Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ điều tra cáo buộc bán phá giá gỗ vào thị trường Mỹ, mở ra căn cứ pháp lý để đưa ngành gỗ trở thành mục tiêu áp thuế tiếp theo trong cuộc chiến thương mại toàn cầu do Washington khởi xướng.
Gỗ xẻ và các sản phẩm gỗ có thể bị Tổng thống Donald Trump áp thuế mới hoặc hạn ngạch nhập khẩu nếu cuộc điều tra của Bộ thương mại Mỹ phát hiện có bằng chứng về việc các nhà xuất khẩu bán phá giá các mặt hàng này vào Mỹ, gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Ảnh: Business Today TV
Hôm 1-3, Tổng thống Trump ký sắc lệnh yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ mở cuộc điều tra xem liệu có phải các nhà xuất khẩu từ những nước như Canada, Brazil, Đức đang bán phá gỗ xẻ và các sản phẩm gỗ vào Mỹ, làm suy yếu ngành khai thác gỗ trong nước theo cách gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ hay không.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi ông ra lệnh mở cuộc điều tra đánh giá tương tự đối với ngành công nghiệp đồng.
Mục tiêu của cuộc điều tra là đánh giá xem việc phụ thuộc vào gỗ nhập khẩu có gây ra ro an ninh quốc gia cho Mỹ hay không, đặc biệt khi quân đội Mỹ sử dụng một lượng lớn gỗ cho các hoạt động xây dựng.
Nếu cuộc điều tra phát hiện bằng chứng về việc bán phá giá, ông Trump có thể triển khai các biện pháp trả đũa bao gồm áp đặt hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan lên tới 25%. Canada, nguồn cung gỗ xẻ lớn nhất cho Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Chúng tôi biết rằng có những khoản trợ cấp lớn dành cho các nhà xuất khẩu đang tận dụng thị trường của chúng tôi. Nhưng trước hết, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick sẽ điều tra việc này và báo cáo lại với tổng thống”, một quan chức Nhà Trắng nói,
Sắc lệnh trên đánh dấu bước đi chính thức đầu tiên của ông Trump nhằm đưa gỗ xẻ và các sản phẩm gỗ vào mục tiêu áp thuế bổ sung. Có nghĩa là bất kỳ mức thuế nhập mới nào đối với gỗ cũng sẽ thuế tăng thêm ngoài các mức thuế hiện hành. Hiện, gỗ của Canada đang chịu mức thuế 14,5% khi nhập khẩu vào Mỹ.
Ngoài ra, ông Trump cũng ký một sắc lệnh khác nhằm tăng sản lượng gỗ nội địa bằng cách đơn giản hóa quy trình cấp phép khai thác gỗ từ các khu rừng liên bang.
Động thái trên diễn ra ngay trước khi mức thuế quan 25% của Mỹ áp vào hàng hóa Canada và Mexico, cộng thêm mức thuế 10% mới áp hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 4-3 tới.
Tổng thống Trump đang tìm cách nhắm vào các ngành công nghiệp cụ thể mà ông cho rằng hàng nhập khẩu đang làm suy yếu ngành công nghiệp trong nước. Ông dự kiến áp mức thuế 25 % đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào ngày 12-3 tới.
Hôm 20-2, phát biểu tại một hội nghị ở thành phố Miami, ông tuyên bố sẽ công bố mức thuế mới đối với ô tô, chip, dược phẩm và gỗ xẻ, có thể là cùng một số mặt hàng khác trong tháng 3.
Đâu tuần trước, ông ra lệnh điều tra về khả năng áp mức thuế mới với đồng nhập khẩu để tái thiết ngành sản xuất một mặt kim loại quan trọng cho xe điện, thiết bị quân sự, lưới điện và hàng tiêu dùng.
Mỹ nhập khẩu khoảng khoảng 960.000 mét khối gỗ mềm (loại gỗ được khai thác từ các thực vật hạt trần hay thực vật có quả hình nón) trong năm 2023. Phần lớn trong số đó, hơn 790.000 mét khối, đến từ Canada. Các nước xuất khẩu gỗ lớn tiếp theo vào Mỹ là Đức và Thụy Điển, bán sang Mỹ tổng cộng gần 100.000 mét khối vào năm 2023.
