiện cho dòng vốn vào TTCK, triển vọng nâng hạng thị trường.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng khiến nhiều cổ phiếu lớn đảo chiều giảm mạnh, đã đẩy VN-Index về sát mốc tham chiếu. Trong khi đó, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn giữ được sức nóng.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1.87 điểm (+0.15%), lên mức 1,219.12 điểm; HNX-Index tăng 3.52 điểm (+1.68%), đạt mức 213.1 điểm. Độ rộng toàn thị trường với sắc xanh có phần áp đảo với bên...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do công ty con của Vingroup (VIC) triển khai, có diện tích 2.870 ha và quy mô dân số gần 230.000 người.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.