Đề xuất mới nhất của Trung Nam Group liên quan tới dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP. HCM
15:00 04/01/2025
Dự án từng đạt hơn 90% khối lượng vào năm 2020 nhưng phải tạm dừng để UBND TP. HCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ các vướng mắc pháp lý.
Theo CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) - chủ đầu tư dự án, công trình chống ngập tại TP. HCM khởi công từ ngày 26/6/2016 đến nay đã trải qua hơn 8,5 năm nhưng vẫn chưa thể hoàn thiện.
Dự án từng đạt hơn 90% khối lượng vào năm 2020 nhưng phải tạm dừng để UBND TP. HCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ các vướng mắc pháp lý.
Ngày 1/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP, nêu rõ những bất cập trong phương thức thanh toán theo hợp đồng BT của dự án. Tại Điều 1, Nghị quyết nhấn mạnh trách nhiệm thuộc về UBND TP. HCM và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tuy nhiên, theo Trung Nam Group, kể từ khi Nghị quyết 40 được ban hành, dù chủ đầu tư đã nhiều lần báo cáo, UBND TP. HCM vẫn chưa điều chỉnh hợp đồng BT để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ.
Dự án chống ngập tại TP. HCM. Nguồn ảnh: VnExpress
Các báo cáo gần đây cho thấy, UBND TP. HCM tiếp tục kiến nghị Chính phủ những nội dung không phù hợp với Nghị quyết 40/NQ-CP, đặc biệt là phương thức thanh toán.
Trước đó, thông báo số 285/TB-CP ngày 20/8/2015 của Thường trực Chính phủ đã chỉ rõ: "Áp dụng hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) thanh toán bằng quỹ đất, trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị dự án BT, UBND thành phố được thanh toán bằng ngân sách thành phố đổi với phần chênh lệch”.
Chủ đầu tư nhấn mạnh đây là vướng mắc tiên quyết và lớn nhất cần được giải quyết để dự án có thể tiếp tục triển khai, hoàn thiện các thủ tục pháp lý khác.
Trung Nam Group mong nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan Trung ương và đề nghị TP. HCM khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc theo đúng nội dung của Nghị quyết 40 và Thông báo số 285, nhằm sớm tái khởi động dự án.
Được biết, dự án chống ngập do triều cường, giai đoạn 1, được xem là dự án trọng điểm của TP. HCM với mục tiêu ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực diện tích 570km2, phục vụ khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Khởi công từ giữa năm 2016, dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2018. Tuy nhiên, những khó khăn trong giải phóng mặt bằng và huy động nguồn vốn đã khiến tiến độ bị lùi nhiều lần.
Dù đã đạt hơn 90% tổng khối lượng, dự án phải tạm dừng thi công ba lần, lần gần nhất từ ngày 15/11/2020 đến nay. Việc kéo dài thời gian thi công khiến lãi vay phát sinh lên đến 1,73 tỷ đồng mỗi ngày.
Phía chủ đầu tư cam kết, nếu mọi vướng mắc được tháo gỡ, dự án có thể tái khởi động và hoàn thành trong vòng 12 tháng.
Dự kiến 80% lượng hành khách quốc tế từ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển về sân bay Long Thành, ngoài ra, 7 tuyến đường 'trợ lực' giúp tăng cường kết nối sân bay này với TP. HCM cũng đang được đẩy nhanh tiến độ.
Khu đất có tổng diện tích hơn 104.000m2, trong đó, 6.144,83m2 là đất dịch vụ du lịch, phần còn lại bao gồm đất cây xanh, đất đồi núi, bãi đá tự nhiên, bãi đỗ xe, đường giao thông và mặt nước ven biển.
Sau gần 1,5 năm thi công, nhà ga hành khách được ví như "trái tim" sân bay Long Thành với thiết kế hình hoa sen dần lộ diện, trong khi hệ thống sân đỗ, đường cất hạ cánh cũng đang được hoàn thiện.
Mục tiêu của dự án là đảm bảo nguồn cung cấp nước mặt ổn định phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đồng thời khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn và thay thế nguồn nước ngầm đang bị khai thác quá mức gây ra tình trạng sụt lún tại khu vực.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Có thời điểm VN-Index giảm gần 70 điểm về sát mốc 1.137, trên bảng điện ghi nhận hơn 150 mã giảm sàn.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.