Cổ phiếu TPBank lao dốc, vốn hoá giảm hơn 2.200 tỷ đồng
22:17 20/03/2025
Cổ phiếu TPB lao dốc khiến vốn hóa thị trường của của TPBank giảm hơn 2.200 tỷ đồng xuống còn 40.157 tỷ đồng vào cuối phiên 20/3. Đồng thời, giá trị cổ phiếu TPB do các thành viên trong gia đình ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch TPBank) và Đỗ Anh Tú (Phó Chủ tịch TPBank) cũng giảm mạnh.
Phiên giao dịch ngày 20/3 chứng kiến hoạt động bán tháo tại cổ phiếu TPB của TPBank khi mã này giảm 5,3% - mạnh nhất ngành ngân hàng - với khối lượng giao dịch đạt kỷ lục gần 81 triệu đơn vị.
Đây là phiên giảm mạnh nhất của cổ phiếu này trong gần một năm trở lại đây. Đóng cửa phiên giao dịch 20/3, cổ phiếu TPB dừng ở 15.200 đồng – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2024.
Cổ phiếu TPB lao dốc khiến vốn hóa thị trường của của TPBank giảm hơn 2.200 tỷ đồng xuống còn 40.157 tỷ đồng vào cuối ngày 20/3. Đồng thời, giá trị cổ phiếu TPB do các thành viên trong gia đình ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch TPBank) và Đỗ Anh Tú (Phó Chủ tịch TPBank) cũng giảm theo.
Tại TPBank, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú không trực tiếp sở hữu cổ phiếu TPB. Tuy nhiên, hai người con của ông – bà Đỗ Vũ Phương Anh và ông Đỗ Minh Đức – mỗi người đang nắm giữ hơn 29,38 triệu cổ phiếu TPB. Với tỷ lệ sở hữu trên, giá trị cổ phiếu TPB do hai con ông Phú nắm giữ đã giảm gần 50 tỷ đồng trong phiên 20/3.
Phó Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Anh Tú, em trai ông Đỗ Minh Phú, đang nắm giữ hơn 97,94 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 3,71% vốn TPBank.
Ngoài ra, vợ ông Tú, bà Trung Thị Lâm Ngọc, hiện sở hữu hơn 2,35 triệu cổ phiếu TPB, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,09%. Hai con ông Tú là Đỗ Quỳnh Anh và Đỗ Minh Quân lần lượt nắm giữ 81,1 triệu cổ phiếu và 88,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 3,07% và 3,34%.
Như vậy, gia đình ông Đỗ Anh Tú đang nắm giữ tổng cộng gần 269,6 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 10,21% vốn điều lệ TPBank. Hiện, số cổ phiếu này có giá trị gần 4.100 tỷ đồng, giảm gần 230 tỷ đồng so với mức ghi nhận cuối phiên hôm qua.
Tổng cộng, giá trị cổ phiếu TPBank do gia đình ông Đỗ Anh Tú và Đỗ Minh Phú đã giảm khoảng 280 tỷ đồng sau phiên giao dịch 20/3.
Cổ phiếu TPBank giảm sâu trong bối cảnh hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025. Theo đó, TPBank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 24/4/2025 tại phòng họp Dragon Hall (tầng 12A, tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội). Và ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là 21/3/2025.
Nội dung cuộc họp bao gồm: Thông qua Báo cáo hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát, Ban điều hành; Báo cáo tài chính năm 2024 đã được kiểm toán; Phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt gần 7.600 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2023 và vượt kế hoạch đề ra tại Đại hội đồng cổ đông. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của TPBank duy trì ở mức trên 17%. Tổng tài sản vượt 418.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước và vượt kế hoạch 7%. Vốn điều lệ của TPBank tăng lên 26.420 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2024, dư nợ tín dụng của TPBank, bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp, đạt 261.500 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng hơn 20% so với năm trước, vượt xa mức tăng trưởng trung bình của ngành ngân hàng.
Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực từ cuối năm 2023, ngành ngân hàng Việt Nam đối diện với thách thức lớn khi mất đi công cụ pháp lý quan trọng trong xử lý nợ xấu. NHNN đã đề xuất luật...
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng năm nay cao hơn năm trước và Ngân hàng Nhà nước theo đuổi chính sách hạ nhiệt lãi suất, các ngân hàng khó tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi nên tìm đến các kênh huy động vốn khác.
Những ngân hàng nào sẽ được cấp room tín dụng cao trong năm 2025? Xếp hạng CAMEL hé lộ loạt nhà băng có lợi thế mở rộng tín dụng, đón đầu cơ hội tăng trưởng.
Trong phiên giao dịch sáng nay (20/3), giá vàng trong nước lại quay đầu tăng mạnh sau khi giảm nhẹ vào đầu giờ sáng lên trên mốc 110 triệu đồng/lượng. Chuyên gia cho rằng, không nên mua vàng theo tâm lý đám đông và xếp hàng nửa ngày chỉ để mua 1 chỉ vàng.
Đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro.
Theo Bảng xếp hạng Ngân hàng Tốt nhất 2025 của Decision Lab, Vietcombank tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng, trong khi VPBank là ngân hàng duy nhất tăng được 2 hạng.
(ĐTCK) 2 tháng đầu năm 2025, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, “lực kéo” cho sự tăng trưởng này vẫn chủ yếu đến từ khối các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, NHNN chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại. Và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng).
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, sức nóng của thị trường chứng khoán Mỹ bây giờ đã hạ nhiệt rất nhiều, không còn như hai năm trước nữa, đó là cơ hội để dòng vốn quay trở lại trong nửa cuối 2025 khi tỷ giá ổn định.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.