Con trai Chủ tịch Novaland (NVL) Bùi Thành Nhơn xuất hiện tại phiên tòa vụ Sài Gòn Đại Ninh
01:33 17/01/2025
Theo kết luận điều tra, số tiền 2.700 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí thu từ việc bán dự án Đại Ninh cho Novaland (NVL) được đề nghị sung công quỹ Nhà nước.
Theo Báo Pháp luật, ngày 16/1, TAND TP Hà Nội đã tiến hành xét xử cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cùng 7 bị cáo khác trong vụ án sửa kết luận thanh tra dự án Sài Gòn Đại Ninh.
Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng tại phiên tòa (Nguồn: Báo An ninh Thủ đô)
Phiên tòa bắt đầu lúc hơn 8 giờ sáng. Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Trần Nam Hà công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Theo báo cáo của thư ký phiên tòa, trong số 10 bị cáo, chỉ 9 người có mặt tại phiên tòa. Bị cáo Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II Thanh tra Chính phủ, vắng mặt vì lý do sức khỏe. Luật sư của ông Giang cho biết trước đây ông bị tai biến và hiện bị liệt nửa người không thể di chuyển. Ông Giang đã có đơn xin xét xử vắng mặt và luật sư đề nghị HĐXX tiếp tục phiên tòa.
Đáng chú ý, trong số những người liên quan được triệu tập, ông Bùi Cao Nhật Quân, con trai Chủ tịch Novaland (NVL) Bùi Thành Nhơn và người đại diện của bà Phan Thị Hoa (chủ cũ của dự án Sài Gòn Đại Ninh) đều có mặt tại phiên tòa.
Sau khi kết thúc phần thủ tục phiên tòa, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi. Trước khi xét hỏi, đại diện VKS công bố bản cáo trạng truy tố 10 bị cáo. Theo cáo trạng, do xác định có vi phạm pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Kết luận 929 kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của dự án Đại Ninh đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận mua lại dự án Đại Ninh, bị cáo Nguyễn Cao Trí dùng tiền và sử dụng các mối quan hệ tác động các bị can thuộc VPCP, TTCP và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng để dự án được giãn tiến độ, tiếp tục thực hiện.
Theo đó, Nguyễn Cao Trí đã nhiều lần đưa hối lộ với tổng số tiền 7,5 tỷ đồng cho các bị cáo tại TTCP, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng có liên quan đến dự án Đại Ninh để họ thực hiện các hành vi sai phạm, giúp Trí đạt được mục đích thay đổi kết luận thanh tra. Trong đó, ông Trí đã 5 lần đưa tổng số tiền 2,1 tỷ đồng cho bị cáo Trần Đức Quận và 7 lần đưa tổng số tiền 4,2 tỷ đồng cho bị cáo Trần Văn Hiệp. Bị cáo Mai Tiến Dũng dù không phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư, nhưng do có mối quan hệ, quen biết với ông Nguyễn Cao Trí, đã nhận đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh từ ông Trí, bút phê và chỉ đạo cấp dưới tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của lãnh đạo về việc chuyển đơn…, trái quy định pháp luật. Quá trình thực hiện, ông Mai Tiến Dũng đã nhận 200 triệu đồng từ ông Trí.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí tại phiên tòa (Nguồn: Báo An ninh Thủ đô)
Về dự án Đại Ninh, bị cáo Trí cho biết, Tập đoàn Novaland đã “quan tâm” dự án từ lâu nên sau khi biết bị cáo mua lại đã nhiều lần liên hệ, muốn hợp tác. Nguyễn Cao Trí đồng ý chuyển cho Novaland mảng bất động sản nhà ở, còn bản thân sẽ thực hiện hệ thống nhà hàng, y tế, giáo dục, khách sạn… tại Đại Ninh. Sau đó, Công ty Lavender của Nguyễn Cao Trí và Công ty Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland sau đó ký hợp đồng bảo mật trị giá 300 tỷ đồng. Nguyên nhân phải ký bảo mật, bị cáo Trí giải thích vì dự án có vướng mắc pháp lý, nhiều doanh nghiệp khác cũng muốn thâu tóm nên Novaland phải ký rồi chuyển 300 tỷ để “thể hiện thành ý”.
