Đánh thuế BĐS: Lo ngại đánh 'nhầm và trượt' đối tượng
16:36 07/10/2024
Xoay quanh câu chuyện đánh thuế bất động sản (BĐS), vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ cần được giải thích thỏa đáng.
Tồn đọng nhiều bất cập
Thời gian gần đây, chủ đề đánh thuế BĐS thứ 2 nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận.
Chủ một doanh nghiệp về BĐS cho rằng có nhiều người phải làm việc cả đời mới tích góp đủ để mua thêm một căn nhà dành cho con cháu.
Mục đích mua BĐS của họ hoàn toàn trong sáng và thu nhập cũng không dư dả, dù sở hữu căn nhà thứ hai. Do đó, nếu đánh thuế trong trường hợp này sẽ vô hình chung tạo nên áp lực cho họ.
Bên cạnh việc đánh thuế bất động sản thứ 2, Bộ Xây dựng còn đề xuất đánh thuế nhà/đất bỏ hoang.
Về cơ bản, đây là quy định cần thiết để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.
Tuy nhiên, theo chủ doanh nghiệp BĐS, cần có những quy định cụ thể dành cho từng đối tượng, nếu không, việc áp thuế sẽ "tự tay bóp nghẹt" thị trường địa ốc.
Trong một số trường hợp, có người được thừa kế mảnh đất từ cha mẹ, nhưng vì điều kiện tài chính chưa cho phép hoặc chưa có nhu cầu nên họ không xây dựng công trình trên đất. Nhiều câu hỏi đặt ra liệu trong trường hợp này, họ có bị đánh thuế hay không?
Chính sách áp thuế đối với BĐS bỏ hoang vẫn còn nhiều điểm cần bàn đến.
Đa phần các dự án BĐS tại Việt Nam thường bị trễ hẹn do vướng mắc pháp lý hoặc khó khăn trong công tác bàn giao mặt bằng. Nếu vì những lý do khách quan mà dự án phải "đắp chiếu", việc phải chịu thêm thuế sẽ khiến các doanh nghiệp kiệt quệ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường tài chính và BĐS toàn cầu khẳng định rằng việc đánh thuế bất động sản thứ hai là cần thiết và nên áp dụng chung cho mọi đối tượng.
“Tôi hiểu và đồng cảm với những người tích góp cả đời mới mua thêm được một căn nhà hoặc thửa đất. Việc đánh thuế như vậy sẽ là gánh nặng cho họ. Tuy nhiên, các chính sách thuế cần phải vận hành theo nguyên tắc công bằng xã hội, không thể chia thành người giàu và nghèo”, ông Hiếu chia sẻ.
Theo ông Hiếu, tính "công bằng" thể hiện ở việc đánh thuế dựa trên giá trị của bất động sản.
Những người có tài chính eo hẹp, sở hữu BĐS giá trị thấp sẽ đóng thuế ít hơn. Ngược lại, những người sở hữu khối tài sản lớn, giá trị cao sẽ phải chịu thuế cao hơn.
Việc áp thuế đối với BĐS thứ 2 hiện đang nhận về khá nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ông Hiếu cũng nhấn mạnh rằng nếu đánh thuế BĐS thứ hai dựa trên giá trị giao dịch, công tác thẩm định giá sẽ là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định hiệu quả của chính sách. Hiện nay, việc thẩm định giá BĐS ở Việt Nam chưa chuyên nghiệp hóa; tình trạng kê khai hai giá phổ biến, trong khi cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường BĐS vẫn "nằm trên giấy".
“Bên cạnh đó, việc xác định thuế suất phù hợp với các tầng lớp trong xã hội là vấn đề Quốc hội cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Thậm chí, theo ông Hiếu, ngoài đánh thuế BĐS thứ hai hoặc BĐS bỏ hoang, còn có khả năng xuất hiện các loại thuế suất khác đi kèm.
TS. Trần Xuân Lượng - Chuyên gia về BĐS tại Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc đánh thuế nhà/đất thứ hai dựa trên thuế lũy tiến.
Việc đánh thuế BĐS đối với người sở hữu nhà, đất theo các chuyên gia là cần thiết nhằm "kìm cương" giá nhà. Ảnh minh họa
Theo ông, nếu chủ nhà tăng giá thuê, nguồn thu nhập tăng lên, họ sẽ phải đóng thuế nhiều hơn. Tương tự, người mua càng nhiều BĐS sẽ chịu mức thuế cao hơn.
Tuy nhiên, ông Lượng chỉ rõ rằng chính sách thuế này sẽ khó thực hiện hiệu quả nếu thiếu nguồn dữ liệu minh bạch.
Ví dụ, trong các giao dịch cho thuê nhà, hợp đồng cần được kê khai chính xác và chịu sự quản lý của Nhà nước. Khi đó, việc đánh thuế mới "đúng và trúng", góp phần điều tiết thị trường, kiểm soát giá nhà. Tuy vậy, hiện nay vấn đề về cơ sở dữ liệu BĐS vẫn là một bài toán chưa có lời giải.
Theo nhiều chuyên gia, đánh thuế BĐS có thể là công cụ để kiềm chế giá đất tăng quá mức, giảm đầu cơ, ngăn chặn thao túng thị trường và đưa bất động sản về giá trị thực.
Tuy nhiên, với cơ chế quản lý thông tin đất đai hiện nay chưa thực sự rõ ràng, việc áp dụng thuế này là không dễ dàng.
Dự án khu đô thị mới Bắc Đại lộ Lê Lợi, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) được cơ quan chức năng xác định giao thừa 26.872m2 đất ở, nằm ngoài cơ chế đổi đất lấy hạ tầng.
Sau bão số 3, tòa chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ cao 5 tầng, thuộc phường Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) bị nghiêng, hư hỏng tổng thể từ kết cấu chịu lực đến tường che, có nguy cơ đổ sập...
Hàng chục di tích thuộc diện nhà cổ ở Hội An xuống cấp nghiêm trọng. Người dân nơm nớp trong những ngôi nhà rệu rã, càng lo hơn khi mùa mưa bão đang tới.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, sau bão số 3, nhiều địa phương ghi nhận nhiều nhà chung cư cũ có hiện tượng nứt, nghiêng, không còn đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng.
Bộ Xây dựng khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà tạm, nhà dột nát nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, bảo đảm...
10 năm hình thành và phát triển, DOJILAND đã và đang viết tiếp câu chuyện thành công của mình bằng hướng đi khác biệt và tinh thần khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, khẳng định vị thế của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản.
Trong bão, nhiều tòa chung cư ở Hà Nội bộc lộ những điểm yếu về xây dựng như nứt kính, thấm dột, tường nứt toác, sập trần... Theo các chuyên gia, cần xem xét trách nhiệm của đơn vị giám sát, nghiệm thu công trình khi để xảy ra những hiện tượng trên.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.