Sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ 'gánh' 80% khách cho sân bay Tân Sơn Nhất, đẩy nhanh 7 tuyến đường trợ lực
14:00 04/01/2025
Dự kiến 80% lượng hành khách quốc tế từ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển về sân bay Long Thành, ngoài ra, 7 tuyến đường 'trợ lực' giúp tăng cường kết nối sân bay này với TP. HCM cũng đang được đẩy nhanh tiến độ.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, sau khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có 80% lượng khách quốc tế từ Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển về sân bay Long Thành.
Trong giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành, công suất thiết kế là 25 triệu hành khách/năm của sân bay Long thành sẽ tạo áp lực lớn lên các tuyến đường kết nối.
Theo như quy hoạch đã được Bộ GTVT nghiên cứu, Cảng hàng không quốc tế Long Thành - TP. HCM sẽ có 7 tuyến giao thông kết nối.
Cụ thể, các tuyến kết nối được đề xuất như sau:
Tuyến thứ nhất: Từ sân bay Long Thành, theo cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc TP. HCM - Long Thành, Đường Vành đai 2, và các trục hướng tâm hoặc các tuyến trục chính đô thị của TP. HCM.
Tuyến thứ 2: Đường tỉnh 25C (Quốc lộ 20B) - cầu Cát Lái - Đường Vành đai 2 - các trục hướng tâm hoặc hệ thống đường giao cắt khác mức.
Tuyến thứ 3: Đường tỉnh 25C (Quốc lộ 20B) - cao tốc Bến Lức - Long Thành - đường trục động lực (Quốc lộ 50B).
Tuyến thứ 4: Đường tỉnh 25C (Quốc lộ 20B) - Đường Vành đai 3 - các trục hướng tâm và hệ thống đường giao cắt khác mức.
Tuyến thứ 5: Đường tỉnh 25C (Quốc lộ 20B) - kết nối qua cầu Phú Mỹ 2 - các trục hướng tâm và hệ thống đường giao cắt khác mức.
Tuyến thứ 6: Đường sắt tốc độ cao đến ga Thủ Thiêm, sau đó chuyển tiếp bằng hệ thống đường sắt đô thị để vào trung tâm TP. HCM.
Tuyến thứ 7: Đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm, tiếp tục chuyển tiếp bằng hệ thống đường sắt đô thị vào trung tâm TP. HCM.
Nhà ga hành khách sân bay Long Thành đang được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Báo VOV.vn
Theo lãnh đạo Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho biết các tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành, Biên Hoà-Vũng Tàu, Vành đai 3 TP. HCM cần phải hoàn thành đưa vào triển khai chậm nhất năm 2026 thì cũng cần lên lộ trình đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với sân bay Long Thành.
Chia sẻ trên TTXVN, đại diện Viện chiến lược và phát triển GTVT, đường sắt có khả năng vận chuyển lượng lớn hành khách với tốc độ cao và thời gian di chuyển ổn định, đặc biệt vào giờ cao điểm, giảm phát thải ô nhiễm môi trường, giảm áp lực cho các tuyến cao tốc và quốc lộ và đường địa phương kết nối với sân bay.
Phối cảnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Internet
Theo đó, đại diện Viện chiến lược và phát triển GTVT, chậm nhất năm 2035, tuyến đường sắt kết nối cần hoàn thành để đưa vào khai thác nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa cũng như đáp ứng được các phương thức vận tải khác.
Để có thể triển khai, cần phải huy động nguồn vốn lớn, do đó cần phải huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (giải phóng mặt bằng, hạ tầng cơ bản), xã hội hóa (từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế), hoặc phát hành trái phiếu để huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, vốn vay từ các tổ chức quốc tế.
Bộ GTVT trước đó đã ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cụ thể, điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm bố trí lại mặt bằng cụm 12 công trình sửa chữa, bảo dưỡng máy bay khu vực phía Đông Bắc của cảng; diện tích mỗi công trình khoảng 3,8-4,5ha; bố trí đường lăn song song cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm đảm bảo kết nối, khai thác với khu vực các công trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay khu vực phía Đông Bắc của cảng.
Tháng 11/2024, Quốc hội cũng đã đồng ý bổ sung một đường băng và lùi thời hạn hoàn thành giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến cuối năm 2026.
Quốc hội đã đồng ý giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu khách/năm cùng 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Dự án được thực hiện kéo dài chậm nhất đến 31/12/2026 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Chính phủ được tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn một dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 dự kiến khai thác vào năm 2026 với vốn đầu tư 5,45 tỷ USD, đạt công suất 25 triệu lượt khách/năm.
Giai đoạn 2 triển khai từ năm 2028-2032, nâng công suất lên 50 triệu lượt khách/năm.
Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu sau năm 2035, đưa công suất sân bay lên 100 triệu lượt khách/năm và giúp sân bay Long Thành trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.
Khu đất có tổng diện tích hơn 104.000m2, trong đó, 6.144,83m2 là đất dịch vụ du lịch, phần còn lại bao gồm đất cây xanh, đất đồi núi, bãi đá tự nhiên, bãi đỗ xe, đường giao thông và mặt nước ven biển.
Mục tiêu của dự án là đảm bảo nguồn cung cấp nước mặt ổn định phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đồng thời khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn và thay thế nguồn nước ngầm đang bị khai thác quá mức gây ra tình trạng sụt lún tại khu vực.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa cập nhật thông tin liên quan đến một số đường sắt như Nhổn - Ga Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi - Yên Viên…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Những ngày qua, thông tin quy hoạch Tp.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt, trong đó 5 huyện ngoại thành quy hoạch là đô thị vệ tinh, cơ bản đạt tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố đang gây chú ý.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.