Khi chủ tọa hỏi liệu Novaland có biết rõ tình trạng pháp lý của dự án hay không, bị cáo Trí xác nhận và cho biết Tập đoàn Novaland vẫn quyết định mua lại với giá 27.000 tỷ đồng, thỏa thuận trả đợt đầu 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Novaland chuyển 2.700 tỷ đồng, đại diện của họ đã thông báo gặp khó khăn và xin tạm dừng việc thanh toán.
Nhận 2.700 tỷ từ Novaland, bị cáo Trí khai đã chuyển 1.700 tỷ đồng cho bà Phan Thị Hoa và nộp hơn 300 tỷ đồng cho UBND tỉnh Lâm Đồng để thanh toán thuế và tiền phạt do chậm tiến độ. Số tiền còn lại được dùng để trả phần huy động vốn. Do vậy, Nguyễn Cao Trí đề nghị tòa không tịch thu xung công 2.700 tỷ đồng như đề nghị của VKS nêu trong cáo trạng.
Dự án Sài Gòn Đại Ninh
Bị cáo cũng giải thích rằng hành vi đưa hối lộ của mình diễn ra vào năm 2020, nhưng đến năm 2022, số tiền 2.700 tỷ đồng mới được chuyển giao, do đó ông cho rằng hai sự kiện này không liên quan đến nhau. Bị cáo cho biết doanh nghiệp của mình đã đầu tư vào dự án Đại Ninh số tiền vượt quá 2.700 tỷ đồng, phần lớn là vay từ Sacombank với lãi suất mỗi năm lên tới vài trăm tỷ đồng. Trong vai trò một doanh nhân, bị cáo Trí cho rằng khi dự án của mình vướng mắc thì phải tháo gỡ. Nhưng phương pháp mà bị cáo lựa chọn để tháo gỡ (đưa hối lộ) là sai và chỉ mang tính chất cá nhân, không liên quan các công ty và dự án.
Khối ngoại gây chú ý khi bán ròng hơn 50 triệu cổ phiếu VIC trong phiên 16/1, tương đương 2.040 tỷ đồng. Động thái này trùng với kế hoạch thoái vốn của SK Group, nhưng tập đoàn vẫn cam kết giữ vai trò đối tác chiến lược của Vingroup.
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 khá tương đồng với năm trước, trong khoảng 6.5-7%, nhưng động lực tăng trưởng dịch chuyển từ sản xuất và du lịch sang tiêu dùng, bất động sản và đầu tư công.
(ĐTCK) Năm 2024, những kết quả đạt được của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao tại Hội nghị tổng kết ngành tài chính.
(ĐTCK) Giao dịch khởi sắc bất ngờ ở cổ phiếu VND, cùng lực cầu hoạt động tích cực trong những phút cuối trong ngày đáo hạn phái sinh đã giúp VN-Index tăng vượt lên trên 1.240 điểm khi đóng cửa.
(KTSG Online) - Kết phiên giao dịch hôm nay (16-1), chỉ số VN-Index tăng hơn 6 điểm, vượt mốc 1.240 điểm. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng mạnh với hơn
Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trong quý I, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, thu nhập bình quân nhân viên giảm xuống còn 42,4 triệu đồng do chi phí lương...
Điểm nhấn đáng chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội khớp lệnh với khối lượng cao kỷ lục lên tới gần 223 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.830 tỷ đồng, đánh dấu mức cao kỷ lục của mã này.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên sau khi xuống vùng quá bán, trong khi chỉ báo MACD chuyển sang đi ngang củng cố cho sự hiện hữu của lực cầu. Cùng với đó chỉ báo CMF cũng hướng...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với nhiều yếu tố bất định, từ chính sách thuế toàn cầu đến động thái siết chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ. Trong bối cảnh đó,...
(ĐTCK) Phiên giao dịch sóng gió của thị trường, khi tín hiệu xấu xuất hiện ngay khi mở cửa và kéo dài cho đến gần cuối phiên khiến VN-Index có lúc giảm tới 70 điểm. Nhưng dòng tiền bắt đáy đã lên...
Mỹ vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam chịu mức thuế lên tới...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.