Lâm nghiệp là ngành kinh doanh lớn của Canada. Năm 2022, lĩnh vực này đóng góp 33,4 tỉ đô la la Canada vào GDP thực tế của Canada, tương đương khoảng 1,2 %. Trong cùng năm đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp của Canada đạt 45,6 tỉ đô la Canada, phần lớn nhờ xuất khẩu sang Mỹ.
Tỉnh British Columbia, nơi tập trung nhiều công ty lâm nghiệp của Canada, mất nhiều thập niên tại các tòa án để đấu tranh chống lại các khoản thuế quan và thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Tranh chấp xoay quanh việc phía Mỹ cáo buộc các công ty lâm nghiệp Canada khai thác gỗ từ cây trồng trên đất công hoặc các công viên do các tỉnh quản lý, giúp chi phí sản xuất và quản lý thấp hơn so với các công ty lâm nghiệp Mỹ phụ thuộc nguồn gỗ khai thác từ cây trồng trên đất tư nhân.
Kể từ sau khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần phàn nàn về vấn đề này và đe dọa áp thuế nhập khẩu gỗ.
Derek Nighbor, Chủ tịch Hiệp hội sản phẩm lâm nghiệp Canada,cho biết, bất kỳ mức tăng thuế nào đối với gỗ xẻ cũng sẽ gây tổn hại đến người lao động trong ngành lâm nghiệp ở cả hai bên biên giới. Các gia đình người Mỹ đang tìm kiếm nhà ở giá rẻ cũng bị ảnh hưởng.
Nhưng Andrew Miller, Chủ tịch Liên minh gỗ Mỹ cho rằng, hoạt động thương mại không công bằng của ngành lâm nghiệp Canada gây thiệt hại trực tiếp cho các công ty gỗ và người lao động Mỹ.
Ngành gỗ của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu Mỹ áp thuế bổ sung.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 16,25 tỉ đô la Mỹ trong năm ngoái, tăng 20,3% so với năm 2023. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỉ đô la, tăng 24,6% so với năm 2023.
Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp các sản phẩm nội thất gỗ hàng đầu của Mỹ. Theo trang thông tin thương mại notifix.info, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất gỗ của Mỹ tăng 6,6% vào năm 2024, đạt 13,5 tỉ đô la. Việt Nam vẫn là nhà cung cấp lớn nhất, với hàng nội thất gỗ xuất khẩu sang Mỹ đạt 5,54 tỉ đô la, tăng 18,4% so với năm 2023. Canada và Trung Quốc, hai nhà xuất khẩu nội thất gỗ lớn thứ hai và thứ 3 sang Mỹ, ghi nhận mức giảm nhẹ, với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lần lượt giảm lần lượt là 4,0% và 1,6%.
Trung Quốc từng là nhà cung cấp nội thất gỗ lớn nhất cho Mỹ, nhưng do chiến tranh thương mại và thuế suất cao (25%) của Mỹ, thị phần của Trung Quốc giảm mạnh từ năm 2019, nhường chỗ cho Việt Nam tăng trưởng. Việt Nam vượt trội trong các sản phẩm như đồ nội thất gia đình (bàn, ghế, giường, tủ) nhờ vào chi phí lao động thấp, tay nghề cao và khả năng sản xuất quy mô lớn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã dành 24 giờ qua để công khai bày tỏ biết ơn các nhà lãnh đạo khắp thế giới vì ủng hộ Kiev, sau khi Phó Tổng thống Mỹ cáo buộc ông “vô ơn” với sự hỗ trợ của Washington trong cuộc xung đột với Nga.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng ông cần tìm cách khôi phục mối quan hệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau cuộc tranh cãi tại Nhà Trắng.
Việc duy trì thế cân bằng giữa hai siêu cường không hề đơn giản. Nhiều nền kinh tế sản xuất quan trọng ở châu Á đã tận dụng lợi thế khi vừa giữ quan hệ tốt với Bắc Kinh, vừa có liên kết chặt chẽ với Mỹ.
Nghị sĩ Joe Wilson của đảng Cộng hòa cho biết ông đang chuẩn bị soạn thảo một dự luật để thúc đẩy việc in hình Tổng thống Donald Trump trên tờ tiền 250 USD.
Tổng thống Donald Trump có kế hoạch ký một sắc lệnh hành pháp đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ - ba quan chức Nhà Trắng nói với CNBC hôm 28/2.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.